Lễ phát động: Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó bạo lực trên cơ sở giới năm 2021

07/12/2021

Từ năm 2013, Quỹ dân số Liên hiệp quốc (UNFPA) đã liên tục hỗ trợ Chính phủ Việt Nam, các tổ chức quần chúng và xã hội trong việc tổ chức các Chiến dịch truyền thông cấp quốc gia về xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái. Chiến dịch hành động được tổ chức vào tháng 11-12 hàng năm nhằm hưởng ứng ngày quốc tế xóa bỏ bạo với phụ nữ và trẻ em gái (25/11) và 16 ngày hành động chấm dứt bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái (25/11 – 10/12). Kết quả to lớn và tác động của những chiến dịch này đã góp phần đáng kể vào giảm thiểu bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái ở Việt Nam. Năm 2016 Chính phủ Việt Nam đã công nhận tháng 11 hàng năm là Tháng hành động về Bình đẳng giới và phòng chống bạo lực giới.

Năm nay, năm 2021 là năm thứ 6 liên tiếp, Bộ LĐTBXH tổ chức triển khai tháng hành động với Chủ đề “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xoá bỏ bạo lực trên cơ sở giới”. Việc này thể hiện quyết tâm của Chính phủ Việt Nam, các bộ ban ngành, đoàn thể trong việc thúc đẩy bình đẳng giới, đảm bảo phụ nữ và trẻ em gái được sống một cuộc sống không có bạo lực. 

Với chủ đề “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng quyền năng và tạo cơ hội cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xoá bỏ bạo lực trên cơ sở giới”, TS. Bùi Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch Công đoàn Trường Đại học Mỏ - Địa chất đã kêu gọi toàn thể cán bộ viên chức, người lao động, sinh viên, người học thuộc trường cùng chung tay hành động, để thực sự tạo ra những tác động tích cực đến từng cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan, với các hành động cụ thể như:

-Thứ nhất: Tuyên truyền, vận động toàn xã hội góp sức nhằm thực hiện hiệu quả các chính sách, chương trình về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới.

- Thứ 2: Thúc đẩy thực hiện luật pháp, chính sách, vận động xã hội về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới.

- Thứ 3: Khuyến khích, kêu gọi mọi người cùng lên tiếng, cùng hành động để chấm dứt bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái.

- Thứ 4: Tăng cường giáo dục kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ, tự phòng ngừa bạo lực, xâm hại cho phụ nữ và trẻ em, cho cha mẹ, các thành viên gia đình, người làm công tác bình đẳng giới và bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

- Thứ 5: Giảm thiểu tình trạng bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em;

- Thứ 6: Đẩy mạnh công tác phòng ngừa, phát hiện và ngăn chặn, xử lý kịp thời các vụ việc bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em.

Hy vọng toàn thể cán bộ viên chức, người lao động, sinh viên, người học thuộc Trường Đại học Mỏ - Địa chất sẽ đứng lên, cùng hành động để giải quyết sự bất bình đẳng, bất công và bạo lực đối với trẻ em gái và phụ nữ.

TS. Bùi Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch Công đoàn trường

Phòng QHCC & DN

Các bài viết khác