Văn phòng: Phòng 806, Nhà C12 tầng, Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Địa chỉ: Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Số 18 Phố Viên, phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 0242 2181323

Email: khoan-khaithac@humg.edu.vn

1. Giới thiệu chung về lịch sử phát triển

Trước khi thành lập, vào năm 1962, khối sinh viên Địa chất công trình khoá 7 tách ra một nhóm học khoan gồm 22 sinh viên, sau đó (1965) được bổ sung thêm một số sinh viên Trường Trung cao Cơ điện, hình thành lớp khoan đầu tiên tại Trường Đại học Bách khoa Hà nội.

Tháng 11 năm 1966 cùng với sự ra đời của Trường Đại học Mỏ - Địa Chất, Bộ môn Khoan Thăm dò - tiền thân của Bộ môn Khoan - Khai thác được thành lập từ một nhóm cán bộ của bộ môn Địa chất công trình do kỹ sư Trương Biên làm chủ nhiệm.

Trong khoảng thời gian 1966 - 1974, mọi sinh hoạt, giảng dạy, học tập đều dựa vào nhà dân nơi sơ tán ở Thuận Thành, Hà Bắc. Tuy gặp vô vàn khó khăn, thiếu thốn nhưng Bộ môn vẫn đảm bảo công tác đào tạo liên tục hàng năm đạt chất lượng tốt.

 Năm 1967 đào tạo khoá kỹ sư Khoan dầu khí đầu tiên.

 Cuối năm 1974 Bộ môn cùng Nhà trường chuyển lên Phổ Yên, Bắc Thái. Thời gian này, do nhu cầu phát triển của ngành Dầu khí, năm 1977 khoa Dầu khí được thành lập trên cơ sở khoa Công trình và khoa Địa chất. Bộ môn mang tên mới là Bộ môn Khoan - Khai thác. Từ đây, song song với việc đào tạo kỹ sư Khoan thăm dò truyền thống, Bộ môn bắt đầu đào tạo hệ chính quy kỹ sư Khoan dầu khí và kỹ sư Khai thác dầu khí, khoá đầu tiên là khoá 22. Để đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực cho ngành Dầu khí, từ năm 1993 Bộ môn bắt đầu đào tạo kỹ sư Cơ khí thiết bị dầu khí và sau này là Thiết bị dầu khí. Liên tục từ đó đến nay, kỹ sư ngành Kỹ thuật dầu khí được đào tạo ở Hà nội và các cơ sở khác như: Bà Rịa, Vũng Tàu, Quảng Ngãi.

Vào quãng thời gian từ năm 1978 - 1982, ngoài việc xây dựng đội ngũ cán bộ của Bộ môn, theo yêu cầu của Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp (nay là bộ Giáo dục và Đào tạo), Nhà trường đã cử một đoàn chuyên gia vào giúp Trường Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh thành lập Khoa Địa chất. Trong đoàn, về phía bộ môn Khoan - Khai thác có nhà giáo Lê Xuân Lân trực tiếp giúp trường bạn hình thành nên bộ môn Khoan, lập chương trình đào tạo, trực tiếp giảng dạy và bồi dưỡng những lớp cán bộ đầu tiên ở đây.

Bộ môn Khoan - Khai thác là Bộ môn đầu tiên của Nhà trường đã thực hiện phương thức đào tạo “Học kết hợp với thực tế sản xuất”. Các khoá sinh viên đã hoàn thành 3 giếng khoan ở Yên Tử, Quảng Ninh năm 1967 và ở Lào Cai năm 1969, 1975. Là Bộ môn đi đầu trong công tác phục vụ sản xuất, hoàn thành rất nhiều công trình Khoan thăm dò khoáng sản rắn, khoan thăm dò và khai thác nước ngầm cho các đơn vị sản xuất ở nhiều địa bàn khác nhau. Bộ môn đã trực tiếp giúp Nhà trường tìm nguồn nước sạch và xây dựng các giếng khai thác phục vụ sinh hoạt ở Phổ Yên và Cổ Nhuế. Trên cơ sở các hoạt động này, vào năm 1985, Bộ môn đã đệ trình đề cương trước Hội đồng khoa học khoa Dầu khí về việc thành lập Trung tâm Nghiên cứu Địa kỹ thuật và được Bộ Đại học và THCN ban hành quyết định thành lập vào năm 1986. Đây là trung tâm đầu tiên của Trường hoạt động có nề nếp và hiệu quả nhất.

Để đáp ứng yêu cầu thực tế, Bộ môn đã đào tạo khoá kỹ sư Cơ khí thiết bị Dầu khí đầu tiên tại địa bàn Bà Rịa - Vũng Tàu (năm 1993). Khi nhận thấy nhu cầu đào tạo về ngành Cơ khí thiết bị Dầu khí tăng lên hàng năm, Bộ môn Thiết bị Dầu khí và Công trình đã được thành lập trên cơ sở nhóm thiết bị của Bộ môn vào năm 2004.

Ngày nay, bộ môn Khoan - Khai thác là một tập thể đoàn kết nhất trí, là một trong những địa chỉ đào tạo có uy tín của Trường Đại học Mỏ - Địa chất. Quy mô đào tạo ngành Khoan Thăm dò - Khảo sát và Khoan - Khai thác dầu khí ngày càng tăng. Có năm, Bộ môn đã đào tạo thành công trên 100 kỹ sư, 10 thạc sỹ và 2 tiến sỹ.

2. Cơ cấu cán bộ, viên chức trong đơn vị

Lực lượng trực tiếp tham gia giảng dạy hiện nay của Bộ môn gồm 01 PGS.TS, 04 GVC.TS, 04 TS, 04 GVC.ThS, 01 ThS là cán bộ thí nghiệm và 01 cán bộ là KS phục vụ giảng dạy.

Hiện tại, Bộ môn có 01 cán bộ giữ chức Bí thư Đảng uỷ bộ phận khoa Dầu khí và Năng lượng, kiêm Trưởng khoa Dầu khí; 01 cán bộ giữ chức Phó trưởng khoa Dầu khí, 01 Giám đốc trung tâm, 01 Phó giám đốc trung tâm; 02 cán bộ đang làm Nghiên cứu ở nước ngoài.

3. Cơ sở vật chất và phòng thí nghiệm

- Phòng Thí nghiệm Dung dịch và Vữa xi măng trám giếng khoan;

- Khu thực hành với nhiều tổ hợp thiết bị khoan, thiết bị khai thác và các dụng cụ phụ trợ phục vụ thực hành khoan khai thác và thăm dò trên các lĩnh vực dầu khí, khoáng sản rắn, nước ngầm...

4. Hoạt động chính và những kết quả đạt được

Qua hơn 55 năm xây dựng và phát triển, bộ môn Khoan - Khai thác đã đào tạo được trên 4000 kỹ sư, gần 200 thạc sỹ và 35 tiến sỹ cho đất nước và nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. 

Để đảm bảo phương châm cơ bản, hiện đại và Việt Nam, chương trình đào tạo của Bộ môn gồm 3 khối kiến thức, đó là: kiến thức cơ bản, kiến thức cơ sở và kiến thức chuyên ngành.

Mục tiêu của Bộ môn là đào tạo các kỹ sư có phẩm chất chính trị, tư cách đạo đức và sức khoẻ tốt nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội; đồng thời có năng lực nghiên cứu, thiết kế, thi công, tổ chức quản lý trong các lĩnh vực Khoan Thăm dò - Khảo sát, Khoan - Khai thác dầu khí. Sau khi ra trường các kỹ sư có thể đảm nhận các công tác chuyên môn tại các cơ quan nghiên cứu, thiết kế, chỉ đạo, điều hành sản xuất tại các đơn vị trực thuộc ngành Dầu khí, Địa chất, Xây dựng, Giao thông vận tải và hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân và quốc phòng; Có khả năng tư vấn kỹ thuật làm công tác giảng dạy chuyên môn tại các cơ sở đào tạo từ công nhân, cao đẳng đến đại học.

Công tác NCKH, triển khai và chuyển giao công nghệ phục vụ sản xuất luôn được xem là nhiệm vụ không thể thiếu đối với cán bộ của Bộ môn. Các cán bộ của Bộ môn đã chủ trì và tham gia nhiều đề tài NCKH các cấp trong các lĩnh vực: Thăm dò khoáng sản (khoáng sản rắn, dầu và khí,…); Khoan khảo sát nền móng; Khai thác dầu khí và nước ngầm; Thiết bị khoan và khai thác. Một số lượng lớn đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp Thành phố, cấp Cơ sở đã được thực hiện trong những năm qua:

  •  Đề tài cấp Nhà nước: 05;
  •  Đề tài cấp Bộ và cấp Bộ trọng điểm: 36;
  •  Dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ: 01;
  •  Đề tài cấp Cơ sở: gần 200.

Ngoài ra, còn có hàng trăm công trình NCKH triển khai công nghệ phục vụ sản xuất, cùng hàng trăm bài báo đăng trên các tạp chí trong và ngoài nước.

Với truyền thống gắn liền công tác đào tạo với NCKH phục vụ sản xuất, nhất là trong những năm gần đây, Bộ môn đã tăng cường quan hệ hợp tác với các đơn vị trong và ngoài nước, mở rộng và tăng cường trao đổi hợp tác với các nước như Nga, Pháp, Mỹ, Canada, Ba Lan, Trung Quốc, Thái Lan, Inđônêxia… nhằm học hỏi kinh nghiệm trong lĩnh vực đào tạo, NCKH và tìm kiếm khả năng nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ của Bộ môn.

Trong mọi hoạt động, chi bộ đảng luôn đóng vai trò nòng cốt, các tổ chức chi đoàn thanh niên, công đoàn được củng cố tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động chuyên môn đạt được chất lượng cao.

Hàng năm, công đoàn thường tổ chức cho gia đình các thầy cô đi tham quan du lịch vào các kỳ nghỉ hè ở trong và ngoài nước, tạo không khí sôi nổi, phấn chấn làm tăng thêm sự đoàn kết chia sẻ, cảm thông trong Bộ môn.

5. Mục tiêu và định hướng phát triển

Công tác đào tạo

Đào tạo các kỹ sư có phẩm chất chính trị, tư cách đạo đức và sức khoẻ tốt nhằm đáp ứng yêu cầu của xã hội; đồng thời có năng lực nghiên cứu, thiết kế, thi công, tổ chức quản lý trong các lĩnh vực Khoan Thăm dò - Khảo sát, Khoan - Khai thác dầu khí. Sau khi ra trường các kỹ sư có thể đảm nhận các công tác chuyên môn tại các cơ quan nghiên cứu, thiết kế, chỉ đạo, điều hành sản xuất tại các đơn vị trực thuộc ngành Dầu khí, Địa chất, Xây dựng, Giao thông vận tải và hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân và quốc phòng; Có khả năng tư vấn kỹ thuật làm công tác giảng dạy chuyên môn tại các cơ sở đào tạo từ công nhân, cao đẳng đến đại học.

Tiếp tục nghiên cứu đổi mới chương trình đào tạo trên cơ sở tiếp cận thành tựu công nghệ mới đáp ứng nhu cầu xã hội; thường xuyên cải tiến phương pháp giảng dạy, gắn liền học tập với thực tế sản xuất nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ở các bậc đại học và sau đại học.

Nâng cao cơ sở vật chất của phòng thí nghiệm và bãi thực tập, nhằm phục vụ tốt đào tạo các chuyên ngành của Bộ môn. Liên kết khai thác tốt các cơ sở thực tập, phòng thí nghiệm của các cơ quan thuộc các lĩnh vực chuyên môn của Bộ môn.

Công tác cán bộ

 Xây dựng đội ngũ giảng viên thành các chuyên gia, tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn.

Quan hệ hợp tác Quốc tế, Doanh nghiệp và Đào tạo

Tiếp tục quan hệ, mở rộng hợp tác trong công tác đào tạo và NCKH với các Công ty, Viện nghiên cứu, các Trường, các Cơ sở đào tạo trong và ngoài nước nhằm tiếp cận công nghệ mới tiên tiến và nâng cao trình độ chuyên môn của Bộ môn.

Tài liệu Sách, Giáo trình và Bài giảng

Tiếp tục hoàn thành chương trình bài giảng và giáo trình theo kế hoạch của Nhà trường;

6. Khen thưởng

Danh hiệu thi đua và Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Năm1970, 1975: Về thành tích đào tạo gắn liền với sản xuất;

- Năm 1977: Về thành tích thực hiện đào tào vừa làm vừa học;

 - Năm 1983: Về thành tích đào tạo và NCKH;

- Là Bộ môn duy nhất của Bộ Đại học và THCN được tặng “Huy chương vàng” về thành tích “Gắn liền công tác đào tạo với NCKH và phục vụ sản xuất” (1982-1985);

- Năm 1987: Về thành tích đào tạo và phục vụ sản xuất;

- Năm 1991, 1998: Về thành tích đào tạo, NCKH và phục vụ sản xuất;

- Năm 2004- 2005: Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về thành tích đào tạo;

- Năm 2006: Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về thành tích đào tạo;

- Năm 2009: Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về thành tích đào tạo;

- Năm 2011: Tập thể lao động tiến tiến của Trường Đại học Mỏ - Địa chất;

- Năm 2012: Tập thể lao động xuất sắc của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

 - Năm 2013: Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về thành tích đào tạo;

 - Năm 2013: Tập thể lao động xuất sắc của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

 - Năm 2011: Tập thể lao động tiến tiến của Trường Đại học Mỏ - Địa chất;

 - Năm 2014: Tập thể lao động tiến tiến của Trường Đại học Mỏ - Địa chất;

 - Năm 2015: Tập thể lao động tiến tiến của Trường Đại học Mỏ - Địa chất;

 - Năm 2016: Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về thành tích đào tạo.

- Năm 2021: Tập thể lao động xuất sắc của Trường Đại học Mỏ - Địa chất

- Năm 2022: Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bằng khen của các Bộ, Ngành, Trung ương và UBND các tỉnh

 - Năm 1969: Bằng khen của Tổng cục Địa chất về thành tích đào tạo gắn liền phục vụ sản xuất;

 - Năm 1975: Bằng khen của Tổng cục Địa chất về thành tích đào tạo gắn liền với thực tế;

 - Năm 1976: Bằng khen của UBND tỉnh Bắc Thái về thành tích đào tạo, NCKH gắn liền với phục vụ sản xuất;

 - Năm 1985: Bằng khen của Bộ Công nghiệp nặng về thành tích đào tạo, NCKH và phục vụ sản xuất;

 - Năm 2004: Bằng khen của Tổng hội Địa chất Việt Nam về thành tích đào tạo và NCKH;

- Năm 2022: Bằng khen của Tổng hội Địa chất Việt Nam.

Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

 - Năm 1976: Về thành tích đào tạo và phục vụ sản xuất;

 - Năm 1986: Về thành tích đào tạo gắn liền với sản xuất;

- Các năm 1999, 2002: Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ về thành tích đào tạo và NCKH, phục vụ xản xuất.

Khen thưởng của Nhà nước

- Năm 2004: Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng 3 về thành tích đào tạo, NCKH và phục vụ sản xuất.          

Ngoài thành tích chung các thầy cô trong Bộ môn còn nhận được nhiều giấy khen, bằng khen, huân, huy chương kháng chiến chống mỹ cứu nước các loại của Trường, Bộ, Chính Phủ và Chủ tịch nước.