CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Tên chương trình đào tạo
1.1. Tên tiếng Việt:
Ngành đào tạo: Kỹ thuật dầu khí Mã số: 52520604
Chuyên ngành đào tạo: Địa chất dầu khí Mã số: 5252060404
1.2. Tên tiếng Anh: Petroleum Geology
2. Trình độ đào tạo: Đại học
3. Yêu cầu kiến thức: Hoàn thành chương trình đào tạo chuyên ngành Địa chất dầu khí được thiết kế theo chương trình khung của Bộ giáo dục và Đào tạo, bao gồm:
3.1. Kiến thức giáo dục đại cương
Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê Nin, đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam và Tư tưởng Hồ Chí Minh; có kiến thức về khoa học cơ bản, làm nền tảng cho những kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành sau này; có sức khỏe và những kiến thức cần thiết đáp ứng yêu cầu học tập, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
3.2. Kiến thức cơ sở ngành
Nắm được các kiến thức đại cương và kiến thức cơ sở theo chương trình khung của ngành Kỹ thuật địa chất;
3.3. Kiến thức chuyên ngành: Nắm vững những kiến thức chuyên sâu.
- Kiến thức về địa chất, địa chất dầu khí Việt Nam, khu vực và thế giới;
- Kiến thức về các phương pháp tìm kiếm, thăm dò dầu khí, kiến thức về địa vật lý dầu khí;
- Kiến thức về hệ thống dầu khí, đánh giá tiềm năng dầu khí của bể trầm tích và các cấu tạo triển vọng, phân tích, đánh giá rủi ro về địa chất trong tìm kiếm thăm dò, kiến thức về phân cấp và tính trữ lượng dầu khí;
- Kiến thức cơ bản về kỹ thuật và công nghệ khoan các giếng khoan dầu khí, nắm vững nhiệm vụ của kỹ sư địa chất trong thiết kế, thi công và tổng kết giếng khoan; kiến thức về cơ sở khai thác dầu khí như: Cơ sở địa chất phát triển và khai thác mỏ dầu khí, cơ sở về công nghệ mỏ, chế độ năng lượng vỉa, các phương pháp khai thác, theo dõi và phân tích khai thác dầu khí, công nghệ khai thác mỏ, các phương pháp thử vỉa và đánh giá tiềm năng khai thác của mỏ;
- Kiến thức cơ bản về quản lý và phát triển mỏ, cơ sở và các giải pháp gia tăng hệ số thu hồi dầu khí, cơ sở và các phương pháp xử lý vùng cận đáy giếng để gia tăng lưu lượng dòng, cơ sở và các phương pháp tác động lên vỉa chứa (bơm ép nước, khí, polymer và các phương pháp khác) để nâng cao hệ số thu hồi dầu.
- Các kiến thức về hệ thống đo lường và chuyển đổi giữa các hệ thống đo lường áp dụng trong ngành dầu khí.
4. Yêu cầu về kỹ năng
4.1. Kỹ năng cứng
- Có khả năng nhận biết, mô tả các loại khoáng vật, đá cơ bản trong khảo sát thực địa, theo dõi địa chất giếng khoan.
- Nhận dạng và minh giải các yếu tố cơ bản có liên quan đến chuyên ngành địa chất dầu khí trên các mặt cắt địa chấn và các đường cong carota, đường cong phục hồi áp suất vỉa chứa và các biểu đồ chỉ số sản phẩm v.v.
- Phân tích và xử lý số liệu để vẽ được bản đồ, biểu đồ, mặt cắt thuộc chuyên ngành từ các nguồn tài liệu khác nhau như tài liệu giếng khoan, bản đồ và mặt cắt địa chất, mặt cắt địa chấn, tài liệu theo dõi khai thác.
- Phân tích tổng hợp, các nguồn tài liệu khác nhau để lập phương án tìm kiếm, thăm dò; lập báo cáo về cơ sở địa chất giếng khoan và cùng với các kỹ sư khoan để thành lập Thiết đồ địa chất kỹ thuật giếng khoan; lập báo cáo tổng kết giếng khoan; lập báo cáo đánh giá tiềm năng dầu khí và tính trữ lượng dầu khí của các đối tượng nghiên cứu.
- Phân tích tổng hợp, các nguồn tài liệu khác nhau để xây dựng mô hình địa chất tầng chứa và các thân sản phẩm phục vụ công tác tìm kiếm thăm dò, khai thác và phát triển mỏ dầu khí.
- Nghiên cứu, phân tích hiện trạng khai thác của mỏ ở từng giếng và cụm giếng khoan để tìm ra các nguyên nhân địa chất và công nghệ làm suy giảm lưu lượng khai thác dầu và làm tăng lượng nước khai thác, làm cơ sở để đưa ra các giải pháp gia tăng lưu lượng và nâng cao hệ số thu hồi dầu.
- Biết sử dụng một số phần mềm chuyên dụng trong minh giải tài liệu địa vật lý giếng khoan, minh giải tài liệu địa chấn, mô hình hóa đá sinh dầu khí và mô hình hóa tầng chứa.
- Biết sử dụng các thiết bị thí nghiệm, máy phân tích chuyên ngành mà Bộ môn, Khoa đã được trang bị.
4.2. Kỹ năng mềm
- Chuẩn đầu ra ngoại ngữ và tin học: Phù hợp với yêu cầu của Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT về khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam và Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và truyền thông, cụ thể khi sv tốt nghiệp phải đạt trình độ bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ VN và chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản.
- Có khả năng làm việc độc lập với tính tự giác và kỷ luật cao, hợp tác có hiệu quả với các thành viên khác khi làm việc theo nhóm.
- Có các hiểu biết cơ bản về các lĩnh vực kinh tế, chính trị và xã hội
- Nắm bắt kỹ năng trình bày các báo cáo trước tập thể.
5. Yêu cầu về thái độ
- Có phẩm chất đạo đức tốt của người có văn hoá và được giáo dục có bài bản. Ngày nay sinh viên tự chọn nghề nghiệp nên sau khi ra trường phải có lòng yêu nghề, và có ý thức phát huy nghề nghiệp.Sinh viên tốt nghiệp phải ý thức được trách nhiệm công dân của mình trước xã hội, trước tập thể và trong gia đình.
- Trong công việc chuyên môn phải có ý thức trách nhiệm cao trước công việc được giao phó; có đạo đức, tận tụy và trung thực trong trong công tác; tác phong nghề nghiệp nhanh gọn, chính xác, thái độ phục vụ tận tình.
- Luôn có ý thức cập nhật kiến thức chuyên môn, tham khảo tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau. Đầu tư, suy nghĩ để có khả năng sáng tạo trong công việc.
6. Khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi ra trường
Các sinh viên ra trường đều có thể:
- Tham gia các khóa đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ theo các hướng chuyên môn sâu tại các cơ sở đào tạo của các cơ sở sản xuất trong nước và quốc tế ;
- Học tập các chương trình sau đại học như thạc sỹ, tiến sỹ tại các cơ sở đào tạo trong nước cũng như tại các trường đại học trên thế giới.
7. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp có đủ kiến thức và năng lực đảm nhận các nhiệm vụ chuyên môn về địa chất dầu khí phục vụ các công tác tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí; có thể đảm nhận công tác chuyên môn tại các cơ quan nghiên cứu, các đơn vị sản xuất và các cơ sở đào tạo thuộc các lĩnh vực về dầu khí và địa chất nói chung, trong nước và ngoài nước, nhà nước hoặc tư nhân.
Sau khi tốt nghiệp bậc đại học ngành Địa chất dầu khí, người học có đủ khả năng tự nghiên cứu, tham khảo tài liệu chuyên ngành để nâng cao kiến thức chuyên môn. Ngoài ra, người học có đủ điều kiện để có thể tiếp tục học tập nâng cao trình độ chuyên môn ở các bậc sau Đại học (thạc sỹ, tiến sỹ) trong các cơ sở đào tạo trong hoặc ngoài nước
8. Các chương trình tài liệu chuẩn tham khảo
Chương trình đào tạo được soạn thảo với sự tham khảo các chương trình đào tạo chuyên ngành tương ứng của các nước như Mỹ, Nga, Rumani, Áo, Anh, Ba Lan, Trung Quốc và Brunei. Các cán bộ giảng dạy thường xuyên cập nhật kiến thức mới để bổ sung cho bài giảng.
9. Các nội dung khác (nếu có)