Đây là dự án nằm trong nhóm chương trình Erasmus+ Key Action 2 – Tăng cường năng lực trong lĩnh vực giáo dục đại học - Capacity Building in the field of Higher Education do Ủy ban châu Âu EU tài trợ kinh phí.
Dự án có sự tham gia của 9 trường Đại học Châu Âu, Nga và Việt Nam, bao gồm:
- Technische Universität Bergakademie Freiberg – Đức – Điều phối dự án
- Università degli studi di Torino (Dip. Scienze della Terra) - Italy
- Montanuniversitaet Leoben - Áo
- Platov South-Russian State Polytechnic University (Novocherkassk Polytechnic Institute) - Nga
- North-Caucasian Institute of Mining and Metallurgy (State Technological University) - Nga
- National University of Science and Technology Moscow “MISIS” - Nga
- Ural State University of Mining - Nga
- Graduate University of Science and Technology (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam – Việt Nam
- Trường Đại học Mỏ-Địa chất – Việt Nam
Dự án nhằm giúp các trường Đại học Nga và Việt Nam xây dựng và nâng cấp chương trình đào tạo Thạc sỹ ngành Địa chất dầu khí theo hướng hiện đại hóa, đáp ứng nhu cầu thực tế của ngành công nghiệp trong nước và thế giới. Nga và Việt Nam là những nước giàu tài nguyên thiên nhiên như kim loại, dầu mỏ và khí đốt. Công tác thăm dò rất quan trọng đối với nền kinh tế của cả hai nước. Một chương trình đào tạo cập nhật tập trung vào các nguồn lực phù hợp của từng trường đại học, trang thiết bị thí nghiệm hiện đại, kỹ năng giảng dạy và nghiên cứu phù hợp sẽ tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cho nền công nghiệp dầu khí của hai nước. Vì vậy dự án MINERAL dựa trên phân tích nhu cầu của các từng trường đại học Nga và Việt Nam, áp dụng kinh nghiệm và những thành công của TUBAF, MUL và UNITO để tập trung vào việc phát triển chương trình Thạc sỹ Địa chất dầu khí tại các trường đại học Nga và Việt Nam nhằm hiện đại hóa và đáp ứng tiêu chuẩn theo Chiến lược Lisbon và Quy trình Bologna đã được EU công nhận.
Mục tiêu của dự án nhằm:
-Tăng cường hiện đại hóa và quốc tế hoá bằng cách phát triển năng lực sáng tạo của Chính phủ Nga và Việt Nam;
- Hỗ trợ hội nhập khu vực và hợp tác liên vùng để cung cấp những cơ hội tốt hơn trong tương lai cho việc trao đổi tri thức;
- Hỗ trợ mạng lưới và hợp tác giữa các trường đại học và các đối tác công nghiệp ở EU, Nga và Việt Nam;
- Thu hút sự quan tâm của người học đến ngành khoa học địa chất;
- Nâng cao chất lượng các nghiên cứu địa chất tại các trường đại học Nga và Việt Nam, trong đó mục tiêu cụ thể là: 1) Xây dựng chương trình mới dựa trên chương trình đào tạo sẵn có về địa chất tập trung vào các nguồn lực; 2) Nâng cao năng lực đổi mới bằng cách nâng cấp phòng thí nghiệm và trang thiết bị để đạt được các kỹ năng thực hành.
- Thiết lập mạng lưới hợp tác đa quốc gia trong lĩnh vực địa chất bằng cách phát triển mạng lưới e-learning