Văn phòng: Phòng 708, Nhà C, Khu A Trường ĐH Mỏ - Địa chất

Địa chỉ: Số 18 Phố Viên, phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: (84-04) 37 520 643

Email: tinhockinhte@humg.edu.vn

Website: it.humg.edu.vn

1. Giới thiệu chung về lịch sử phát triển      

Bộ môn Tin học Kinh tế được thành lập ngày 14/02/2004, theo quyết định số 116/2004/QĐ-MĐC-TCCB ngày 12 tháng 12 năm 2004 của Ban Giám hiệu trường Đại học Mỏ - Địa chất. Bộ môn thực hiện đào tạo nguồn cán bộ Khoa học kỹ thuật có trình độ Đại học và trên Đại học chuyên ngành Công nghệ Thông tin ứng dụng trong lĩnh vực Quản lý, Kinh tế, Tài chính, Ngân hàng.

2. Cơ cấu cán bộ, viên chức trong đơn vị

Trải qua gần 20 năm xây dựng và phát triển, hiện nay Bộ môn có 08 cán bộ giảng viên, gồm 01 giảng viên cao cấp, 03 giảng viên chính, 03 giảng viên và 01 cán bộ trợ giảng. Về học hàm, học vị, bộ môn có 01 Phó Giáo sư-Tiến sỹ, 01 Tiến sỹ, 02 Nghiên cứu sinh và 04 Thạc sỹ.

3. Các hoạt động chính

a/ Đào tạo Kỹ s­ư  ngành Công nghệ thông tin - chuyên ngành Tin học Kinh tế:

-  Có kiến thức nền tảng vững chắc về Công nghệ thông tin ứng dụng và Quản lý kinh tế.

-  Có kiến thức chuyên sâu về ứng dụng công nghệ thông tin trong phân tích dữ liệu, quản lý kinh tế - tài chính và marketing, phù hợp với nhu cầu nhân lực của xã hội trong giai đoạn thực hiện chiến lược quốc gia về chuyển đổi số: phát triển chính phủ điện tử, phát triển nền kinh tế số và xã hội số.

-  Có khả năng phân tích, thiết kế, cài đặt các hệ thống thông tin quản lý; nghiên cứu, phát triển và khai thác các phần mềm trong lĩnh vực Quản lý, đặc biệt là các phần mềm ứng dụng trong lĩnh vực Quản lý kinh tế, Tài chính, Ngân hàng.

-  Có kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng xã hội để làm việc hiệu quả trong ngành, trong nhóm đa ngành và trong môi trường quốc tế.

b/ Thực hiện nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và giải pháp công nghệ thông tin ứng dụng trong phân tích, quản lý kinh tế - tài chính.

c/ Quản lý sinh viên chuyên ngành Tin học Kinh tế

4. Những kết quả đạt được

a/ Về đào tạo

Bộ môn đã thành lập được gần 20 năm, có 8 cán bộ trong đó 6 cán bộ nữ và 2cán bộ nam. Với sự quan tâm hỗ trợ của Nhà trường và Khoa CNTT cùng với sự nỗ lực quyết tâm của toàn thể cán bộ giảng viên trong đơn vị chúng tôi đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ giảng dạy, đào tạo sinh viên và nghiên cứu khoa học. Các kết quả được thể hiện:

-  Bộ môn đã và đang đào tạo gần 1000 kỹ sư ngành Công nghệ thông tin - chuyên ngành Tin học Kinh tế, gần 800 kỹ sư từ khóa 49 đến khóa 63 đã tốt nghiệp ra trường, hầu hết đều có việc làm ổn định theo đúng chuyên ngành đào tạo và được đánh giá cao trong thị trường nhân lực. Nhiều cựu sinh viên Tin học Kinh tế hiện đang đảm nhiệm các vị trí lãnh đạo quan trọng, phụ trách chuyên môn tại đơn vị, và là những chuyên gia trong lĩnh vực công tác.

-  Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp loại khá, giỏi hàng năm chiếm khoảng 35% tổng số sinh viên chuyên ngành.

b/ Về nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ

-  Cán bộ của Bộ môn đã thực hiện 11 đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ và cấp Tỉnh; 25 đề tài cấp cơ sở.

-  Công bố hơn 30 bài báo trên các tạp chí quốc tế và hội nghị quốc tế uy tín; nhiều bài báo trên tạp chí và hội nghị khoa học trong nước.

-  Xuất bản 04 Giáo trình cấp Nhà xuất bản; 04 Giáo trình cấp Trường.

-  Hướng dẫn hơn 20 công trinh Nghiên cứu khoa học sinh viên, trong đó có nhiều công trình đạt giải nhất, nhì, ba tại các tiểu ban.

5. Mục tiêu và định hướng phát triển

Mục tiêu phát triển đến năm 2030, Bộ môn Tin học Kinh tế sẽ trở thành một trong các đơn vị uy tín về đào tạo, nghiên cứu và tư giải pháp công nghệ trong lĩnh vực ứng dụng CNTT trong quản lý kinh tế - tài chính, ngân hàng.

Hướng tới mục tiêu đó, Bộ môn sẽ thực hiện:

-  Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ giảng viên, nâng cao học hàm, học vị và tăng số lượng giảng viên.

-  Nâng cao chất lượng đào tạo và quản lý tư vấn cho sinh viên chuyên ngành.

-  Phát triển nghiên cứu khoa học theo các hướng nghiên cứu mạnh của Bộ môn, tăng cường hợp tác quốc tế và hợp tác với các đơn vị trong nước trong nghiên cứu, tư vấn giải pháp và chuyển giao công nghệ.

-  Mở rộng hợp tác doanh nghiệp và phát triển mạng lưới cựu sinh viên.

5. Các hình thức khen thưởng của tập thể và cá nhân trong đơn vị

Bộ môn luôn luôn đạt tập thể lao động tiên tiến và tổ công đoàn xuất sắc từ khi được thành lập đến nay, và nhiều năm đạt danh hiệu Tổ lao động xuất sắc.

Cán bộ giảng viên của Bộ môn đã nhận được nhiều danh hiệu cá nhân như: Chiến sỹ thi đua cấp Bộ, Bằng khen của Thủ tướng, Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chiến sỹ thi đua cấp cơ sở và Giấy khen của Hiệu trưởng nhà trường.