Nghiệm thu cấp Bộ đề tài NCKH cấp Bộ mã số B2022-MDA-01 do TS Nguyễn Thị Mai Dung làm chủ nhiệm

29/03/2024

Trường Đại học Mỏ - Địa chất tổ chức Hội đồng nghiệm thu cấp Bộ  đề tài KH&CN cấp Bộ  "Nghiên cứu xây dựng hệ thống hỗ trợ giám sát chất lượng môi trường dựa trên nguồn dữ liệu đám đông (crowdsourced) và công nghệ dữ liệu lớn" mã số B2022-MDA-01 do TS Nguyễn Thị Mai Dung làm chủ nhiệm

Mã số:  B2022-MDA-01

Thời gian thực hiện: 2022-2023 

Chủ nhiệm đề tài: TS Nguyễn Thị Mai Dung

Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Thời gian nghiệm thu: 14h00' ngày 01 tháng 4 năm 2024 (Thứ Hai)

Địa điểm: Phòng họp Thuận Thành, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Phường Đức Thắng - Quận Bắc Từ Liêm - TP Hà Nội;

Trân trọng kính mời các đại biểu và nhà khoa học quan tâm tới dự.

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Mục tiêu:

- Xây dựng được phần mềm thu thập dữ liệu người dùng chia sẻ trên thiết bị di động.

- Xây dựng được hệ thống hỗ trợ giám sát quản lý chất lượng môi trường trên nền tảng dữ liệu đám đông và công nghệ dữ liệu lớn.

Tính mới và tính sáng tạo

Đề xuất giải pháp công nghệ thông tin toàn diện, hiện đại để hỗ trợ công tác giám sát chất lượng môi trường tại các địa phương.

Kết quả nghiên cứu

- Xây dựng thành công phần mềm thu thập dữ liệu người dùng về môi trường trên thiết bị di động.

- Xây dựng thành công phần mềm hỗ trợ giám sát quản lý môi trường tích hợp công nghệ dữ liệu lớn và nguồn dữ liệu đám đông.

Sản phẩm

Sản phẩm khoa học

- 01 Bài báo đăng trên tạp chí thuộc danh mục ISI/Scopus

- 01 Bài báo đăng trên tạp chí quốc tế

- 01 Bài báo đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước

- 01 Bài báo hội nghị khoa học quốc tế, kỷ yếu thuộc danh mục ESCI/Scopus

Sản phẩm đào tạo

- 01 thạc sỹ bảo vệ thành công luận văn

- 01 thạc sĩ bảo vệ thành công luận văn đã được cấp bằng ThS

Sản phẩm ứng dụng

- 01 Phần mềm thu thập dữ liệu người dùng về môi trường trên thiết bị di động

- 01 Phần mềm hỗ trợ giám sát quản lý môi tích hợp công nghệ dữ liệu lớn và nguồn dữ liệu đám đông

Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu

Phương thức chuyển giao

- Khả năng ứng dụng: Các kết quả nghiên cứu của đề tài có thể ứng dụng, triển khai tại các Sở TN&MT, Tổng cục môi trường.

- Phương thức chuyển giao: Kết quả thông qua tập huấn, đào tạo. Trong đó việc đào tạo được tiến hành đảm bảo cán bộ địa phương có khả năng làm chủ, khai thác, sử dụng phần mềm.

- Địa chỉ ứng dụng

- Các Sở TN & MT, Tổng cục môi trường – Bộ TN&MT.

- Triển khai thử nghiệm tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Nam

Phòng KHCN