Địa điểm: Phòng họp Thuận Thành, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Phường Đức Thắng - Quận Bắc Từ Liêm - TP Hà Nội;
Trân trọng kính mời các đại biểu và nhà khoa học quan tâm tới dự.
- Phát triển được phương pháp tính toán kết cấu chống của đường hầm metro chịu tác dụng của động đất có khả năng thực hành cao và đạt độ tin cậy cần thiết;
- Sử dụng phương pháp được nghiên cứu, phát triển để khảo sát, đánh giá ứng xử của kết cấu đường hầm metro chịu tải trọng động đất trong điều kiện địa chất điển hình của Việt Nam.
Tính mới và sáng tạo:
Nội dung đề tài sẽ góp phần phát triển và hoàn thiện một phương pháp số để tính toán kết cấu vỏ hầm của đường hầm thuộc hệ thống metro dưới ảnh hưởng của các tải trọng động đất với các ưu điểm của cả hai nhóm phương pháp giải tích và phương pháp số: phương pháp tính đơn giản, thời gian tính toán nhanh và các kết quả thu được từ phương pháp có độ chính xác tương đối cao, có thể phục vụ cho việc đánh giá sự ổn định của đường hầm. Phương pháp lực kháng (HRM) sau khi được phát triển sẽ có thể sử dụng để tính toán cho kết cấu chống các đường hầm metro có hình dạng tiết diện ngang khác nhau dưới ảnh hưởng của động đất, có độ chính xác cao hơn. Các kết quả của đề tài cũng là cơ sở quan trọng để xây dựng các tiêu chuẩn và quy chuẩn thiết kế cho kết cấu chống của các công trình ngầm, các đường hầm thuộc hệ thống metro trong khu vực đô thị.
Kết quả nghiên cứu:
- Tổng quan về các phương pháp tính toán kết cấu chống đường hầm metro chịu tác dụng của tải trọng động đất.
- Phát triển phương pháp tính toán kết cấu chống của đường hầm metro chịu tải trọng động đất bằng phương pháp lực kháng (HRM).
- Kiểm chứng độ tin cậy của phương pháp được đề xuất bằng các phần mềm thương mại khác hoặc bằng các số liệu thực nghiệm
- Nghiên cứu, đánh giá và tiến hành khảo sát điều kiện địa chất, địa chất thủy văn của một đoạn đường hầm metro Hà Nội, tuyến số 03: Nhổn-Ga Hà Nội và một đoạn đường hầm metro thuộc tuyến số 1 Bến Thành - Suối Tiên, Thành phố Hồ Chí Minh. Đánh giá đặc điểm của các trận động đất có thể ảnh hưởng đến khu vực Hà Nội, khu vực nơi có đường hầm metro và một số đặc điểm của đường hầm. Đánh giá và đưa ra quy luật sự ảnh hưởng của một số yếu tố đầu vào của chương trình lực kháng (HRM) tới các kết quả tính toán sự ảnh hưởng của động đất tới kết cấu chống đường hầm metro.
- Khảo sát và nghiên cứu sự ảnh hưởng của một số yếu tố đầu vào trong các phương pháp tính toán ảnh hưởng của động đất tới kết cấu chống của đường hầm metro.
- Sử dụng phương pháp tính toán đã được phát triển để tính toán thử nghiệm kết cấu chống đường hầm metro chịu tải trọng động đất trong một số điều kiện cụ thể tại dự án metro của thủ đô Hà Nội, tuyến số 03: Nhổn-Ga Hà Nội.
Sản phẩm của đề tài:
- 05 bài báo đăng trên tạp chí khoa học trong hệ thống ISI, bao gồm: 02 bài báo quốc tế ISI (SCIE thuộc nhóm Q2); 03 bài báo quốc tế ISI (Web of Science – ESCI) và Scopus (thuộc nhóm Q3 và Q4);
- 03 bài báo được đăng trong Tạp chí KHKT Mỏ - Địa chất;
- 01 sách tham khảo cấp nhà xuất bản có chỉ số ISBN.
- Góp phần đào tạo NCS (góp phần đào tạo nghiên cứu sinh; công bố các bài báo hoặc chuyên đề nghiên cứu sinh theo hướng nghiên cứu của đề tài. NCS đã bảo vệ thành công luận án và được cấp bằng TS;
- Đào tạo thành công một thạc sỹ theo hướng nghiên cứu của đề tài;
- Hướng dẫn thành công một nhóm sinh viên NCKH về hướng nghiên cứu của đề tài;
- Chương trình tính toán kết cấu chống của đường hầm metro chịu tải trọng động đất có kiểm chứng về độ tin cậy của chương trình;
- Bộ tài liệu hướng dẫn sử dụng chương trình tính toán kết chống của đường hầm metro chịu tải trọng động đất có kể đến ảnh hưởng của các môi trường khối đất, kích thước, cấu tạo của kết cấu chống tới sự ổn định của đường hầm;
- Báo cáo kết quả tính toán thử nghiệm kết cấu chống hầm metro chịu tác dụng của tải trọng động đất trong một số điều kiện cụ thể tại dự án metro Hà Nội.
Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu:
- Báo cáo phân tích và các tài liệu hướng dẫn, chương trình phần mềm của đề tài được chuyển giao và lưu trữ tại trường Đại học Mỏ - Địa chất dưới dạng bản in và bản mềm trong đĩa CD phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học của Nhà trường.
- Các báo cáo phân tích và các tài liệu hướng dẫn được chuyển giao cho các chuyên gia, giảng viên, nghiên cứu viên… của các Trường Đại học và Viện nghiên cứu về lĩnh vực Xây dựng công trình ngầm (đặc biệt là xây dựng hầm metro); các Vụ, Cục chuyên môn thuộc Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông thông qua hình thức hội thảo tập trung hoặc lớp tập huấn.
- Chương trình phần mềm sẽ được chuyển giao cho các đơn vị quan tâm không nằm trong các đơn vị ứng dụng sản phẩm của đề tài bằng phương thức ký hợp đồng kinh tế.
Địa chỉ ứng dụng
Ứng dụng trong tính toán, thiết kế vỏ chống lắp ghép của đường hầm metro tại Tổng công ty tư vấn thiết kế giao thông vận tải (Tedi), Ban quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội (MRB), Công ty cổ phần tư vấn thiết kế Sông Đà, Trung tâm KHCN Mỏ và môi trường, Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Mỏ & Công nghiệp và các đơn vị khác liên quan.
Tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu
Đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo
- Các phương pháp tính toán sự ảnh hưởng của tải trọng động đất đến sự ổn định của kết cấu hầm metro cùng với các kết quả nghiên cứu của đề tài trên cơ sở khảo sát, nghiên cứu các thông số của khối đất nơi đặt đường hầm và sự thay đổi của các thông số này dưới tác động của tải trọng động đất là nguồn tài liệu tham khảo tin cậy sử dụng trong công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học, hướng dẫn đồ án tốt nghiệp ở bậc đại học và luận văn, luận án sau đại học chuyên ngành Xây dựng công trình ngầm nói riêng và ngành Kỹ thuật Xây dựng nói chung. Đây cũng là hướng nghiên cứu mới để nhóm nghiên cứu tiếp tục phát triển và hoàn thiện;
- Kết quả nghiên cứu của đề tài mở ra một hướng nghiên cứu ứng dụng mới trong lĩnh vực thiết kế hầm metro tại Việt Nam cũng như với các công trình ngầm đào trong đất nằm ở độ sâu nhỏ khi đề cập đến sự ảnh hưởng của tải trọng động đất. Đây cũng là một trong những hướng nghiên cứu chủ đạo của nhóm nghiên cứu Phát triển bền vững công trình ngầm đang theo đuổi. Kết quả đề tài cũng đặt cơ sở ban đầu để các nhà nghiên cứu tiếp tục phát triển và có những nghiên cứu sâu hơn theo hướng này;
- Các sản phẩm khoa học được công bố của đề tài cũng góp phần làm tăng uy tín của các cơ sở giáo dục đại học.
Đối với lĩnh vực khoa học và công nghệ có liên quan
- Tiếp cận phương pháp nghiên cứu hiện đại trên thế giới hiện nay theo hướng sử dụng công nghệ hiện đại và phần mềm mô phỏng trong nghiên cứu tính toán thiết kế công trình ngầm.
Đối với phát triển kinh tế-xã hội
- Sản phẩm của đề tài là các phương pháp tính toán cho đường hầm metro chịu tải trọng động đất mà cụ thể hóa là một phương pháp tính toán số được phát triển và hoàn thiện, sử dụng chương trình MATLAB với thời gian tính toán rất ngắn (tính bằng giây), cho phép thực hiện các bài toán khảo sát, tính toán các thông số ảnh hưởng của các tải trọng động đất trong quá trình thiết kế các dự án hầm metro với các thông số đầu vào đơn giản. Chương trình tính này cho phép thay thế các phần mềm tính toán thương mại hiện hành vốn đòi hỏi chi phí đầu tư mua ban đầu lớn và thời gian tính toán mô hình kéo dài (có thể lên tới hàng nhiều tháng).
- Sản phẩm đề tài là công cụ tính toán hữu ích cho các cơ quan/đơn vị quản lý/đơn vị thiết kế (Tổng công ty tư vấn thiết kế giao thông vận tải (Tedi), Ban quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội (MRB), Công ty cổ phần tư vấn thiết kế Sông Đà, Trung tâm KHCN Mỏ và môi trường …) trong công tác thẩm định, quản lý chất lượng và lựa chọn các giải pháp thiết kế tối ưu cho các đường hầm metro trong khu vực đô thị hoặc các công trình ngầm giao thông trong điều kiện tương tự;
Đối với tổ chức chủ trì và các cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu
- Với tổ chức chủ trì: giúp nâng cao trình độ nghiên cứu khoa học công nghệ cho tập thể cán bộ tham gia. Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng là tài liệu tham khảo hữu ích cho cán bộ nghiên cứu, NCS, học viên cao học, sinh viên Trường Đại học Mỏ-Địa chất.
- Với cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu: là tài liệu tham khảo hữu ích, là công cụ có thể sử dụng trực tiếp trong thiết kế kết cấu vỏ chống đường hầm metro