Tên ngành: XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NGẦM THÀNH PHỐ VÀ HỆ THỐNG TÀU ĐIỆN NGẦM
Mã xét tuyển đại học chính quy: 7580201_TD
Chỉ tiêu tuyển sinh đại học chính quy 2020: 60 chỉ tiêu
Trong đó:
- 40 chỉ tiêu xét tuyển theo các phương thức:
+ Xét tuyển dựa vào kết quả thi THPT quốc gia năm 2020;
+ Xét tuyển thẳng HSG theo kết quả học THPT, HSG cấp quốc gia, quốc tế;
+ Thí sinh có Chứng chỉ Tiếng Anh quốc tế trong thời hạn (tính đến ngày 22/06/2020) đạt IELTS 4.5 trở lên hoặc TOEFL ITP 450 trở lên hoặc TOEFL iBT 53 trở lên và có tổng điểm 2 môn thi THPTQG năm 2020 theo tổ hợp môn xét tuyển của Trường trừ môn thi Tiếng Anh, đạt từ 10 điểm trở lên, trong đó có môn thi Toán.
- 20 chỉ tiêu xét tuyển theo học bạ
Tổ hợp môn xét tuyển: Toán - Lý - Hóa; Toán - Lý - Anh; Văn - Toán - Lý; Toán - Hóa - Anh
1. Giới thiệu những nét cơ bản về ngành đào tạo
Ngành Xây dựng công trình ngầm thành phố và hệ thống tàu điện ngầm – Khoa Xây dựng - Trường đại học Mỏ - Địa chất cung cấp cho sinh viên môi trường đào tạo tốt nhất để sinh viên hình thành và phát triển nhân cách, đạo đức, tri thức cũng như các kỹ năng cơ bản để đạt được thành công về nghề nghiệp trong lĩnh vực xây dựng công trình ngầm thành phố và hệ thống tàu điện ngầm, đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Mục tiêu cụ thể: Có kiến thức Lý luận Chính trị, Khoa học Xã hội và Nhân Văn, hiểu biết về Pháp luật Việt Nam, hiểu biết về An ninh Quốc phòng. Có kiến thức và khả năng tự rèn luyện về thể chất.
Có kiến thức cơ bản về toán học, khoa học tự nhiên và cơ sở kỹ thuật phù hợp với ngành được đào tạo, đáp ứng việc tiếp thu các kiến thức chuyên ngành.
Có kiến thức chuyên sâu trong các lĩnh vực thiết kế và thi công xây dựng bao gồm: Thiết kế công trình ngầm thành phố và hệ thống tàu điện ngầm; Thiết kế kết cấu công trình; Thiết kế công nghệ và tổ chức thi công xây dựng công trình ngầm thành phố và hệ thống tàu điện ngầm; Phân tích kinh tế; Quản lý, tổ chức, chỉ đạo thi công, quản lý khai thác vận hành các công trình; Thiết kế tổ hợp thông gió, chiếu sáng, quy hoạch các công trình phụ trợ; Cung cấp năng lượng trong thi công, vận hành công trình ngầm thành phố và hệ thống tàu điện ngầm; Thiết kế vận hành hệ thống điện cung cấp cho hệ thống tàu điện ngầm.
Có đủ trình độ ngoại ngữ, tin học đáp ứng nhu cầu trong công việc.
Chuẩn đầu ra: Yêu cầu kiến thức chuyên môn: Hoàn thành chương trình đào tạo ngành Xây dựng công trình ngầm thành phố và hệ thống tàu điện ngầm được thiết kế theo chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bao gồm:
Kiến thức giáo dục đại cương: Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt nam và Tư tưởng Hồ Chí Minh; có kiến thức về khoa học cơ bản, đặc biệt là Toán học, làm nền tảng cho những kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành sau này; có sức khỏe và những kiến thức cần thiết đáp ứng yêu cầu học tập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Kiến thức cơ sở ngành
Trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ sở về:
Cơ lý thuyết; Cơ học kết cấu; Sức bền vật liệu; Vật liệu xây dựng;
Cơ sở địa chất công trình, địa chất thủy văn; Cơ học đất nền móng;
Cơ sở thiết kế công trình ngầm thành phố và hệ thống tàu điện ngầm;
Quy hoạch;
Thiết kế vận hành thông tin liên lạc và điều khiển hệ thống tàu điện ngầm;
Cung cấp năng lượng trong thi công, vận hành công trình ngầm thành phố và hệ thống tàu điện ngầm;
Thiết kế tổ hợp thông gió, chiếu sáng, quy hoạch các công trình phụ trợ;
Và một số kiến thức cơ sở ngành khác.
Kiến thức chuyên ngành
Trang bị cho sinh viên những kiến thức chuyên sâu về:
Các phương pháp thi công; Giám sát thi công; Tổ chức thi công, an toàn lao động và bảo vệ môi trường;
Quản lý, tổ chức khai thác vận hành các công trình;
Tin học ứng dụng; Quản lý rủi ro; Phân tích kinh tế; Pháp luật xây dựng; Quy hoạch đô thị; Sửa chữa cải tạo trong khi thi công, sử dụng và vận hành công trình ngầm.
2. Vai trò của ngành học này đối với sự phát triển của đất nước
Ngành Xây dựng công trình ngầm thành phố và hệ thống tàu điện ngầm, Khoa Xây dựng, Trường Đại học Mỏ - Địa chất tiếp tục phát triển theo đúng các chủ trương về Giáo dục và Đào tạo của Đảng và Nhà nước, đồng thời hoàn thành tốt sứ mạng và nhiệm vụ của mình trong việc đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế trong giai đoạn cách mạng Khoa học kỹ thuật lần thứ 4. Chiến lược phát triển Ngành Xây dựng công trình ngầm thành phố và hệ thống tàu điện ngầm là một phần trong chiến lược phát triển chung của Khoa Xây dựng, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, được xây dựng dựa trên các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục và đào tạo trong thời kỳ đổi mới, xu thế đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trình độ đại học, và sau đại học trong lĩnh vực Xây dựng, xu thế nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học và hợp tác Quốc tế, nhằm hội nhập Quốc tế.
3. Tại đại học Mỏ - Địa chất, sinh viên theo học ngành này sẽ được đào tạo các kiến thức chuyên ngành gì để áp dụng vào thực tế công việc
Sinh viên hoc tập tại ngành Xây dựng công trình ngầm thành phố và hệ thống tàu điện ngầm tại khoa Xây dựng được học các kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành về xây dựng công trình ngầm thành phố và hệ thống tàu điện ngầm, có thể vận dụng các kiến thức, kĩ năng được đào tạo vào công tác tư vấn, thiết kế, thi công, giám sát thi công các công trình ngầm thành phố và hệ thống tàu điện ngầm của các doanh nghiệp, các đơn vị hành chính sự nghiệp.
4. Kỹ sư (cử nhân) tốt nghiệp ngành này sẽ làm việc ở đâu, công việc cụ thể của họ làm gì (nêu 1 vài công việc cụ thể ứng với từng vị trí công việc)
Các Viện nghiên cứu Khoa học công nghệ, Viện thiết kế, quy hoạch thuộc lĩnh vực Xây dựng, Giao thông, …
Các Cơ quan quản lý nhà nước, Tổng công ty, Công ty, Xí nghiệp, Trung tâm về Tư vấn, Thiết kế, Giám sát, Thi công các công trình Xây dựng, Giao thông, Quản lý dự án tại Ban quản lý dự án về lĩnh vực xây dựng công trình ngầm thành phố và hệ thống tàu điện ngầm; Ban quản lý về chất lượng và vốn cũng như tiến độ của Nhà nước như Ban quản lý dự án đường sắt độ thị Hà Nội; Ban quản lý dự án hầm đường sắt đô thị của Sài Gòn;
Các đơn vị thiết kế, thi công, giám sát xây dựng công trình ngầm thành phố và hệ thống tàu điện ngầm;
Làm các cán bộ giảng dạy, đào tạo và nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng, trung học và đào tạo nghề;
Tiếp tục học các chương trình đào tạo Sau đại học như: Thạc sĩ, Tiến sĩ, hay trở thành Chuyên gia kỹ thuật.
5. Dự báo về nhu cầu nguồn nhân lực của ngành này hiện nay
Theo kết quả khảo sát việc làm sau tốt nghiệp: Tỷ lệ sinh viên có việc làm trong một năm kể từ khi tốt nghiệp đạt trên 90%, nhu cầu tuyển dụng các kỹ sư ngành Xây dựng công trình ngầm thành phố và hệ thống tàu điện ngầm là rất lớn, đặc biệt các cơ quan Nhà nước, Viện nghiên cứu, Ban Quản lý dự án, Công ty thiết kế, thi công công trình ngầm thành phố và hệ thống tàu điện ngầm tại các thành phố lớn như thủ đô Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh có nhu cầu nguồn nhân lực là rất lớn.
6. Những ưu đãi đặc biệt cho sinh viên theo học ngành này (nếu có)
Cơ sở vật chất, trang thiết bị, hệ thống phòng thí nghiệm phục vụ công tác giảng dạy tiên tiến, hiện đại.
Nhiều công trình nghiên cứu khoa học, dự án chuyển giao công nghệ được ứng dụng vào thực tế sản xuất tạo điều kiện thực hành cho sinh viên tiếp cận với thực tế sản xuất.
Cơ hội rèn luyện kỹ năng mềm thông qua các hoạt động phong trào sôi nổi, các lớp học ngắn hạn (free), các hoạt động ngoại khoá do Đoàn thanh niên - Hội sinh viên và câu lạc bộ Khoa Xây dựng tổ chức.
Có nhiều chương trình hợp tác trao đổi sinh viên với các trường trên thế giới, tạo cơ hội cho sinh viên được tham gia các khoá học tập ngắn hạn, các hoạt động trại hè tại nhiều quốc gia trên thế giới như: Pháp, Đức, Nga, Trung Quốc, Ba Lan..
7. Thông tin liên hệ
Khoa Xây dựng; tầng 6, nhà C, khu A, Trường Đại học Mỏ - Địa chất.
Địa chỉ: Số 18 Phố Viên, phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 0243. 752 2472
Email: khoaxaydung@humg.edu.vn
Website: http://ce.humg.edu.vn/