Văn phòng: Phòng 707, tầng 7 nhà C12 tầng khu A Trường ĐH Mỏ - Địa chất

Địa chỉ: Số 18 Phố Viên, phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 043.7551119

Email: tindiachat@humg.edu.vn

1. Giới thiệu chung về lịch sử phát triển

Bộ môn Tin học Địa chất được thành lập ngày 7 tháng 10 năm 2002, theo Quyết định số 381/QĐ-MĐC-TCCB của Hiệu trưởng trường Đại học Mỏ - Địa chất.

2. Cơ cấu cán bộ, viên chức trong đơn vị

Hiện tại, Bộ môn có 8 viên chức; trong đó: 1 Giáo sư, 7 Thạc sĩ (01 ThS đang công tác ở ngoài nước), 1 nhà giáo ưu tú.

3. Hoạt động chính và những kết quả đạt được

Bộ môn trực tiếp quản lý chuyên ngành học Tin học Địa chất (Geoinformatics), tham gia đào tạo liên thông, văn bằng hai, tại chức và sau đại học; Nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, phục vụ sản xuất.

Cán bộ Bộ môn là cố vấn khoa học, tham gia nhiều Hiệp hội nghề nghiệp, nghiên cứu, sản xuất chuyển giao công nghệ; là Ủy viên Hội đồng Đánh giá trữ lượng khoáng sản quốc gia; Ủy viên thường trực Liên hiệp Địa tin học Việt - Nhật,…

Từ năm 2002 đến nay, Bộ môn đã và đang đào tạo trên 480 sinh viên chuyên ngành, đã có 87 khóa (từ K47-K56) với 240 sinh viên tốt nghiệp ra trường. Các kỹ sư Tin học Địa chất hiện đang công tác tại các đơn vị thuộc các Bộ (Tài nguyên Môi trường, Khoa học Công nghệ, Công thương,…); Các Tập đoàn (Than và Khoáng sản Việt Nam, Dầu khí Quốc gia, Daewoo, Panasonic,.. ; Các Tổng Cục (Địa chất và Khoáng sản, Biển và Hải đảo, …), các Tổng Công ty, Công ty (Sông Đà, phần mềm FPT, Fujinet Co., Ltd., Giải pháp Công nghệ truyền thông đa phương tiện Sáng Kiến, CP Phần mềm Bravo,…)

Kết hợp với các Bộ môn, Khoa trong trường, đã hướng dẫn chính 3 NCS, 20 HVCH.

Cùng với công tác đào tạo, cán bộ của Bộ môn đã chủ trì 3 đề tài NCKH cấp Bộ, 2 đề tài NCKH Cơ bản cấp Nhà nước; 8 đề tài cấp Trường; chủ trì về phía Việt Nam 7 đề tài hợp tác với các nhà khoa học Nhật Bản, Thụy Sỹ, Pháp, Ý. Đang chủ nhiệm 01 Nhiệm vụ NCCB cấp Nhà nước; thực hiện chính 03 đề tài hợp tác quốc tế với một số trường Đại học, Viện nghiên cứu, Nhật Bản. Hoàn thành 25 đề tài phục vụ sản xuất, triển khai công nghệ cho các Tỉnh, Bộ, Ngành, Công ty.

Đã công bố 60 bài, gồm 35 bài báo, báo cáo khoa học trong nước, 3 bài đăng ở Tạp chí khoa học quốc tế, 25 báo cáo ở Hội nghị khoa học quốc tế; biên soạn 14 sách, giáo trình, trong đó có 2 đầu sách cấp nhà xuất bản.

Tham gia chính trong tổ chức nhiều hội thảo khoa học quốc tế.

4. Mục tiêu chính và hướng phát triển

Bổ sung, hoàn thiện tất cả các giáo trình do Bộ môn đảm nhiệm

Nâng cao năng lực khoa học, ngoại ngữ cho cán bộ trong Bộ môn đáp ứng ngày càng cao về yêu cầu đào tạo, NCKH và chuyển giao công nghệ, phục vụ sản xuất.

Chủ trì, tham gia, tư vấn các đề tài NCKH và các dự án sản xuất các cấp trong các lĩnh vực công nghệ thông tin ứng dụng, địa chất, môi trường, tai biến địa chất, biến đổi khí hậu,…

Tăng cường công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học với các đơn vị đào tạo, nghiên cứu, sản xuất trong và ngoài nước, đáp ứng yêu cầu tiến bộ khoa học về các lĩnh vực địa tin học

Hướng nghiên cứu chính: Ứng dụng phát triển công nghệ địa tin học (Web, WebGIS, Web3D, GIS, Geostatistics, trí tuệ nhân tạo, logic mờ, mã nguồn mở,…); Xây dựng mô hình, mô phỏng, cổng thông tin (GeoPortal), chương trình giám sát, cảnh báo sớm; Các phần mềm ứng dụng trong các ngành khoa học Trái Đất: đánh giá, quản lý tài nguyên khoáng sản rắn, lỏng, khí; địa chất công trình - địa kỹ thuật, địa chất tai biến, môi trường, biến đổi khí hậu,…

5. Các hình thức khen thưởng của tập thể và cá nhân trong đơn vị

Nhiều năm liền, Bộ môn được tặng danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, “Tập thể lao động tiên tiến”. Nhiều cá nhân được công nhận là chiến sỹ thi đua cấp cơ sở, cấp Bộ; bằng khen của Bộ, Chính phủ; Huân chương Lao động hạng 3; huy chương “Vì Sự nghiệp Giáo dục”. “Vì Sự nghiệp Khoa học Công nghệ”; “Vì Sự nghiệp Địa chất”,…