Nghiệm thu cấp Cơ sở đề tài NCKH cấp Bộ mã số B2019 –MDA - 04 do TS Lê Thị Vinh làm chủ nhiệm

04/01/2021

Trường Đại học Mỏ - Địa chất tổ chức Hội đồng nghiệm thu cấp Cơ sở  đề tài KH&CN cấp Bộ  "Tổng hợp và chức năng hóa vật liệu nano phát quang chứa Tb3+ định hướng" mã số B2019 –MDA - 04 do TS Lê Thị Vinh làm chủ nhiệm

Mã số: B2019 –MDA - 04

Thời gian thực hiện: 2019-2020

Chủ nhiệm đề tài: TS Lê Thị Vinh

Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Thời gian nghiệm thu: 14h00' ngày 04 tháng 01 năm 2021 (Thứ Hai)

Địa điểm: Phòng họp Phổ Yên, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Phường Đức Thắng - Quận Bắc Từ Liêm - TP Hà Nội;

Trân trọng kính mời các đại biểu và nhà khoa học quan tâm tới dự.

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

- Tổng hợp thành công vật liệu nano phát quang chứa Tb3+ phát quang vùng màu xanh, thân thiện với cơ thể người.

- Chức năng hóa và liên hợp hóa vật liệu nano phát quang chứa Tb3+ và gắn chúng với một số phần tử hoạt động y sinh học để nhận dạng, phát hiện tế bào ung thư.

Tính mới và sáng tạo:

Vật liệu TbPO4.H2O sau khi tổng hợp được bọc lớp silica, chức năng hóa, liên hợp hóa tạo   bằng cách gắn các nhóm NH2, folat thành phức hợp nano y sinh TbPO4.H2O@silica-NH-FA. Phức hợp này đã sử dụng thử nghiệm khả năng phát hiện, nhận dạng tế bào ung thư vú - MCF7.

 

Kết quả nghiên cứu:

- Đã tổng hợp thành công vật liệu nano phát quang TbPO4.H2O bằng phương pháp thủy nhiệt. Vật liệu có các đặc trưng: dạng thanh với kích thước chiều dài 300 nm ÷ 500 nm, đường kính cỡ 20 nm ÷ 50 nm; cấu trúc tinh thể hexagonal; phát màu xanh tại các bước sóng 488, 540, 585 và 621 nm ứng với các chuyển dời đặc trưng 5D47F6, 5D47F5, 5D47F45D47F3 của ion Tb(III).

- Đã tiến hành bọc silica, chức năng hóa bằng cách gắn nhóm NH2 và liên hợp sinh học vật liệu nano phát quang TbPO4.H2O kết hợp với IgG, axit folic định hướng ứng dụng đánh dấu và phát hiện.

- Đã thử nghiệm khả năng phát hiện, nhận dạng tế bào ung thư vú - MCF7 và HT-29 sử dụng vật liệu phức hợp nano y sinh có chứa TbPO4.H2O cho ánh sáng xanh mạnh. Với tính chất này, vật liệu nano phát quang TbPO4.H2O tổng hợp được có triển vọng ứng dụng trong đánh dấu huỳnh quang y sinh.

 Sản phẩm của đề tài:

Sản phẩm khoa học

- 01 Bài báo đăng trên tạp chí khoa học quốc tế

- 02 Bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành trong nước

- 01 báo đăng tạp chí hội nghi (ERSD 2020) Trường Đại học Mỏ - Địa Chất

Sản phẩm đào tạo

01 thạc sỹ bảo vệ thành công

- Hỗ trợ 01 NCS đã bảo vệ.

Sản phẩm ứng dụng

01 Quy trình tổng hợp vật liệu nano phát quang chứa Tb3+

- 03 Mẫu thử nghiệm sử dụng vật liệu nano phát quang chứa Tb3+

Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu:

Trường ĐH Mỏ - Địa chất: Đưa kết quả nghiên cứu vào bài giảng, giáo trình phục vụ đào tạo đại học và sau đại học