Hội thảo cấp Khoa về Xây dựng chương trình đào tạo trình độ đại học Ngành Ngôn ngữ Trung Quốc

03/11/2023

Sáng ngày 01/11, tại phòng họp Sông Công – Trường Đại học Mỏ - Địa chất đã tổ chức Hội thảo Xây dựng chương trình đào tạo trình độ đại học ngành Ngôn ngữ Trung Quốc (NNTQ).

Về phía đại biểu khách mời có: TS. Nguyễn Quốc Tư, Trưởng khoa Ngôn ngữ Trung Quốc, Đại học Đông Đô; TS. Trần Thị Bích Hường, khoa Ngôn ngữ Văn hóa Trung Quốc, Đại Học Ngoại Ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội; TS. Ngô Thanh Hương, Khoa tiếng Trung Quốc, Đại học Hà Nội; TS. Nguyễn Thế Chuyên, Chủ tịch Hội đồng quản trị công ty cổ phần môi trường và xây dựng Hợp Thành; Ông Lư Bình Phong, Học viện Kỹ thuật Tài chính Quảng Tây; Ông Trần Kim Đát, Tập đoàn chế tạo Công nghiệp JieSide.

Về phía Trường Đại học Mỏ - Địa chất có: GS.TS Trần Thanh Hải – Hiệu trưởng; PGS.TS Triệu Hùng Trường - Phó hiệu Trưởng nhà Trường; PGS.TS Nguyễn Đức Khoát - Trưởng phòng Đào tạo Đại học.

Về phía lãnh đạo Khoa KHCB có TS Công Tiến Dũng – Trưởng khoa - Chủ tịch Hội đồng Khoa; TS Nguyễn Mạnh Hùng – Phó Trưởng khoa KHCB, UV Hội đồng Khoa; ThS Dương Thúy Hường – Phó Trưởng khoa.

Về phía đại diện tổ chuyên môn xây dựng đề án mở ngành đào tạo Ngôn ngữ Trung Quốc có TS. Trần Thị Thu Hiền, tổ trưởng cùng 15 thầy cô trong tổ;   

Tại Hội thảo, các đại biểu đã tiến hành thảo luận về các nội dung trong bản tóm tắt Đề án mở ngành. Các thầy cô, chuyên gia, các nhà tuyển dụng đánh giá cao nội dung Đề án và tán đồng sự cấp thiết về việc mở ngành NNTQ nhất là định hướng tiếng Trung Quốc kỹ thuật, đây là một mảng đang cần nhiều nguồn lực mà các trường đào tạo Ngôn ngữ thông thường chưa làm được.

Sau khi ghi nhận những bản tham luận, những đóng góp ý kiến của các đại biểu tham gia dự hội thảo, Hội thảo thống nhất và nhất trí:

- Việc mở ngành đào tạo tiếng Trung Quốc là cấp thiết, là mục tiêu định hướng của nhà trường.

-  Nội dung, khung chương trình của đề án phân bố rõ ràng, hợp lý.

-  Trường Đại học Mỏ - Địa chất có rất nhiều lợi thế để mở ngành đào tạo từ cơ sở vật chất đến tiềm lực con người.

Hội thảo diễn ra trong không khí tập trung, cởi mở, các vấn đề được đề cập hết sức cụ thể trực tiếp. Các chuyên gia, đại diện các doanh nghiệp, thành viên trong tổ soạn thảo và giảng viên Bộ môn Ngoại ngữ đã tham gia phân tích và góp ý nhận xét cho chương trình thực để Đề án được thực hiện thành công.

Dưới đây là toàn cảnh Hội thảo:

 

 

 

 

 

 

 

 

Phòng QHCC & DN