Dưới đây, 2 cựu sinh viên trường Đại học Mỏ - Địa chất sẽ chia sẻ về cách thức “săn” được học bổng Thạc sĩ của mình. Hãy cùng tham khảo kinh nghiệm của 2 bạn để rút ngắn thời gian và khoảng cách tới đích nhé!
Điểm dừng chân sắp tới của các bạn tại một đất nước có nền văn hóa lâu đời, môi trường giáo dục tiên tiến. Một đất nước vô cùng xinh đẹp, nền kinh tế phát triển. Học bổng nhận được là diện học bổng chính phủ, được hỗ trợ học phí, vé máy bay 2 chiều và chi phí khi làm hồ sơ, hỗ trợ sinh hoạt phí từ cả 2 nước Nga và Việt Nam. TIPS là gì vậy? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
Như chúng ta đã biết, du học có nghĩa là đến một vùng đất mới để hiểu biết thêm về tri thức, học thêm một ngôn ngữ mới, để trải nghiệm về văn hóa, lối sống vùng đất ấy cũng như rèn luyện thêm kỹ năng của mình. Tuy nhiên, phải có chiến lược thực hiện cho từng bước:
Bước 1: Xác định chương trình học, loại học bổng và chọn trường
Hiện nay trên thế giới có rất nhiều chương trình Thạc sĩ, mỗi chương trình hướng đến mỗi đối tượng và mục đích đào tạo khác nhau, có những yêu cầu và đặc điểm khác nhau về đầu vào, chương trình học, học phí,… Do đó, việc đầu tiên cần làm khi muốn thực hiện giấc mơ du học là phải xác định được mục đích học của mình là gì và định hướng tương lai của mình.
Dựa trên nhà tài trợ học bổng, các chương trình học bổng hiện nay có thể phân thành 3 loại chính: học bổng Chính phủ, học bổng trường Đại học và các loại học bổng khác (tổ chức phi chính phủ, doanh nghiệp,…)
Có rất nhiều Chính phủ cung cấp học bổng cho sinh viên quốc tế và học bổng loại này thường là toàn phần. Đối với Chính phủ Liên bang Nga cấp học bổng cho công dân Việt Nam đi đào tạo tại Liên bang Nga theo các trình độ đại học, tiến sĩ, thạc sĩ, thực tập. Trong đó bao gồm các chỉ tiêu dành cho các Bộ, Ngành v à Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội. Việc xác định chọn trường phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm: danh tiếng, thứ hạng, mức học phí, sinh hoạt phí, ngành học mà mình quan tâm.
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ
Một bộ hồ sơ xin học bổng bao gồm các thành phần chính sau:
2.1. Bảng điểm và Bằng tốt nghiệp
Thành tích học tập tốt là một yếu tố thuận lợi cho quá trình xin học bổng, tuy nhiên không phải điều kiện tiên quyết. Bạn có thế đạt bằng tốt nghiệp loại Khá nhưng bảng điểm thể hiện thành tích tốt ở những môn chuyên ngành vẫn được đánh giá cao.
2.2. Yêu cầu về ngoại ngữ
Tùy thuộc vào yêu cầu của từng trường đại học mà mình xin vào học. Một số chương trình học bổng ở các nước không nói tiếng Anh và không học bằng tiếng Anh thì không yêu cầu chứng chỉ tiếng Anh
2.4. Kinh nghiệm làm việc (Working experience)
Một số chương trình Thạc sĩ yêu cầu kinh nghiệm làm việc, còn lại là không. Khi kinh nghiệm làm việc của bạn càng nhiều thì mức độ quan trọng của điểm GPA càng giảm đi.
2.5. CV/ Resume
Cách thức trình bày CV của bạn khác nhau tùy thuộc vào đặc điểm chương trình mà bạn nộp hồ sơ cũng như thành tích học tập và các kỹ năng của bạn.
Để có profile lý tưởng ứng tuyển du học sinh thì bạn cần phải có một hành trình nỗ lực học tập, nghiên cứu khoa học, các kỹ năng (ngoại ngữ, tin học, kỹ năng mềm), các thành tích, kinh nghiệm hoạt động Đoàn – Hội trong những năm học đại học. Tham gia thôi chưa đủ mà thành tích càng nhiều, càng hoành tráng thì càng nhiều điểm cộng. Tuy nhiên, CV phải hết sức trung thực.
2.6. Thư giới thiệu (Letter of Recommendation)
Thư giới thiệu là một thành phần đặc biệt trong bộ hồ sơ xin học bổng du học. Đặc biệt là vì đây là thành phần duy nhất của bộ hồ sơ bạn không thể chủ động kiểm soát nội dung của nó. Nếu được thầy cô viết thư giới thiệu cho thì đó là một lợi thế.
2.7. Bài luận cá nhân (Personal Statement/ Motivation Letter)
Đây là thành phần trung tâm và quan trọng nhất của bộ hồ sơ xin xin nhập học và học bổng. Bài luận cần gắn kết tất cả những mảnh ghép của cuộc đời bạn để viết thành một câu chuyện liền mạch hài hòa bắt đầu từ quá khứ, đưa đến hiện tại, và dẫn đến những dự định trong tương lai.
Bước 3: Nộp hồ sơ và phỏng vấn
Đây là phần cuối cùng và là phần quan trọng nhất, cần đọc kĩ thông tin và làm theo yêu cầu.
Thời gian toàn bộ quá trình chuẩn bị và nộp hồ sơ tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có cả sự may mắn nhé.
Thời gian xin học bổng này sẽ dài và cần phải kiên trì để có được thành quả. Toàn bộ quá trình từ lúc chuẩn bị hồ sơ cho đến khi được phỏng vấn thường kéo dài từ 6 tháng đến 1 năm. Chúc các bạn thành công!
--------
Ngoài học bổng diện Hiệp định học Thạc sỹ tại Liên bang Nga mà Uyên và Phượng đã xuất sắc đạt được, sinh viên của HUMG CÓ NHIỀU CƠ HỘI TIẾP CẬN VỚI CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỌC BỔNG KHÁC.
Các học bổng tự do như Học bổng Chính phủ, Hiệp định, học bổng trực tiếp của các Trường Đại học, sinh viên HUMG đặc biệt được tham gia các học bổng trong khuôn khổ các dự án hợp tác quốc tế mà Trường tham gia, bao gồm: Học bổng Erasmus+ học chuyển tiếp Thạc sỹ tại Pháp; Học bổng Thạc sỹ theo dự án NORPART tại Na-uy; Học bổng UNESCO tại Ba Lan; Học bổng Chính phủ Trung Quốc theo chương trình hợp tác trực tiếp giữa HUMG với các Trường Đại học Trung Quốc.
|
Phạm Thu Uyên - K61 Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh |
|
Nguyễn Minh Phượng - K61 Khoa Kinh tế và Quản trị Kinh doanh |