Mục tiêu của đề tài
Xác định được các đặc trưng tiến hóa magma – kiến tạo rìa Bắc địa khối Kon Tum giai đoạn Proterozoi muộn – Paleozoi sớm
Tính mới và sáng tạo:
- Xác định được tổ hợp tuổi Paleozoi sớm của các thành tạo magma gabbro và amphibolite đới khâu Tam Kỳ - Phước Sơn.
- Xác định được đặc điểm thành phần vật chất của các thành tạo magma gabbro và amphibolite đới khâu Tam Kỳ - Phước Sơn.
- Làm rõ được bản chất kiến tạo và giai đoạn kiến tạo hình thành các đá magma nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu:
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu thực địa, thạch học, địa hóa, đồng vị và tuổi zircon U-Pb của đá magma Proterozoi muộn - Paleozoi sớm ở rìa bắc địa khối Kon Tum kết hợp với các công trình hiện có ở Đông Dương, đề tài đã đạt được một số kết quả quan trọng sau:
- Đề tài đã nghiên cứu được các đá magma được cho là có tuổi Proterozoi muộn – Paleozoi sớm khu vực rìa bắc địa khối Kon Tum, bao gồm: Phức hệ Núi Ngọc, phức hệ Khâm Đức, phức hệ Chu Lai và phức hệ Trà Bồng.
- Các kết quả nghiên cứu cho thấy các đá magma phức hệ Núi Ngọc thuộc phần phía bắc đới khâu tam Kỳ - Phước Sơn có tuổi thành tạo khoảng 520 – 460 tr.n., thuộc kiểu magma rìa lục địa hoạt động; Các đá magma thuộc hệ tầng Khâm Đức hình thành trong khoảng 460 – 450 tr.n., liên quan đến tách giãn bồn sau cung đới hút chìm Paleozoi sớm trong rìa bắc địa khối Kon Tum; các thành tạo magma phức hệ Trà Bồng thuộc khu vực có tuổi thành tạo khoảng 447 – 450 tr.n., thuộc kiểu magma cung lục địa; các thành tạo magma phức hệ Chu Lai có tuổi thành tạo khoảng 430 – 433 tr.n., thuộc kiểu magma lai tạo giữa kiểu I-, S hình thành liên quan đến giai đoạn bắt đầu va chạm mảng giữa khối Kon Tum và Trường Sơn trong Silua.
- Kết hợp với các công trình hiện có ở miền Trung Việt Nam cho thấy rằng quá trình hút chìm sớm trong Đại Cổ sinh được đánh giá từ cung nội đại dương (khoảng 520–500 Ma) đến cung lục địa (khoảng 500–444 Ma) do hút chìm của đại dương bên dưới địa khối Kon Tum giai đoạn kỷ Cambri giữa đến kỷ Ordovic giữa.
- Có thể xảy ra va chạm giữa KTM và TSB trong ca 430–440 Ma tạo thành granit loại S, mylonit cao của phức hệ Đại Lộc và đá biến chất HT, UHT trong KTM. Sự kiện kiến tạo này đã tập hợp đại tạo núi Trường Sơn và địa khối Kon Tum tạo thành Khối Đông Dương ngày nay.
- So sánh với các sự kiện kiến tạo tạo núi giai đoạn Paleozoi sớm dọc theo rìa phía bắc khối Gondwana trong thời kỳ Paleozoi sớm - Neoproterozoic, chúng tôi cho rằng trong thời kỳ đầu của Đại Cổ sinh, địa khối Kon Tum lân cận với các vi lục địa phức tạp ở phía tây bắc Gondwana, trong khi đai tạo núi Trường Sơn có thể nằm gần hoặc kết nối với địa hình Dương Tử – Cathaysia.
Sản phẩm của đề tài:
- 01 Bài báo trong danh mục ISI
- 02 Bài báo khoa học được đăng trên tạp chí trong nước thuộc danh mục các tạp chí tính điểm của HĐCDGSNN
- 02 bài báo trên hội nghị khoa học trong nước
- Hỗ trợ đào tạo 01 NCS bảo vệ thành công 1 chuyên đề hoặc đăng 1 bài báo theo hướng nghiên cứu của đề tài.
-01 bộ Bộ số liệu địa hóa, đồng vị và tuổi của các đá magma Proterozoi muộn – Paleozoi sớm rìa bắc địa khối Kon Tum.
Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu:
Phương thức chuyển giao:
Chuyển giao dưới dạng các bản in, các file số bằng các ở ghi USB.
Địa chỉ ứng dụng:
- Trường Đại học Mỏ - Địa chất.
- Các trường Đại học và Viện nghiên cứu có chuyên môn liên quan.
- Tổng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam.
Tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu
Về khoa học:
- Góp phần làm sáng tỏ được giái đoạn hình thành, đặc điểm thành phần vật chất và bản chất kiến tạo của các thành tạo magma đã được cho là thuộc tổ hợp ophiolite đới khâu Tam Kỳ Phước Sơn. Từ đó góp phần hiểu biết và làm rõ hơn đặc điểm địa chất, kiến tạo của khu vực.
Giá trị thực tiễn:
- Các kết quả nghiên cứu là những tài liệu quan trọng để định hướng các nghiên cứu về magma sinh khoáng trong khu vực từ đó có định hướng cho những nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này trong các nghiên cứu sau.