Địa điểm: Phòng họp Thuận Thành, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Phường Đức Thắng - Quận Bắc Từ Liêm - TP Hà Nội;
Trân trọng kính mời các đại biểu và nhà khoa học quan tâm tới dự.
Nâng cao chất lượng mẫu BiFeO3 pha tạp các ion kim loại chuyển tiếp và đất hiếm (tính chất sắt điện, sắt từ) và xây dựng quy trình thử nghiệm mẫu vật liệu BiFeO3 pha tạp trong thiết bị chuyển đổi cơ – điện
Tính mới và sáng tạo:
Chế tạo thành công vật liệu BiFeO3 pha tạp các nguyên tố nhóm 4f và vật liệu BiFeO3 pha tạp đồng thời các nguyên tố nhóm 3d và 4f, tính chất sắt điện và sắt từ của vật liệu BiFeO3 được tăng cường khi pha tạp nguyên tố nhóm 4f hoặc pha tạp đồng thời các nguyên tố nhóm 3d và 4f và thử nghiệm ứng dụng vật liệu nền BiFeO3 trong thiết bị chuyển đổi cơ - điện.
Kết quả nghiên cứu:
- Đã chế tạo thành công vật liệu BiFeO3, vật liệu BiFeO3 pha tạp các nguyên tố thuộc nhóm 4f (Gd, Nd, Sm và Y), vật liệu pha tạp đồng thời các nguyên tố thuộc nhóm 3d và 4f bằng phương pháp sol-gel. Vật liệu BiFeO3 có cấu trúc mặt thoi, hằng số mạng a = 5,585 Å, c = 13,866 Å và kích thước tinh thể LXRD = 60 nm. Khi pha tạp các nguyên tố nhóm 4f hoặc pha tạp đồng thời các nguyên tố thuộc nhóm 3d và 4f vào vật liệu nền BiFeO3 đều làm giảm hằng số mạng, kích thước tinh thể trung bình.
- Vật liệu BiFeO3 thể hiện trật tự sắt từ yếu có Ms = 0,053 emu/g và Mr = 0,011 emu/g. Khi pha tạp nguyên tố nhóm 4f hoặc pha tạp đồng thời các nguyên tố nhóm 3d và 4f vào vật liệu BiFeO3 đã làm cho Ms, Mr tăng. Vật liệu BiFeO3 pha tạp các nguyên tố 4f có từ độ Ms tăng khoảng 2÷ 5 lần, trong khi đó vật liệu pha tạp đồng thời các nguyên tố 3d và 4f từ độ Ms tăng khoảng 8 ÷ 20 lần so với Ms của vật liệu nền BiFeO3.
- Vật liệu BiFeO3 thể hiện tính chất sắt điện yếu với Ps = 1,26 µC/cm2 và Pr = 0,75 µC/cm2. Khi pha tạp Gd vào vật liệu BiFeO3 giá trị Ps tăng khoảng 6 lần, giá trị Pr tăng khoảng 5 lần. Tính chất sắt điện của vật liệu BiFeO3 pha tạp đồng thời các nguyên tố nhóm 3d và 4f được cải thiện tốt hơn so với vào vật liệu BiFeO3 chỉ pha tạp Gd.
- Xây dựng mạch điện tử cho nguồn phát tần số. Nguồn có công suất 30 W, tín hiệu ra có điện áp thay đổi từ 12 V tới 98 V, tần số thay đổi từ 880 Hz tới 63 kHz.
Đã tiến hành thử nghiệm ứng dụng một số mẫu vật liệu pha tạp đồng thời trong thiết bị chuyển đổi cơ - điện. Kết quả cho thấy mẫu pha tạp đồng thời (Ho, Ni) phát tín hiệu âm lớn và mạnh nhất ở tần số 4,9 kHz và 10,3 kHz.
Sản phẩm của đề tài:
Sản phẩm khoa học
- 03 bài báo đăng trên tạp chí quốc tế thuộc danh mục ISI/Scopus.
- 01 bài báo đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước.
- 02 báo cáo khoa học tại hội nghị, hội thảo chuyên ngành.
Sản phẩm đào tạo
- 01 cử nhân bảo vệ thành công
- 01 thạc sỹ bảo vệ thành công
Sản phẩm ứng dụng
- 01 Quy trình công nghệ chế tạo vật liệu BiFeO3 pha tạp các nguyên tố đất hiếm (thuộc nhóm 4f) và kim loại chuyển tiếp (thuộc nhóm 3d).
- 01 Mẫu vật liệu BiFeO3 pha tạp các nguyên tố đất hiếm (thuộc nhóm 4f) và kim loại chuyển tiếp (thuộc nhóm 3d).
- 01 Quy trình công nghệ thử nghiệm ứng dụng vật liệu BiFeO3 pha tạp trong thiết bị chuyển đổi cơ-điện.
Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu:
- Trường ĐH Mỏ - Địa chất: Đưa kết quả nghiên cứu vào bài giảng, giáo trình phục vụ đào tạo đại học và sau đại học