I. Công khai cam kết chất lượng giáo dục và chất lượng giáo dục thực tế
1.1. Các chuẩn đầu ra
Nhà trường đã xây dựng chiến lược phát triển Trường Đại học Mỏ-Địa chất giai đoạn 2008-2020 và tầm nhìn đến 2030 và được Bộ Giáo dục và Đào tạo chấp thuận tháng 3/2009, Nhà trường đã quyết định ban hành thực hiện từ tháng 6/2009 trong đó có đề ra các yêu cầu về chất lượng đào tạo của Trường.
Sinh viên các chuyên ngành của Trường Đại học Mỏ-Địa chất sau khi tốt nghiệp có bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, sức khoẻ, năng lực, trình độ chuyên môn trong lĩnh vực chuyên ngành đào tạo, đáp ứng các yêu cầu công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước; có khả năng quản lý, thiết kế, giám sát và tổ chức chỉ đạo thi công và tham gia nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực chuyên ngành được đào tạo; phải đảm bảo được các tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị đạo đức, chuyên môn, nghiệp vụ, giáo dục thể chất, Giáo dục Quốc phòng, ngoại ngữ do Bộ GD&ĐT và liên Bộ GD&ĐT và Bộ Quốc phòng quy định.
Hiện nay Nhà trường đang tiến hành xây dựng các quy định về chuẩn đầu ra chi tiết cho sinh viên tốt nghiệp với từng chuyên ngành đào tạo cụ thể và đang triển khai đào tạo theo chương trình tiên tiến cho ngành Lọc hóa dầu.
1.2. Về tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp năm 2008 có việc làm
Hằng năm Nhà trường tổ chức Hội chợ việc làm để sinh viên có cơ hội xin việc làm. Năm 2008 với 1500 lượt sinh viên tham gia (trong đó có 896 sinh viên tốt nghiệp năm 2008) và 97 nhà tuyển dụng tham gia Hội chợ việc làm, có 996 sinh viên có cơ hội việc làm từ các nhà tuyển dụng. Năm 2009 với 1466 sinh viên tốt nghiệp và 82 nhà tuyển dụng tham gia Hội chợ việc làm, có 1.135 sinh viên có cơ hội việc làm từ các nhà tuyển dụng (theo phản hồi của các nhà tuyển dụng và số liệu thực tế của các cuộc điều tra). Trong những năm gần đây các công trình xây dựng dân dụng, thủy điện, khai thác mỏ tăng, đòi hỏi các doanh nghiệp cần nhiều cán bộ kỹ thuật ngành Mỏ, Địa chất, Trắc địa, Khoan khai thác nên đã tạo cơ hội tốt để sinh viên Đại học Mỏ-Địa chất có nhiều cơ hội làm việc. Đồng thời đây là những ngành nghề đặc thù có uy tín và chất lượng của Nhà trường trong suốt mấy chục năm qua, là thế mạnh đặc biệt so với các Trường ĐH-CĐ khác trong cả nước.
1.3. Về kết quả kiểm định giáo dục
Sau khi Đoàn đánh giá ngoài của Bộ GD&ĐT (Đơn vị Tư vấn: Liên danh IIG Việt Nam, CQAIE Việt Nam và CQAIE Hoa Kỳ) khảo sát chính thức tại Trường Đại học Mỏ-Địa chất tháng 5/2009, Đoàn đã có Bản Báo cáo đánh giá ngoài về Trường Đại học Mỏ-Địa chất và đã được các cơ quan chức năng của Bộ GD&ĐT thông qua: trong 53 chỉ tiêu đánh giá về chất lượng Trường Đại học Mỏ-Địa chất có 14 chỉ tiêu đạt mức 1 v à 39 chỉ tiêu đạt mức 2; về tổng thể Trường Đại học Mỏ-Địa chất đạt chất lượng Cấp độ 2.
II. Về các điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục
1. Về đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên tính đến ngày 31/10/2009
Trong 2 năm qua số cán bộ giảng viên nghỉ hưu mỗi năm bình quân 30-40 người. Hàng năm Nhà trường gửi đi đào tạo Thạc sĩ và Tiến sĩ ở nước ngoài 20-25 cán bộ và đào tạo trong nước 30-35 cán bộ. Ngoài ra Nhà trường tiếp tục đào tạo bồi dưỡng bằng nhiều con đường khác nhau để đến năm 2012 cán bộ giảng viên đạt được trình độ ngoại ngữ Tiếng Anh TOEIC=500 điểm và có 70% cán bộ giảng viên có trình độ Tiến sỹ, Thạc sỹ.
(Số liệu cụ thể theo biểu mẫu số 23)
v Số sinh viên/1 giảng viên quy đổi: năm học 2008-2009 trung bình toàn trường là 13 sinh viên/1giảng viên và năm học 2009-2010 là 14 sinh viên/1giảng viên.
2. Về cơ sở vật chất
v Diện tích bình quân hiện tại là 1,5 m2 /sinh viên (gồm lớp học, phòng thí nghiệm, xưởng thực tập, KTX sinh viên,...). Dự kiến đến năm 2012 các công trình đang thi công sẽ hoàn thành khi đó diện tích sẽ tăng lên khoảng 3,5 SV/m2 đến năm 2020 khi khu đô thị đại học đã hoàn thành thì diện tích sẽ tăng lên 5 m2/SV. Nhìn chung cơ sở vật chất của Trường tạm đủ phục vụ cho giảng dạy, học tập và NCKH. Tuy khuôn viên trường còn chật hẹp xong Nhà trường đã tận dụng, bố trí sắp xếp hợp lý để đảm bảo chất lượng đào tạo cho tất cả các ngành.
v Các phòng thí nghiệm trong những năm qua luôn được tăng cường các thiết bị hiện đại phục vụ cho đào tạo và NCKH. Nhà trường đã phối hợp chặt chẽ với các Tập đoàn kinh tế như: Tập đoàn Dầu khí, Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam, Tổng Công ty Sông Đà, Cục địa chất và khoáng sản nhằm tăng cường thực tập, sản xuất và thí nghiệm, giúp sinh viên tiếp cận với các trang thiết bị hiện đại của cơ sở sản xuất.
v Ký túc xá sinh viên hiện đại mới đáp ứng được 15 % nhu cầu người học, sân tập TDTT cũng hạn chế, song các hoạt động ngoại khóa cũng được duy trì đều có tác dụng lớn trong giáo dục thể chất cho sinh viên của Trường.
(Số liệu cụ thể theo biểu mẫu sô 22)
III. Công khai Tài chính
* Học phí, lệ phí và các khoản khác từ người học (năm học 2009-2010)
1 Số thu phí, lệ phí 35 900 000 000 đ
1.1 Học phí 34 700 000 000 đ
1.2 Lệ phí 1 200 000 000 đ
* Các nguồn thu khác của trường( ngoài học phí và các khoản thu khác từ người học): Thu từ hợp đồng đào tạo, nghiên cứu khoa học, tư vấn, chuyển giao công nghệ, các hoạt động dịch vụ ... (theo số dự toán năm 2009)
2 Thu khác 3.400 000 000 đ
Ngân sách nhà nước cấp (nếu có) bao gồm chi thường xuyên, chi đầu tư, ... (theo số dự toán năm 2009)
3 Ngân sách nhà nước cấp (3.1+3.2+3.3+3.4+3.5) 44 170 000 000 đ
3.1 Kinh phí thường xuyên 26 309 000 000 đ
- Loại 490-502 23 459 000 000 đ
- Loại 490-503 2 850 000 000 đ
Trong đó: Tiết kiệm 10% để chi lương 36 000 000 đ
3.2 Kinh phí không thường xuyên 5 545 000 000 đ
- Loại 490-504 45 000 000 đ
- Loại 490-502 0113 1 000 000 000 đ
- Loại 490-502 0116 4 500 000 000 đ
3.3 Nghiên cứu khoa học (Loại 370 - 371) 11 756 000 000 đ
3.4 Kinh tế (Loại 430 - 432) 300 000 000 đ
3.5 Bảo vệ môi trường (280-281) 260 000 000 đ
4. Thực hiện chính sách miễn, giảm học phí, học bổng và trợ cấp (Số lượng sinh viên và số dự toán thực hiện năm 2009)
4.1 Miễn, giảm học phí: 3.370.800.000 đồng
Cụ thể: Miễn học phí: 1.067 sinh viên = 2.560.800.000 đồng.
Giảm học phí: 675 sinh viên = 810.000.000 đồng
- 4.2 Học bổng, trợ cấp xã hội cho sinh viên: 1.347 sinh viên = 1 503 080 000 đồng
Cụ thể: Học bổng cho sinh viên: 1 321 sinh viên = 1 481 240 000 đồng
Trợ cấp xã hội: 26 sinh viên = 21 840 000 đồng
5. Kết quả kiểm toán năm 2008, năm 2009 (nếu có): Ngày được kiểm toán và kết luận kiểm toán: Chưa có kiểm toán.
6. Thu nhập bình quân
6.1 Thu nhập bình quân năm 2008
Thu nhập bình quân/ 1 tháng của giảng viên: 5 444 871 đ
Thu nhập bình quân/ 1 tháng của cán bộ HC phục vụ 2 980 290 đ
6.2 Thu nhập bình quân ước thực hiện năm 2009
Thu nhập bình quân/ 1 tháng của giảng viên: 5 989 358 đ
Thu nhập bình quân/ 1 tháng của cán bộ HC phục vụ 3 278 161 đ
IV. Về hình thức và địa điểm công khai
Tất cả các thông báo, báo cáo tổng kết, báo cáo Hội nghị CBVC, công tác tháng, công tác quý, lịch công tác tuần, chiến lược phát triển Trường, quy chế chi tiêu nội bộ, kế hoạch tài chính đầu năm, các quyết định và quy định của Nhà trường đều được công khai trên Website của Trường. Các tài liệu trên đều được in ấn và gửi đến các đơn vị trong Trường và lưu ở thư viện Trường.