Nghiệm thu cấp Bộ đề tài NCKH cấp Bộ mã số B2020-MDA-14 do TS Nguyễn Quốc Long làm chủ nhiệm

09/05/2022

Trường Đại học Mỏ - Địa chất tổ chức Hội đồng nghiệm thu cấp Bộ đề tài KH&CN cấp Bộ  "Nghiên cứu đề xuất qui trình thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ lớn 1:2000, 1:1000 và 1:500 cho địa hình khu vực mỏ lộ thiên tại Việt Nam trên cơ sở ứng dụng UAV giá thành thấp và máy ảnh thông thường" mã số B2020-MDA-14 do TS Nguyễn Quốc Long làm chủ nhiệm

Mã số: B2020 - MDA - 14

Thời gian thực hiện: 2020 - 2021

Chủ nhiệm đề tài: TS Nguyễn Quốc Long

Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Thời gian nghiệm thu: 8h30' ngày 10 tháng 5 năm 2022 (Thứ Ba)

Địa điểm: Phòng họp Phổ Yên, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Phường Đức Thắng - Quận Bắc Từ Liêm - TP Hà Nội;

Trân trọng kính mời các đại biểu và nhà khoa học quan tâm tới dự.

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Xây dựng được quy trình thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ lớn 1:2000, 1:1000 và 1:500 cho địa hình khu vực mỏ lộ thiên tại Việt Nam trên cơ sơ ứng dụng UAV giá thành thấp và máy ảnh thông thường, phục vụ công tác quản lý kỹ thuật, thiết kế, tính toán khối lượng khai thác, đánh giá độ ổn định bờ mỏ và điều hành sản xuất mỏ

Tính mới và sáng tạo:

- Lần đầu tiên ở Việt Nam có có trình nghiên cứu đầy đủ, tổng hợp về ứng dụng máy bay không người lái giá thành thấp trong lập bản đồ địa hình tỷ lệ lớn ở mỏ lộ thiên.

- Xây dựng được quy trình hợp lý, tối ưu cho công tác đo vẽ thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ lớn bằng thiết bị giá thành thấp trong điều kiện mỏ lộ thiên Việt Nam.

Kết quả nghiên cứu:

- Xây dựng được quy trình thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ lớn 1:2000, 1:1000 và 1:500 cho địa hình khu vực mỏ lộ thiên tại Việt Nam trên cơ sơ ứng dụng UAV giá thành thấp và máy ảnh thông thường, phục vụ công tác quản lý kỹ thuật, thiết kế, tính toán khối lượng khai thác, đánh giá độ ổn định bờ mỏ và điều hành sản xuất mỏ.

Sản phẩm của đề tài

1. Sản phẩm khoa học

- 01 Bài báo đăng trên tạp chí ISI thuộc nhóm Q3 của danh mục SCIE

- 02 Bái báo đăng trên tạp chí Scopus

- 01 Bài báo đăng trên tạp chí quốc tế

- 01 Bài báo đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước

- 01 Bài báo đăng trong tuyển tập hội nghị quốc tế

2. Sản phẩm đào tạo

- Hướng dẫn thành công 03 Thạc sỹ

3. Sản phẩm ứng dụng

- 01 Báo cáo về cơ sở dữ liệu phục vụ tính toán việc thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ lớn 1:2000, 1:1000 và 1:500 cho địa hình khu vực mỏ lộ thiên tại Việt Nam sử dụng UAV giá thành thấp và máy ảnh thông thường

- 01 Quy trình thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ lớn 1:2000, 1:1000 và 1:500 cho địa hình khu vực mỏ lộ thiên tại Việt Nam trên cơ sở ứng dụng UAV giá thành thấp và máy ảnh thông thường, phục vụ công tác quản lý kỹ thuật, thiết kế, tính toán khối lượng khai thác, đánh giá độ ổn định bờ mỏ và điều hành sản xuất mỏ

- 01 Sáng chế/Giải pháp hữu ích (được chấp nhận đơn)

Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu:

1. Phương thức chuyển giao

- Chuyển giao bằng hình thức tư vấn và đào tạo.

2. Địa chỉ ứng dụng

- Các công ty khai thác mỏ lộ thiên, cụ thể là mỏ Đông Đá Mài thuộc Tổng công ty than Đông Bắc. Các nội dung áp dụng tại mỏ này là “Nội dung 5” và “Nội dung 6”. Sản phẩm ứng dụng là các bản đồ mỏ tỷ lệ 1:2000, 1:1000, 1:500.

- Trường Đại học Mỏ - Địa chất và các trường đại học đào tạo ngành Kỹ thuật Trắc địa - Bản đồ ở Việt Nam. Các nội dung áp dụng là “Nội dung 2”, “Nội dung 3”, “Nội dung 4” và “Nội dung 7”. Sản phẩm ứng dụng là các “Báo cáo chuyên đề”, “Báo cáo về cơ sở dữ liệu phục vụ tính toán việc thành lập bản đồ địa hình mỏ tỷ lệ lớn” và “Quy trình thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ lớn bằng công nghệ UAV giá thành thấp”.

3. Tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu

a. Đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo

- Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần bổ sung tài liệu phục vụ công tác đào tạo đại học và sau đại học cho sinh viên và học viên cao học Kỹ thuật Trắc địa - Bản đồ và Khai thác mỏ tại trường đại học Mỏ - Địa chất và các trường đại học khác.

b. Đối với lĩnh vực khoa học và công nghệ có liên quan

(i) Đối với khoa học công nghệ khai thác mỏ lộ thiên:

 Quy trình thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ lớn 1:2000, 1:1000 và 1:500 cho địa hình khu vực mỏ lộ thiên tại Việt Nam trên cơ sơ ứng dụng UAV giá thành thấp và máy ảnh thông thường được tích hợp với hệ thống dữ liệu công nghệ mỏ vừa làm nền tảng vừa là dữ liệu ra quyết định trong toàn bộ nội dung công nghệ khai thác mỏ lộ thiên.

 (ii) Đối với khoa học môi trường

Quy trình thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ lớn 1:2000, 1:1000 và 1:500 cho địa hình khu vực mỏ lộ thiên tại Việt Nam trên cơ sơ ứng dụng UAV giá thành thấp và máy ảnh thông thường là cơ sở định vị cho các dữ liệu về chuyên đề tài nguyên và môi trường kể cả ô nhiễm môi trường, suy thoái môi trường và tài biến môi trường.

c. Đối với phát triển kinh tế-xã hội

- Ứng dụng qui trình thành lập bản đồ tỷ lệ lớn cho các mỏ lộ thiên ở Việt Nam có thể giúp cho thực tế sản xuất triển khai áp dụng công nghệ này theo một qui trình chuẩn, tránh sai sót, nhầm lẫn, đảm bảo độ chính xác. Giảm thời gian và công sức lao động ngoại nghiệp trong công tác thành lập bản đồ tại các mỏ, tiết kiệm chi phí sản xuất.

d. Đối với tổ chức chủ trì và các cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu

- Đơn vị chủ trì: Báo cáo tổng kết đề tài có thể là tài liệu tham khảo hữu ích cho cán bộ nghiên cứu giảng dạy, học viên cao học, sinh viên ngành kỹ thuật Trắc địa - Bản đồ và Khai thác mỏ; giúp học viên và sinh viên trang bị được kiến thực thực tế để có thể làm việc được ngay với công nghệ UAV trong thực tế sản xuất.

- Cơ sở áp dụng kết quả nghiên cứu: Các cán bộ kỹ thuật tại các đơn vị sản xuất có cơ hội tiếp cận với công nghệ mới trên thế giới, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Áp dụng công nghệ UAV vào thực tế sản xuất thành lập bản đồ địa hình mỏ lộ thiên, giúp giảm thời gian và công sức lao động, tiết kiệm chi phí, đặc biệt đối với các mỏ có địa hình khó khăn, không thể tiếp cận trực tiếp để đo vẽ.

 

Phòng KHCN