Báo cáo kết quả xét công nhận chức danh GS và PGS năm 2007

17/01/2008

Phát biểu của GS.TSKH. Trần Văn Nhung, Phó Chủ tịch Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước tại buổi Lễ công bố quyết định và trao giấy chứng nhận chức danh Giáo sư đợt năm 2007 Văn Miếu - Quốc Tử Giám, ngày 12 tháng 01 năm 2008.



Thưa các Giáo sư,


Thưa các Quý vị đại biểu,


Thưa các Đồng chí và các Bạn,



            Hôm nay, lần thứ 7, Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước long trọng tổ chức tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội, Lễ công bố Quyết định công nhận và trao giấy chứng nhận chức danh giáo sư cho các nhà giáo được công nhận đợt năm 2007. Được sự ủy nhiệm của GS.TS. Nguyễn Thiện Nhân, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước, thay mặt Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước, tôi nhiệt liệt chúc mừng các Giáo sư và Phó giáo sư được công nhận lần này, tôi cũng nhiệt liệt chào mừng và cám ơn các vị Khách quý đã có mặt tại đây, hôm nay, để chứng kiến sự kiện trọng thể này.


               


Thưa các Đồng chí và các Bạn,


               


Gần 5 tháng qua (từ tháng 8 năm 2007 đến nay), dưới sự chỉ đạo của Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước, Hội đồng Chức danh giáo sư các cấp đã tiến hành xét công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư cho các nhà giáo trong toàn quốc. Trong 3 ngày 21, 22, 23 tháng 12 năm 2007, Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước đã họp xét, thẩm định và ra nghị quyết công nhận chức danh giáo sư cho 54 nhà giáo và  chức danh  phó giáo sư cho 445 nhà giáo đợt năm 2007. Thay mặt Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước tôi xin báo cáo với Quý vị tóm tắt việc xét công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư năm nay.



1. Tình hình chung



         Năm 2007 có 774 hồ sơ đăng ký xét chức danh giáo sư, phó giáo sư tại các cơ sở giáo dục. 80 Hội đồng Chức danh giáo sư cấp cơ sở  (HĐCDGSCS) đã xem xét các hồ sơ này và thông qua để chuyển tới các Hội đồng Chức danh giáo sư ngành, liên ngành (HĐCDGSN-LN) 613 trường hợp trong đó có 80 hồ sơ ứng viên chức danh giáo sư và 533 hồ sơ ứng viên chức danh phó giáo sư, đạt  79,5%  tổng số hồ sơ đăng ký.



27 Hội đồng Chức danh giáo sư ngành, liên ngành đã xét 613 trường hợp này và thông qua để chuyển đến Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước (HĐCDGSNN) hồ sơ của 506  ứng viên, đạt 82,5%. Trong số 506 ứng viên được thông qua tại các Hội đồng Chức danh giáo sư ngành, liên ngành có 58 ứng viên chức danh giáo sư và 448 ứng viên chức danh phó giáo sư.



Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước đã xem xét, thẩm định, bỏ phiếu tín nhiệm và đã thông qua 499 ứng viên (54 giáo sư, 445 phó giáo sư) trong số 506 hồ sơ do các Hội đồng Chức danh giáo sư ngành, liên ngành chuyển lên, đạt 98,6%.


Kết quả là có 64,5 %  số nhà giáo đăng ký được công nhận chức danh giáo sư (GS) và phó giáo sư (PGS) đợt năm 2007.



Kết quả xét ở Hội đồng Chức danh giáo sư các cấp :



Hội đồng


Số UV đăng ký


Số UV đạt


Tỷ lệ đạt %


GS+PGS


GS


PGS


GS+PGS


GS


PGS


GS+PGS


GS


PGS


HĐ CD GS CS


774


113


661


613


80


533


79,5


70,8


80,9


HĐ CD GS N-LN


613


80


533


506


58


448


82,5


72,5


84,1


HĐ CDGS NN


506


58


448


499


54


445


98,6


93,1


99,3


Chung cả đợt


774


113


661


499


54


445


64,5


47,8


67,3


  ƯV = ứng viên


           


2.      Phân tích kết quả đạt được :



   Như vậy số GS, PGS được Hội đồng chức danh Giáo sư Nhà nước công nhận năm nay chiếm 64,5% (499/774) tổng số nhà giáo đăng ký tại các cơ sở giáo dục. Tỷ lệ GS được công nhận chỉ là 47,8%. Số liệu này cho thấy sự lựa chọn là rất nghiêm túc.



2.1. Phân tích theo khối ngành chuyên môn:



Khối ngành


Giáo sư


Phó giáo sư


Số người


%


Số người


%


Khoa học tự nhiên (Tóan, Lý, Hóa, Sinh)


16


29,5


69


15,5


Khoa học xã hội và nhân văn (gồm cả Văn hóa, Thế dục, Thế thao)


9


16,7


89


20,0


Y- Dược


11


20,4


82


18,4


Nông - Lâm - Ngư - Thủy lợi


3


5,6


42


9,5


Quân sự - An ninh


2


3,7


27


6,1


Khoa học kỹ thuật


6


11,1


84


18,8


Kinh tế - Luật


7


13,0


52


11,7


Tổng số


54


100


445


100


           


            Xét về ngành thì tổng số GS và PGS ngành Y được công nhận nhiều nhất : 10GS/tổng số 54 ; 71PGS/tổng số 445 . Tiếp sau là ngành kinh tế : 5GS/ tổng sô 54 ; 49PGS/tổng số 445.





2.2. Phân tích theo đối tượng giảng viên và giảng viên kiêm nhiệm:



Đối tượng


Giáo sư


Phó giáo sư


Số người


%


Số người


%


Giảng viên các trường ĐH và các Học viện


40


74,1


314


70,6


Công tác tại các viện NCKH


11


20,4


86


19,3


Công tác tại các cơ quan khác


3


5,5


45


10,1


                       


             Như vậy giảng viên trực tiếp giảng dạy trong các trường Đại học và các Học viện được công nhận chức danh GS và PGS là chủ yếu, chiếm 70,9 % ; số nhà giáo công tác tại các Viện NCKH được công nhận chức danh GS, PGS chiếm 19,5 % ; số còn lại chỉ chiếm 9,6 % .



2.3. Phân tích về lứa tuổi :



Đối với GS:


Độ tuổi


Trên 60 tuổi


Từ 50 đến 60


Dưới 50


Số GS


10


39


5


Tỷ lệ  (%)


18,52


72,22


9,26


                       


                  Giáo sư Đặng Văn Soa trẻ tuổi nhất, 46 tuổi, sinh ngày 10/3/1962, ngành Vật lý, giảng viên Khoa Vật lý, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.


                  Giáo sư Nguyễn Ngọc Thắng cao tuổi nhất, 70 tuổi, sinh ngày 10/4/1938, ngành Y học, nguyên là bác sỹ Viện nghiên cứu Khoa học Y - Dược lâm sàng 108, Bộ Quốc phòng.


                  Số đông GS được công nhận năm nay đã thuộc độ tuổi 50, trong khi các năm trước ở độ tuổi 60.



Đối với PGS:


Độ tuổi


Trên 60 tuổi


Từ 50 đến 60


Dưới 50


Dưới 40


Số GS


9


254


154


28


Tỷ lệ %


2,02


57,08


34,61


6,29



                  Hai Phó giáo sư ít tuổi nhất mới được công nhận năm nay, có cùng ngày tháng năm sinh (17/7/1974) là ông Trần Hoài Linh ngành Điện, giảng viên Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và ông Nguyễn Quang Diệu ngành Toán học, giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.


Phó Giáo sư cao tuổi nhất là ông Trần Sơn, sinh ngày 10/11/1937, 71 tuổi, ngành ngôn ngữ, nguyên là giảng viên Trường Đại học Ngoại thương.



2.4.     Các GS, PGS nữ :



                  Năm nay, tỉ lệ giáo sư nữ là 5/54  =  9,26% ;  PGS nữ là 89/445 = 20%



                  Tất cả có 5 GS nữ :


1. GS Trần Thị Luyến, 58 tuổi, ngành Thủy Sản, CBGD Trường Đại học Nha Trang. (nữ giáo sư cao tuổi nhất)


2. GS Đòan Thị Hồng Vân, 51 tuổi, ngành Kinh tế, CBGD Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh. (nữ giáo sư trẻ tuổi nhất).


3. GS Nguyễn Thị Côi, 58 tuổi, ngành Giáo dục học, CBGD Trường Đại học sư phạm Hà Nội.


4. GS Đỗ Thị Mỹ Đức, 55 tuổi, ngành Địa lý, CBGD Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.


5. GS Đặng Thị Loan, 54 tuổi, ngành Kinh tế, CBGD Trường Đại học Kinh tế quốc dân.



                  Trong số các nữ phó giáo sư người ít tuổi nhất là PGS Nguyễn Thanh Hải,  38 tuổi, ngành Vật lý, giảng viên Trường Đại học Bách khoa Hà Nội ; người nhiều tuổi nhất là PGS Lê Thị Chiều, 61 tuổi, ngành Luyện kim, giảng viên Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.



                  2.5.  Về Dân tộc :


                  Chỉ có một nhà giáo được công nhận chức danh PGS là người dân tộc Tày, đó là Bà Đàm Thị Uyên, ngành Sử học, sinh năm 1969, công tác tại trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên, quê tại huyện Trà Lĩnh , tỉnh Cao Bằng. Tất cả những người khác đều là dân tộc kinh.



                  3. Đánh giá chung:



                  Việc xét công nhận chức danh GS, PGS đợt năm 2007 đã được thực hiện nghiêm túc, đúng thủ tục và đúng quy trình theo các văn bản pháp quy hiện hành. Các thành viên của các Hội đồng Chức danh giáo sư cấp cơ sở, Hội đồng Chức danh giáo sư ngành, liên ngành và Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước đã làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, thẳng thắn, công tâm, khách quan, công bằng, đúng tiêu chuẩn và đảm bảo chất lượng.



            Thay mặt GS. Nguyễn Thiện Nhân, Chủ tịch Hội đồng CDGSNN, tôi xin cám ơn tất cả các GS, PGS, thành viên các Hội đồng CDGS cấp cơ sở, HĐ CDGS ngành, liên ngành, HĐ CDGS NN và tất cả các cơ quan, cá nhân đã góp phần làm cho việc xét công nhận chức danh GS, PGS năm 2007 thành công tốt đẹp. Việc xét duyệt và công nhận GS, PGS  đều đặn nhiều năm qua của các Hội đồng đã góp phần quan trọng trong việc xây dựng đội ngũ các nhà khoa học, giáo dục và quản lý ở các trường ĐH, các Học viện, các Viện nghiên cứu và cơ quan nhà nước. Bộ Giáo dục và Đào tạo và Hội đồng CDGSNN đang chỉnh sửa Văn bản “Quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm và miễn nhiệm các chức danh GD và PGS” để trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành cho các năm tới đây theo tinh thần nâng cao chất lượng chức danh GS, PGS để hội nhập khu vực và quốc tế, tăng cường phân cấp cho cơ sở giáo dục đại học và chú y thu hút cả các nhà khoa học, giáo dục Việt Nam ở nước ngoài về phục vụ đất nước.



            Nhân dịp Năm mới Mậu Tý 2008, tôi xin kính chúc Phó Thủ tưởng, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước GS. Nguyễn Thiên Nhân, các GS thành viên HĐCDGSNN, HĐCDGSDN-LN, HĐCDGSCS, các vị Khách quý, các tân GS, PGS cùng gia đình và tất cả các Đồng chí, các Bạn khỏe mạnh, hạnh phúc và thành đạt !


           


Xin cám ơn !