Địa điểm: Phòng họp Thuận Thành, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Phường Đức Thắng - Quận Bắc Từ Liêm - TP Hà Nội;
Trân trọng kính mời các đại biểu và nhà khoa học quan tâm tới dự.
Phân tích và đánh giá được ứng xử của hai đường hầm tàu điện ngầm đặt song song gần nhau trong đô thị chịu tải trọng động đất có tính đến ảnh hưởng của công trình lân cận.
Tính mới và tính sáng tạo
Các kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học quan trọng để đánh giá đầy đủ những yếu tố ảnh hưởng của điều kiện tải trọng động đất, môi trường khối đất, kết cấu công trình ngầm và sự tồn tại của công trình lân cận đến ứng xử của hai đường hầm đào song song gần nhau trong đô thị và tương tác giữa chúng sau khi thi công chịu tải trọng động đất. Từ đó làm cơ sở nâng cao chất lượng, độ an toàn của các công trình ngầm sẽ được xây dựng trong tương lai.
Kết quả nghiên cứu
- Tổng quan phương pháp tính toán kết cấu chống đường hầm tàu điện ngầm chịu tải trọng động đất.
- Nghiên cứu ứng xử của hai đường hầm tàu điện ngầm đặt song song đào gần nhau chịu ảnh hưởng của công trình lân cận trong điều kiện tải trọng tĩnh.
- Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố vị trí tương đối giữa hai đường hầm và sự tồn tại của các công trình lân cận như tầng hầm, kết cấu móng đến ứng xử của hai đường hầm trong điều kiện tải trọng tĩnh.
- Nghiên cứu ứng xử của hai đường hầm tàu điện ngầm đặt song song gần nhau trong đô thị chịu tải trọng động đất có tính đến ảnh hưởng của công trình lân cận.
- Nghiên cứu đánh giá các thông số ảnh hưởng của các yếu tố vị trí tương đối giữa hai đường hầm và sự tồn tại của các công trình lân cận như tầng hầm, kết cấu móng đến ứng xử của hai đường hầm trong điều kiện tải trọng động đất.
- Ứng dụng kết quả nghiên cứu để tính toán kết cấu chống đường hầm cho điều kiện xây dựng một đoạn đường hầm tàu điện ngầm tuyến số 3: Nhổn - Ga Hà Nội, thành phố Hà Nội và một đoạn đường hầm tàu điện ngầm tuyến số 1: Bến Thành – Suối Tiên, thành phố Hồ Chí Minh.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố vị trí tương đối giữa hai đường hầm và sự tồn tại của các công trình lân cận như tầng hầm, kết cấu móng đến ứng xử của hai đường hầm chịu tải trọng động đất trong điều kiện xây dựng đường hầm tàu điện ngầm tuyến số 3: Nhổn - Ga Hà Nội, thành phố Hà Nội và đường hầm tàu điện ngầm tuyến số 1: Bến Thành – Suối Tiên, thành phố Hồ Chí Minh.
Sản phẩm
Sản phẩm khoa học
- Công bố 02 bài báo trên tạp chí khoa học quốc tế trong danh mục ISI;
- Công bố 02 bài báo trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước thuộc danh mục được HĐGSNN tính điểm;
- Công bố 01 bài báo hội nghị khoa học toàn quốc.
Sản phẩm về đào tạo
- Đào tạo 01 thạc sỹ được cấp bằng theo hướng nghiên cứu của đề tài.
Sản phẩm ứng dụng
- 01 Mô hình số phân tích ứng xử của hai đường hầm đặt song song gần nhau chịu tải trọng động đất có tính đến ảnh hưởng của công trình lân cận;
- 01 Tài liệu hướng dẫn tính toán vỏ chống đường hầm chịu tác dụng của tải trọng động đất.
Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu
Phương thức chuyển giao
- Các sản phẩm của đề tài được chuyển giao và lưu trữ tại trường Đại học Mỏ - Địa chất phục vụ cho công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học của Nhà trường.
- Các sản phẩm của đề tài được chuyển giao cho các nhà khoa học, chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực kỹ thuật xây dựng công trình ngầm của các Viện nghiên cứu, các Trường Đại học đào tạo về lĩnh vực xây dựng; các vụ, cục chuyên môn thuộc Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải thông qua hình thức hội thảo tập trung hoặc lớp tập huấn.
- Chương trình phần mềm sẽ được chuyển giao cho các đơn vị quan tâm không nằm trong các đơn vị ứng dụng sản phẩm của đề tài bằng phương thức ký hợp đồng kinh tế.
Địa chỉ ứng dụng
Tổng công ty tư vấn thiết kế giao thông vận tải, Ban quản lý dự án đường sắt đô thị Hà Nội, Công ty cổ phần Fecon, Viện Khoa học công nghệ Mỏ và các đơn vị khác liên quan.