Logo dự án ANGEL và Logo Chương trình Erasmus+
Dự án có sự tham gia của 16 Trường Đại học và Viện nghiên cứu thuộc Châu Âu và Đông Nam Á, trong đó có Trường Đại học Mỏ - Địa chất, nhằm xây dựng một mạng lưới phát triển hệ sinh thái sáng tạo về lãnh đạo – khởi nghiệp và tạo dựng giá trị trong khu vực ASEAN.
THÔNG TIN CHUNG
Tên dự án: ASEAN Network for Green Entrepreneurship and Leadership
(Tiếng Việt: Mạng lưới khởi tạo và lãnh đạo doanh nghiệp xanh của ASEAN)
Tên viết tắt: ANGEL
Thời gian thực hiện: 15/01/2021 – 14/01/2024
Thành viên dự án: 16 Trường Đại học và Viện nghiên cứu thuộc Châu Âu và Đông Nam Á. Bao gồm:
CÁC CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN NỘI DUNG DỰ ÁN:
- Các vấn đề của thị trường lao động, bao gồm giáo dục nghề nghiệp/thất nghiệp ở người trẻ.
- Môi trường và biến đổi khí hậu.
- Giáo dục và học tập kỹ năng khởi tạo doanh nghiệp và tạo dựng các giá trị.
- Quan hệ hợp tác giữa Nhà trường và Doanh nghiệp, Kỹ năng khởi nghiệp và tạo dựng giá trị, kỹ năng tìm việc của sinh viên khi tốt nghiệp
MỤC TIÊU CHUNG DỰ ÁN:
- Hỗ trợ hiện đại hóa, quốc tế hóa trong giáo dục đại học tại các trường đại học Đông Nam Á.
- Góp phần thúc đẩy hợp tác giữa Châu Âu và Đông Nam Á, và giữa các trường thành viên dự án.
MỤC TIÊU CỤ THỂ: Dựa trên các mục tiêu chung ở trên của ANGEL, dự án thiết kế cụ thể các mục tiêu sau với hy vọng xây dựng một Mạng lưới để phát triển hệ sinh thái sáng tạo về lãnh đạo – khởi nghiệp và tạo dựng giá trị trong khu vực ASEAN:
- Cẩm nang hướng dẫn: một cẩm nang hướng dẫn trực tuyến sẽ cung cấp thông tin thiết thực, được cá nhân hóa để xây dựng và lãnh đạo một doanh nghiệp xanh; một chương trình đào tạo có mục tiêu cụ thể sẽ hỗ trợ việc hình thành các công ty khởi nghiệp.
- Mạng lưới gắn kết: một mạng lưới các trường đại học sẽ tiếp cận và huy động các bên liên quan trong và ngoài ANGEL – được gọi là “Mang lưới đổi mới”. Trong nội bộ ANGEL sẽ bao gồm các giảng viên, nhân viên hành chính, nhà nghiên cứu, sinh viên và các đối tác bên ngoài ANGEL có liên quan có thể là các doanh nghiệp xã hội, công ty khởi nghiệp và các cơ quan chính phủ liên quan. “Mạng lưới đổi mới” ANGEL sẽ định hướng người học đến quá trình tư duy thiết kế; lãnh đạo hiệu quả và có trách nhiệm, hỗ trợ khởi nghiệp xanh từ cơ sở và phát triển bằng sáng chế / bản quyền.
- Trao đổi và chia sẻ: ANGEL-Hub sẽ là trung tâm phát triển các công ty khởi nghiệp giai đoạn đầu về công nghệ xanh, năng lượng và phát triển bền vững (gọi là Trung tâm khởi nghiệp); ANGEL-Site sẽ cung cấp tất cả thông tin cho sự phát triển và khả năng hiển thị của các công ty khởi nghiệp; ANGEL-Community sẽ kết nối tất cả các bên liên quan trong và ngoài Trường trong việc trao đổi kinh nghiệm và ý tưởng.
- Hỗ trợ: nhóm ANGEL-Enterprise sẽ có sứ mệnh hỗ trợ và thúc đẩy ANGEL trong dài hạn thông qua a) phát triển chuyên môn trong việc thương mại hóa tri thức và công nghệ của các trường Đại học, b) xây dựng quan hệ đối tác với các hệ sinh thái khởi nghiệp của quốc gia / khu vực / quốc tế.
KHUÔN KHỔ HOẠT ĐỘNG:
- Cải tiến chất lượng giáo dục đại học gắn liền với thị trường lao động và xã hội.
- Cải thiện năng lực của các cơ sở giáo dục đại học bằng việc phát triển các chương trình đào tạo mới và sáng tạo.
KẾT QUẢ DỰ KIẾN CỦA DỰ ÁN TẠI VIỆT NAM:
- Tăng cường năng lực cho 20 giảng viên và 50 viên chức hành chính.
- Xây dựng được 2 Mạng lưới đổi mới ANGEL (Innovative Unites) và 3 Trung tâm khởi nghiệp ANGEL (ANGEL-Hubs) để thúc đẩy sáng tạo, phát triển các ý tưởng khởi nghiệp và tạo dựng giá trị trong lĩnh vực công nghệ. Các tổ chức này sẽ cung cấp môi trường sáng tạo và tạo cảm hứng cho các ý tưởng khởi nghiệp.
- Xây dựng 2 Trung tâm Đổi mới, pháp lý và sinh viên ANGEL (ANGEL Innovate, law and student Units) để tiếp cận việc khởi nghiệp và tạo dựng giá trị một cách toàn diện, bao gồm huy động sự hỗ trợ từ chính sách, cơ sở và từ trường đại học (nghĩa là các nhóm đối tượng sau sẽ phải tham gia vào quá trình: giảng viên, nhà nghiên cứu và sinh viên cũng như viên chức hành chính).
- Huấn luyện/đào tạo cho các công ty khởi nghiệp.
- Tổ chức 2 ngày hội thông tin (Infodays) tại địa phương với mục đích thu hút sự tham gia của các công chức chính quyền, nhà đầu tư và doanh nghiệp địa phương để tạo ra hệ sinh thái khởi nghiệp mạnh mẽ hơn tại địa phương, hướng tới tương lai.
- Một hội thảo cấp quốc gia nhằm cập nhật các chính sách cũng như các mô hình đổi mới thưc tế tại Việt Nam.
Để đạt được các kết quả trên, dự án xây dựng 6 gói công việc. Mỗi gói công việc sẽ bao gồm các nhiệm vụ khác nhau, mỗi trường thành viên trong dự án đều phải chịu trách nhiệm phụ trách chính ít nhất 01 nhiệm vụ, đồng thời tham gia thực hiện tất cả các nhiệm vụ và các gói công việc khác trong dự án.
Đây là dự án Erasmus+ tăng cường năng lực thứ 3 mà Trường Đại học Mỏ - Địa chất tham gia với mong muốn cải tiến chất lượng giáo dục, xây dựng hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, thúc đẩy hợp tác trong khu vực và trên thế giới trong giáo dục và đào tạo nói chung và trong lĩnh vực lãnh đạo – khởi nghiệp nói riêng.