Turn on more accessible mode
Turn off more accessible mode
Trang chủ
Giới thiệu
Thư ngỏ của Hiệu trưởng
Về chúng tôi
Triết lý giáo dục
Sứ mạng, tầm nhìn, giá trị cốt lõi
Chiến lược phát triển
Lịch sử phát triển
Thành tích
Cơ cấu tổ chức
Đảng bộ
Quỹ khuyến học HUMG
Danh sách NGND, NGƯT
Danh sách GS và PGS
Ba công khai
Cơ sở vật chất
Thư viện
Phòng thí nghiệm
Giảng đường - Phòng học
Ký túc xá
Sân bãi thể dục, thể thao
Bảo tàng địa chất
Tham quan trường
Bộ phận một cửa
Liên hệ
Tuyển sinh
Tin tức
Thông báo
Bản tin Mỏ-Địa chất
Đào tạo-ĐBCLGD
Khoa học-Công nghệ
Hợp tác-Đối ngoại
Sinh viên
Đảng-Đoàn thể
Thông tin giáo dục
Đào tạo-ĐBCLGD
Đại học
Chương trình đào tạo
Kế hoạch học tập
Kết quả học tập
Các biểu mẫu
Văn bản, quy chế
Thông báo
Tra cứu thông tin văn bằng
Liên hệ
Sau đại học
Chương trình đào tạo thạc sĩ
Chương trình đào tạo tiến sĩ
Kế hoạch học tập
Kết quả học tập
Thông tin luận án tiến sĩ
Các biểu mẫu
Văn bản, quy chế
Thông báo
Liên hệ
Chương trình tiên tiến
Đảm bảo chất lượng giáo dục
Tin tức
Thư viện
Khoa học-Công nghệ
Phần mềm quản lý KHCN
Thông báo
Tin tức
Danh mục đề tài, dự án
Đề tài hợp tác Quốc tế
Đề tài cấp Nhà nước
Đề tài Quỹ Nafosted
Đề tài cấp Bộ
Đề tài cấp tỉnh và DN
Đề tài cấp trường
Sản phẩm KHCN
Bài báo khoa học thuộc danh mục ISI
Bài báo khoa học thuộc danh mục Scopus
Bài báo quốc tế khác
Bài báo khoa học trong nước
Báo cáo KH hội nghị, hội thảo
Kết quả chuyển giao KHCN
Sách chuyên khảo
Sở hữu trí tuệ
Giải thưởng KHCN
Nhóm nghiên cứu
Định hướng nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu khoa học sinh viên
Nghiên cứu khoa học sinh viên
Olympic
Văn bản
Biểu mẫu
Liên hệ
Hợp tác-Đối ngoại
Hoạt động Hợp tác Quốc tế
Chương trình ĐT phối hợp
Dự án hợp tác
Học bổng - tài trợ
Hội nghị - Hội thảo
Thông báo
Tin tức
Liên hệ
Sinh viên
Hoạt động sinh viên
Sinh viên khởi nghiệp
Sinh viên tiêu biểu
Sinh viên tương lai
Tin tức cựu sinh viên
Website Công tác sinh viên
Website Ký túc xá
Website Cựu sinh viên
Hỗ trợ người dùng
Văn bản, quy chế
Thông báo
Liên hệ
HĐ Giáo sư cơ sở
Đăng nhập
Giới thiệu
Thư ngỏ của Hiệu trưởng
Về chúng tôi
Triết lý giáo dục
Sứ mạng, tầm nhìn, giá trị cốt lõi
Chiến lược phát triển
Lịch sử phát triển
Thành tích
Cơ cấu tổ chức
Đảng bộ
Quỹ khuyến học HUMG
Danh sách NGND, NGƯT
Danh sách GS và PGS
Ba công khai
Cơ sở vật chất
Thư viện
Phòng thí nghiệm
Giảng đường - Phòng học
Ký túc xá
Sân bãi thể dục, thể thao
Bảo tàng địa chất
Tham quan trường
Bộ phận một cửa
Liên hệ
Tuyển sinh
Tin tức
Thông báo
Bản tin Mỏ-Địa chất
Đào tạo-ĐBCLGD
Khoa học-Công nghệ
Hợp tác-Đối ngoại
Sinh viên
Đảng-Đoàn thể
Thông tin giáo dục
Đào tạo-ĐBCLGD
Đại học
Chương trình đào tạo
Kế hoạch học tập
Kết quả học tập
Các biểu mẫu
Văn bản, quy chế
Thông báo
Tra cứu thông tin văn bằng
Liên hệ
Sau đại học
Chương trình đào tạo thạc sĩ
Chương trình đào tạo tiến sĩ
Kế hoạch học tập
Kết quả học tập
Thông tin luận án tiến sĩ
Các biểu mẫu
Văn bản, quy chế
Thông báo
Liên hệ
Chương trình tiên tiến
Đảm bảo chất lượng giáo dục
Tin tức
Thư viện
Khoa học-Công nghệ
Phần mềm quản lý KHCN
Thông báo
Tin tức
Danh mục đề tài, dự án
Đề tài hợp tác Quốc tế
Đề tài cấp Nhà nước
Đề tài Quỹ Nafosted
Đề tài cấp Bộ
Đề tài cấp tỉnh và DN
Đề tài cấp trường
Sản phẩm KHCN
Bài báo khoa học thuộc danh mục ISI
Bài báo khoa học thuộc danh mục Scopus
Bài báo quốc tế khác
Bài báo khoa học trong nước
Báo cáo KH hội nghị, hội thảo
Kết quả chuyển giao KHCN
Sách chuyên khảo
Sở hữu trí tuệ
Giải thưởng KHCN
Nhóm nghiên cứu
Định hướng nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu khoa học sinh viên
Nghiên cứu khoa học sinh viên
Olympic
Văn bản
Biểu mẫu
Liên hệ
Hợp tác-Đối ngoại
Hoạt động Hợp tác Quốc tế
Chương trình ĐT phối hợp
Dự án hợp tác
Học bổng - tài trợ
Hội nghị - Hội thảo
Thông báo
Tin tức
Liên hệ
Sinh viên
Hoạt động sinh viên
Sinh viên khởi nghiệp
Sinh viên tiêu biểu
Sinh viên tương lai
Tin tức cựu sinh viên
Website Công tác sinh viên
Website Ký túc xá
Website Cựu sinh viên
Hỗ trợ người dùng
Văn bản, quy chế
Thông báo
Liên hệ
HĐ Giáo sư cơ sở
Sinh viên
Các bài viết hữu ích
Bản tin Mỏ - Địa chất
Quy chế đào tạo ĐH&CĐ hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ
10/09/2009
Để chuẩn bị cho việc chuyển đổi từ đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo tín chỉ, Ban Biên tập xin giới thiệu
Quy chế đào tạo ĐH & CĐ hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ
Ban hành kèm theo Quyết định số 444/2009/QĐ-ĐH & SĐH ngày 19 tháng 8 năm 2009 của Hiệu trưởng Trường Đại học Mỏ-Địa chất.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ, bao gồm: tổ chức đào tạo; kiểm tra và thi học phần; xét và công nhận tốt nghiệp.
2. Quy chế này áp dụng đối với sinh viên các khoá đào tạo hệ chính quy ở trình độ đại học và cao đẳng thực hiện theo hình thức tích luỹ tín chỉ của trường Đại học Mỏ-Địa chất.
Điều 2. Chương trình giáo dục đại học
1. Chương trình giáo dục đại học (sau đây gọi tắt là chương trình) thể hiện mục tiêu đào tạo, quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung đào tạo, phương pháp và hình thức đào tạo, cách thức đánh giá kết quả đào tạo đối với mỗi học phần, ngành học, trình độ đào tạo.
2. Chương trình được xây dựng trên cơ sở chương trình khung do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
Mỗi chương trình gắn với một ngành (kiểu đơn ngành) hoặc với một vài ngành (kiểu ngành chính - ngành phụ đối với một số ngành thuộc khoa Công nghệ thông tin).
3. Chương trình được cấu trúc từ các học phần thuộc hai khối kiến thức: giáo dục đại cương và giáo dục chuyên nghiệp. Khối lượng kiến thức của các chương trình đào tạo của trường Đại học Mỏ-Địa chất được quy định như sau:
a. Đối với các ngành kỹ thuật: Thời gian đào tạo 5 năm; khối lượng 160 tín chỉ, trong đó Kiến thức giáo dục đại cương: 50TC, Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp: 110TC;
b. Đối với các ngành Kinh tế và quản lý: Thời gian đào tạo 4 năm; khối lượng 126 TC, trong đó Kiến thức giáo dục đại cương 40TC, Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 86 TC.
Trong kiến thức giáo dục đại cương có 6 TC sinh viên tự chọn; Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp có phần chọn theo hướng chuyên sâu và phần kiến thức chọn tự do theo khoa và trường.
Căn cứ khối lượng kiến thức của từng chương trình, Hiệu trưởng quy định cụ thể việc phân bổ các học phần và các hoạt động khác cho từng học kỳ và năm học.
Điều 3. Học phần, tín chỉ và
tín chỉ học phí
1. Học phần là khối lượng kiến thức tương đối trọn vẹn, thuận tiện cho sinh viên tích luỹ trong quá trình học tập. Phần lớn học phần có khối lượng từ 2 đến 4 tín chỉ, nội dung được bố trí giảng dạy trọn vẹn và phân bố đều trong một học kỳ. Kiến thức trong mỗi học phần gắn với một mức trình độ theo năm học thiết kế và được kết cấu riêng như một phần của môn học hoặc được kết cấu dưới dạng tổ hợp từ nhiều môn học. Từng học phần được ký hiệu bằng một mã số riêng.
2. Có hai loại học phần: học phần bắt buộc và học phần tự chọn.
a) Học phần bắt buộc là học phần chứa đựng những nội dung kiến thức chính yếu của mỗi chương trình và bắt buộc sinh viên phải tích lũy;
b) Học phần tự chọn là học phần chứa đựng những nội dung kiến thức cần thiết, nhưng sinh viên được tự chọn theo hướng dẫn của Trường nhằm đa dạng hoá hướng chuyên môn hoặc được tự chọn tuỳ ý để tích luỹ đủ số học phần quy định cho mỗi chương trình. Có hai loại học phần tự chọn:
- Học phần tự chọn bắt buộc theo hướng chuyên sâu: Sinh viên chọn các học phần này theo chương trình đào tạo được thiết kế cho phù hợp với ý muốn và điều kiện công tác sau này. Theo mỗi hướng chuyên sâu có thể thiết kế số học phần và khối lượng tín chỉ học như nhau, nhưng theo mỗi hướng cũng có thể thiết kế nhiều học phần hơn số chọn. Trường hợp này sinh viên có thể chọn các học phần phù hợp hơn cho mình theo khối lượng tín chỉ yêu cầu.
- Học phần chọn tự do: Sinh viên được chọn tự do theo khối lượng tín chỉ yêu cầu trong chương trình đào tạo. Đối với các học phần chọn tự do, sinh viên có thể chọn trong phần kiến thức đại cương, khiến thức chọn theo danh mục các học phần chọn theo khoa và theo trường.
c) Học phần thay thế và học phần tương đương:
Học phần thay thế là học phần được sử dụng để thay thế một học phần khác trước đây có trong chương trình đào tạo, nhưng nay không còn được sử dụng nữa.
Học phần tương đương là học phần có trong chương trình đào tạo của ngành khác cho phép tích luỹ để thay thế học phần trong chương trình đào tạo của ngành nào đó.
d) Hoạt động giảng dạy và học tập của mỗi học phần có thể bao gồm một hay nhiều nội dung sau:
- Giảng dạy lý thuyết;
- Hướng dẫn thảo luận, thực hành, bài tập;
- Hướng dẫn đồ án, bài tập lớn;
- Hướng dẫn tham quan, thực tập và đồ án tốt nghiệp…
Mỗi học phần đều có đề cương chi tiết thể hiện các nội dung: Mục đích yêu cầu; nội dung tóm tắt học phần; điều kiện học của học phần; nội dung chi tiết học phần; cách đánh giá học phần; giáo trình chính và các tài liệu tham khảo… Đề cương chi tiết được Hội đồng khoa học và Đào tạo trường thông qua và Hiệu trưởng phê duyệt.
d) Các loại học phần:
- Học phần tiên quyết: Học phần A được gọi là học phần tiên quyết của học phần B khi muốn đăng ký học học phần B thì trước đó phải học xong học phần A đạt yêu cầu theo thang điểm đánh giá quy định tại Điều 22 của quy chế này.
- Học phần học trước: Học phần A là học phần học trước học phần B khi muốn đăng ký học phần B thì trước đó đã phải học xong học phần A ( có thể chưa đạt yêu cầu).
- Học phần song hành: Học phần A gọi là học phần song hành của học phần B khi học phần B có thể đăng ký học đồng thời với học phần A hoặc đăng ký học sau khi đã học xong học phần A.
- Học phần cấp chứng chỉ: là các học phần không tính tích luỹ tín chỉ. Sinh viên hoàn thành các học phần này sẽ được cấp chứng chỉ theo quy định.
3. Tín chỉ được sử dụng để tính khối lượng học tập của sinh viên. Một tín chỉ
được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết; 30 - 45 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo luận; 45 - 90 giờ thực tập tại cơ sở; 45 - 60 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn hoặc đồ án, khoá luận tốt nghiệp.
Đối với những học phần lý thuyết hoặc thực hành, thí nghiệm, để tiếp thu được một tín chỉ, sinh viên phải dành ít nhất 30 giờ chuẩn bị cá nhân.
Hiệu trưởng quy định cụ thể số tiết, số giờ đối với từng học phần cho phù hợp với đặc điểm của từng ngành.
Đối với những chương trình, khối lượng của từng học phần được tính theo đơn vị học trình, thì 1,5 đơn vị học trình được quy đổi thành 1 tín chỉ.
4. Một tiết học được tính bằng 50 phút. Giữa hai tiết học liên tục được nghỉ 5 hay10 phút theo quy định.
5.Tín chỉ học phí: Là đơn vị dùng để lượng hoá chi phí của các hoạt động giảng dạy và học tập tính cho từng học phần. Học phí được xác định căn cứ số học phần mà sinh viên học được xếp theo thời khoá biểu trong một học kỳ và bằng tổng số tín chỉ học phí của các học phần nhân với mức tiền học phí/1tín chỉ học phí. Mức học phí do Hiệu trưởng quy định cho từng bậc học và loại hình đào tạo của từng học kỳ tương ứng.
Điều 4. Thời gian hoạt động giảng dạy
Thời gian hoạt động giảng dạy của Trường Đại học Mỏ-Địa chất được tính từ 6 giờ 45 phút đến 20 giờ hằng ngày. Tuỳ theo tình hình thực tế, Hiệu trưởng có thể thay đổi thời gian hoạt động giảng dạy cho phù hợp.
Tuỳ theo số lượng sinh viên, số lớp học cần tổ chức và điều kiện cơ sở vật chất của trường, Trưởng phòng Đại học và Sau đại học sắp xếp thời khóa biểu hàng ngày cho các lớp. Sinh viên đến lớp chậm 10 phút so với giờ quy định sẽ không được vào lớp học.
Điều 5. Đánh giá kết quả học tập
Kết quả học tập của sinh viên được đánh giá sau từng học kỳ qua các tiêu chí sau:
1. Số tín chỉ của các học phần mà sinh viên đăng ký học vào đầu mỗi học kỳ (gọi tắt là khối lượng học tập đăng ký).
2. Điểm trung bình chung học kỳ là điểm trung bình có trọng số của các học phần mà sinh viên đăng ký học trong học kỳ đó, với trọng số là số tín chỉ tương ứng của từng học phần.
3. Khối lượng kiến thức tích lũy là khối lượng tính bằng tổng số tín chỉ của những học phần đó được đánh giá theo thang điểm chữ A, B, C, D tính từ đầu khóa học.
4. Điểm trung bình chung tích lũy là điểm trung bình của các học phần và được đánh giá bằng các điểm chữ A, B, C, D mà sinh viên đó tích lũy được, tính từ đầu khóa học cho tới thời điểm được xem xét vào lúc kết thúc mỗi học kỳ.
Chương II
TỔ CHỨC ĐÀO TẠO
Điều 6. Thời gian và kế hoạch đào tạo
1. Trường Đại học Mỏ-Địa chất tổ chức đào tạo theo khoá học, năm học và học kỳ.
a) Khoá học là thời gian thiết kế để sinh viên hoàn thành một chương trình cụ thể. Tuỳ thuộc chương trình, khoá học được quy định như sau:
- Đào tạo trình độ cao đẳng được thực hiện trong 3 năm học đối với người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông;
- Đào tạo trình độ đại học được thực hiện 4 năm đối với các ngành Kinh tế và Quản lý và 5 năm đối với các ngành kỹ thuật cho người có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp; từ 1.5 năm (với các ngành kinh tế) đến 2 năm học (với các ngành kỹ thuật) cho người có bằng tốt nghiệp cao đẳng cùng ngành đào tạo (hình thức đào tạo Liên thông).
b) Một năm học có hai học kỳ chính, mỗi học kỳ chính có ít nhất 15 tuần thực học và 3 tuần thi. Ngoài hai học kỳ chính, Hiệu trưởng xem xét quyết định tổ chức thêm một kỳ học phụ để sinh viên có điều kiện được học lại; học bù hoặc học vượt. Mỗi học kỳ phụ có it nhất 5 tuần thực học và 1 tuần thi.Trong trường hợp cần thiết, Hiệu trưởng có thể quyết định chia học kỳ chính thành các học kỳ nhỏ.
2. Căn cứ vào khối lượng và nội dung kiến thức tối thiểu quy định cho các chương trình, Hiệu trưởng dự kiến phân bổ số học phần cho từng năm học, từng học kỳ.
3. Thời gian tối đa hoàn thành chương trình bao gồm: thời gian thiết kế cho chương trình quy định tại khoản 1 của Điều này, cộng với 2 học kỳ đối với các khoá học 1-2 năm; 4 học ký đối với các khóa học 3 và 4 năm; 6 học kỳ đối với
khoá học 5 năm.
Các đối tượng được hưởng chính sách ưu tiên theo quy định tại Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy và sinh viên nước ngoài không bị hạn chế về thời gian tối đa để hoàn thành chương trình.
Điều 7. Đăng ký nhập học
1. Khi đăng ký vào học hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ tại trường đại học, trường cao đẳng, ngoài các giấy tờ phải nộp theo quy định tại Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành, sinh viên phải nộp cho phòng Đại học và Sau đại học đơn xin học theo hệ thống tín chỉ theo mẫu do trường quy định. Tất cả giấy tờ khi sinh viên nhập học phải được xếp vào túi hồ sơ của từng cá nhân do phòng Đại học và Sại đại học của trường quản lý.
2. Sau khi xem xét thấy đủ điều kiện nhập học, phòng Đại học và Sau đại học trình Hiệu trưởng ký quyết định công nhận người đến học là sinh viên chính thức của trường và cấp cho họ:
a) Thẻ sinh viên;
b) Sổ đăng ký học tập;
c) Phiếu nhận cố vấn học tập.
3. Mọi thủ tục đăng ký nhập học phải được hoàn thành trong thời hạn theo quy định tại Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành.
4. Sinh viên nhập học được Nhà trường cung cấp đầy đủ các thông tin về mục tiêu, nội dung và kế hoạch học tập của các chương trình, quy chế đào tạo, nghĩa vụ và quyền lợi của sinh viên.
Điều 8. Sắp xếp sinh viên vào học các chương trình hoặc ngành đào tạo
Nhà trường xác định điểm trúng tuyển theo nhóm chương trình ( theo nhóm ngành đào tạo) trong kỳ thi tuyển sinh. Đầu khoá học trường công bố công khai chỉ tiêu đào tạo cho từng chương trình (hoặc từng ngành đào tạo). Căn cứ vào đăng ký chọn chương trình (hoặc ngành đào tạo), điểm thi tuyển sinh và kết quả học tập, trường sắp xếp sinh viên vào các chương trình (hoặc ngành đào tạo). Mỗi sinh viên được đăng ký một số nguyện vọng chọn chương trình (hoặc ngành đào tạo) theo thứ tự ưu tiên. Hiệu trưởng quy định số lượng và tiêu chí cụ thể đối với từng chương trình (hoặc ngành đào tạo) để sinh viên đăng ký.
Điều 9. Tổ chức lớp học
Có hai hình thức lớp:
a. Lớp học phần: Lớp học phần là lớp của các sinh viên cùng đăng ký học một học phần và thời khóa biểu xếp học chung trong một học kỳ. Mỗi lớp học phần được gắn một mã số riêng. Số lượng sinh viên trong một lớp học phần được xếp tùy thuộc vào sức chứa của phòng học hay phòng thí nghiệm, tính chất của học phần và điều kiện cụ thể...
Điều kiện mở lớp học phần như sau:
- Từ 70 sinh viên trở lên đối với các học phần thuộc kiến thức đại cương, các học phần lý luận chính trị, (không kể các học phần ngoại ngữ, hình học họa hình và vẽ kỹ thuật);
- Các học phần ngoại ngữ
từ 30-45 sinh viên
- Từ 40 sinh viên trở lên đối với các loại học phần khác;
- Trường hợp mở lớp có số lượng dưới 40, 70 sinh viên theo quy định hoặc ngoài khoảng quy định đối với môn ngoại ngữ sẽ được Nhà trường xem xét cụ thể. Các học phần thí nghiệm, thực tập được xếp theo các quy định hiện hành và phù hợp với điều kiện thực tế.
Lớp học được tổ chức theo từng học phần dựa vào đăng ký khối lượng học tập của sinh viên ở từng học kỳ. Nếu số lượng sinh viên đăng ký thấp hơn số lượng tối thiểu quy định thì lớp học sẽ không được tổ chức và sinh viên phải đăng ký chuyển sang học những học phần khác nếu chưa đảm bảo đủ quy định về khối lượng học tập tối thiểu cho mỗi học kỳ. Mỗi lớp học phần được phòng Đại học và Sau đại học chỉ định một lớp trưởng. Trường hợp lớp trưởng không có khả năng hoàn thành nhiệm vụ thì Lớp đề nghị thay đổi lớp trưởng.
b. Lớp Quản lý sinh viên
Lớp quản lý sinh viên được tổ chức theo Quy chế công tác sinh viên và được duy trì trong cả khóa đào tạo. Mỗi lớp Quản lý sinh viên được phân theo chuyên ngành đào tạo của từng khóa học. Mỗi lớp Quản lý sinh viên có lớp trưởng và các lớp phó do Khoa chỉ định tạm thời khi chưa có điều kiện bầu chọn và được Lớp thống nhất bầu chọn sau khi lớp đi vào hoạt động ổn định; có tổ chức đoàn và Hội sinh viên. Lớp Quản lý sinh viên do Khoa chuyên ngành trực tiếp quản lý dưới sự phụ trách trực tiếp của Chuyên quản khoa. Phòng Công tác Chính trị-Sinh viên là phòng chức năng của Nhà trường chịu
trách nhiệm chung về công tác quản lý sinh viên trong phạm vi toàn trường.
Mỗi lớp sinh viên được phân công một số cố vấn học tập trong suốt thời gian học để tư vấn cho sinh viên về các vấn đề học vụ như lập kế họach học tập trong từng học kỳ cũng như toàn khóa học, hướng dẫn sinh viên trong việc chọn hướng chuyên sâu cũng như chọn các học phần trong chương trình đào tạo... Phòng Đại học và Sau đại học chỉ chấp nhận đăng ký học phần học của sinh viên sau khi đã có chữ ký xác nhận của Cố vấn học tập vào phiếu đăng ký.
Mỗi Bộ môn chuyên ngành cử ra một số cán bộ có kinh nghiệm trong công tác đào tạo và phân công cụ thể phụ trách cố vấn cho từng lớp Quản lý sinh viên, bố trí lịch làm việc cụ thể. Cố vấn học tập làm việc và được hưởng các chế độ theo quy định.
Điều 10. Đăng ký khối lượng học tập
1. Đầu mỗi năm học, Nhà trường sẽ thông báo lịch trình học dự kiến cho từng chương trình trong từng học kỳ, danh sách các học phần bắt buộc và tự chọn dự kiến sẽ dạy, đề cương chi tiết, điều kiện tiên quyết để được đăng ký học cho từng học phần, lịch kiểm tra và thi, hình thức kiểm tra và thi đối với các học phần.
2. Trước khi bắt đầu mỗi học kỳ, tùy theo khả năng và điều kiện học tập của bản thân, từng sinh viên phải đăng ký học các học phần dự định sẽ học trong học kỳ đó theo
ba hình thức: đăng ký sớm, đăng ký bình thường và đăng ký muộn.
a) Đăng ký sớm là hình thức đăng ký được thực hiện trước thời điểm bắt đầu học kỳ 2 tháng (cuối học kỳ trước);
b) Đăng ký bình thường là hình thức đăng ký được thực hiện trước thời điểm bắt đầu học kỳ 2 tuần;
c) Đăng ký muộn là hình thức đăng ký được thực hiện trong 2 tuần đầu của học kỳ chính hoặc trong tuần đầu của học kỳ phụ cho những sinh viên muốn đăng ký học thêm hoặc đăng ký học đổi sang học phần khác khi không có lớp.
3. Khối lượng học tập tối thiểu mà mỗi sinh viên phải đăng ký trong mỗi học kỳ được quy định như sau:
a) 14 tín chỉ
cho mỗi học kỳ, trừ học kỳ cuối khóa học, đối với những sinh viên được xếp hạng học lực từ
bình thường trở lên;
b) 10 tín chỉ cho mỗi học kỳ, trừ học kỳ cuối khóa học, đối với những sinh viên đang trong thời gian bị xếp hạng học lực yếu.
c) Không quy định khối lượng học tập tối thiểu đối với sinh viên ở học kỳ phụ.
4. Sinh viên đang trong thời gian bị xếp hạng học lực yếu chỉ được đăng ký khối lượng học tập không quá 14 tín chỉ cho mỗi học kỳ
.
Không hạn chế khối lượng đăng ký học tập của những sinh viên xếp hạng học lực từ
bình thường
trở lên.
5. Việc đăng ký các học phần sẽ học cho từng học kỳ phải bảo đảm điều kiện tiên quyết của từng học phần và trình tự học tập của mỗi chương trình cụ thể. Nhìn chung sinh viên học theo chương trình đào tạo đã được sắp xếp. Tuy nhiên, trong quá trình học, sinh viên có thể đăng ký và theo học bất cứ học phần nào có mở trong học kỳ nếu thoả mãn được các điều kiện ràng buộc riêng của từng học phần ( môn tiên quyết, môn học trước, môn song hành…)
6. Quy trình đăng ký.
- Phòng Đại học và Sau đại học thông báo lịch đăng ký học phần theo các bước: đăng ký sớm, đăng ký bình thường và đăng ký muộn;
- Sinh viên nhận phiếu đăng ký tại Khoa chuyên ngành và thực hiện đăng ký sớm tại khoa chuyên ngành. Khoa chuyên ngành chỉ nhận phiếu đăng ký khối lượng học tập của sinh viên sau khi đã có chữ ký xác nhận của Cố vấn học tập. Sau thời hạn kết thúc Đăng ký sớm và trước khi bắt đầu Đăng ký bình thường 10 ngày, Khoa chuyên ngành phải hoàn thành việc tổng hợp phiếu đăng ký học kèm theo file danh sách đăng ký học và chuyển cho phòng Đại học và Sau đại học để lưu giữ và tiếp tục thực hiện các bước Đăng ký bình thường và Đăng ký muộn, đồng thời tiến hành xếp lớp học phần.
Điều 11. Rút bớt học phần đã đăng ký
1. Việc rút bớt học phần trong khối lượng học tập đã đăng ký chỉ được chấp nhận sau 6 tuần kể từ đầu học kỳ chính, nhưng không muộn quá 8 tuần; sau 2 tuần kể từ đầu học kỳ phụ, nhưng không muộn quá 4 tuần. Ngoài thời hạn trên học phần vẫn được giữ nguyên trong phiếu đăng ký học và nếu sinh viên không đi học sẽ được xem như tự ý bỏ học và phải nhận điểm F.
2. Điều kiện rút bớt các học phần đã đăng ký:
a) Sinh viên phải tự viết đơn gửi phòng Đại học và Sau đại học sau khi có ý kiến của Cố vấn học tập;
b)
Không vi phạm khoản 3 Điều 10 của Quy chế này;
c) Được phòng Đại học và Sau đại học chấp thuận.
Sinh viên chỉ được phép bỏ lớp đối với học phần xin rút bớt, sau khi giảng viên phụ trách nhận giấy báo của phòng Đại học và Sau đại học.
Điều 12. Đăng ký học lại
1. Sinh viên
có học phần bắt buộc bị điểm F được thi lại 1 lần, nếu vẫn không đạt yêu cầu thì phải đăng ký học lại học phần đó ở một trong các học kỳ tiếp theo cho đến khi đạt điểm A, B, C hoặc D. Sau mỗi lần học lại, nếu thi vẫn chưa đạt yêu cầu thì sinh viên được thi lại một lần.
2. Sinh viên có học phần tự chọn tự do bị điểm F phải đăng ký học lại học phần đó hoặc học đổi sang học phần tự chọn tương đương khác.
3. Ngoài các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 của Điều này, sinh viên được quyền đăng ký học lại hoặc học đổi sang học phần khác đối với các học phần bị điểm D để cải thiện điểm trung bình chung tích lũy.
Điều 13. Nghỉ ốm
Sinh viên xin nghỉ ốm trong quá trình học hoặc trong đợt thi, phải viết đơn xin phép gửi Trưởng khoa chuyên ngành hoặc Trưởng phòng Đại học và Sau đại học muộn nhất là sau một tuần kể từ ngày ốm, kèm theo giấy chứng nhận của cơ quan y tế trường; y tế địa phương hoặc của bệnh viện. Ngoài thời gian quy định, phòng Đại học và Sau đại học sẽ không chấp nhận đơn xin nghỉ ốm và coi như bỏ học hay bỏ thi không có lý do. Các trường hợp xin hoãn thi vì lý do cá nhân, sinh viên phải có đơn gửi Trưởng phòng Đại học và Sau đại học giải quyết trước thời điểm thi.
Điều 14. Xếp hạng năm đào tạo và học lực
1. Sau mỗi học kỳ, căn cứ vào khối lượng kiến thức tích lũy, sinh viên được xếp hạng năm đào tạo như sau:
a) Sinh viên năm thứ nhất
Nếu khối lượng kiến thức tích lũy dưới 30 tín chỉ
b) Sinh viên năm thứ hai
Nếu khối lượng kiến thức tích lũy từ 30 tín chỉ đến dưới 60 tín chỉ;
c) Sinh viên năm thứ ba
Nếu khối lượng kiến thức tích lũy từ 60 tín chỉ đến dưới 90 tín chỉ (đến hết khối lượng thiết kế theo chương trình đào tạo cao đẳng);
d) Sinh viên năm thứ tư
Nếu khối lượng kiến thức tích lũy từ 90 tín chỉ đến dưới 120 tín chỉ (đến hết khối lượng thiết kế theo chương trình đào tạo 4 năm);
đ)Sinh viên năm thứ năm
Nếu khối lượng kiến thức tích lũy từ 120 tín chỉ đến 150 tín chỉ ( hết khối lượng thiết kế theo chương trình đào tạo 5
năm)
2. Sau mỗi học kỳ, căn cứ vào điểm trung bình chung tích luỹ, sinh viên được xếp hạng về học lực như sau:
a) Hạng bình thường: Nếu điểm trung bình chung tích lũy đạt từ 2,00 trở lên.
b) Hạng yếu: Nếu điểm trung bình chung tích lũy đạt dưới 2,00, nhưng chưa rơi vào trường hợp bị buộc thôi học.
3. Kết quả học tập trong học kỳ phụ được gộp vào kết quả học tập trong học kỳ chính ngay trước học kỳ phụ để xếp hạng sinh viên về học lực.
Điều 15. Nghỉ học tạm thời
1. Sinh viên được quyền viết đơn gửi Hiệu trưởng xin nghỉ học tạm thời và bảo lưu kết quả học đó trong các trường hợp sau:
a) Được điều động vào các lực lượng vũ trang;
b) Bị ốm hoặc tai nạn phải điều trị thời gian dài, nhưng phải có giấy xác nhận của cơ quan y tế;
c) Vì nhu cầu cá nhân. Trường hợp này, sinh viên phải học ít nhất một học kỳ ở trường, không rơi vào các trường hợp bị buộc thôi học quy định tại Điều 16 của Quy chế này và phải đạt điểm trung bình chung tích lũy không dưới 2,00. Thời gian nghỉ học tạm thời vì nhu cầu cá nhân phải được tính vào thời gian học chính thức quy định tại khoản 3 Điều 6 của Quy chế này.
2. Sinh viên nghỉ học tạm thời, khi muốn trở lại học tiếp tại trường, phải viết đơn gửi Hiệu trưởng ít nhất một tuần trước khi bắt đầu học kỳ mới .
Điều 16. Bị buộc thôi học
1. Sau mỗi học kỳ, sinh viên bị buộc thôi học nếu rơi vào một trong các trường hợp sau:
a) Có điểm trung bình chung học kỳ đạt dưới 0,80 đối với học kỳ đầu của khóa học; đạt dưới 1,00 đối với các học kỳ tiếp theo hoặc đạt dưới 1,10 đối với 2 học kỳ liên tiếp (theo thang điểm 4);
b) Có điểm trung bình chung tích lũy đạt dưới 1,20 đối với sinh viên năm thứ nhất; dưới 1,40 đối với sinh viên năm thứ hai; dưới 1,60 đối với sinh viên năm thứ ba hoặc dưới 1,80 đối với sinh viên các năm tiếp theo và cuối khoá;
c) Vượt quá thời gian tối đa được phép học tại trường quy định tại khoản 3 Điều 6 của Quy chế này;
d) Bị kỷ luật lần thứ hai vì lý do thi hộ hoặc nhờ người thi hộ theo quy định tại khoản 2 Điều 29 của Quy chế này hoặc bị kỷ luật ở mức xoá tên khỏi danh sách sinh viên của trường.
e) Tự ý bỏ học từ một học kỳ chính trở lên.
2. Chậm nhất là một tháng sau khi sinh viên có quyết định buộc thôi học, Khoa chủ quản phải thông báo trả về địa phương nơi sinh viên có hộ khẩu thường trú. Trường hợp tại trường sinh viên đó học hoặc tại những trường khác có các chương trình đào tạo ở trình độ thấp hơn hoặc chương trình giáo dục thường xuyên tương ứng, thì những sinh viên thuộc diện bị buộc thôi học quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 của Điều này, được quyền xin xét chuyển qua các chương trình đó và được bảo lưu một phần kết quả học tập ở chương trình cũ khi học ở các chương trình mới này. Hiệu trưởng xem xét quyết định cho bảo lưu kết quả học tập đối với từng trường hợp cụ thể.
Điều 17. Học cùng lúc hai chương trình
1. Sinh viên học cùng lúc hai chương trình là sinh viên có nhu cầu đăng ký học thêm một chương trình thứ hai để khi tốt nghiệp được cấp hai văn bằng.
2. Điều kiện để học cùng lúc hai chương trình:
a) Ngành đào tạo chính ở chương trình thứ hai phải khác ngành đào tạo chính ở chương trình thứ nhất;
b) Sau khi kết thúc học kỳ thứ nhất năm học đầu tiên của chương trình thứ nhất;
c) Sinh viên không thuộc diện xếp hạng học lực yếu ở chương trình thứ nhất;
3. Sinh viên đang học thêm chương trình thứ hai, nếu rơi vào diện bị xếp hạng học lực yếu của chương trình thứ nhất hoặc thứ hai đều phải dừng học thêm chương trình thứ hai ở học kỳ tiếp theo.
4. Thời gian tối đa được phép học đối với sinh viên học cùng lúc hai chương trình là thời gian tối đa quy định cho chương trình thứ nhất, quy định tại khoản 3 Điều 6 của Quy chế này. Khi học chương trình thứ hai, sinh viên được bảo lưu điểm của những học phần có nội dung và khối lượng kiến thức tương đương có trong chương trình thứ nhất.
5. Sinh viên chỉ được xét tốt nghiệp chương trình thứ hai, nếu có đủ điều kiện tốt nghiệp ở chương trình thứ nhất.
Điều 18. Chuyển trường
1. Sinh viên được xét chuyển trường nếu có các điều kiện sau đây:
a) Trong thời gian học tập, nếu gia đình chuyển nơi cư trú hoặc sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, cần thiết phải chuyển đến trường gần nơi cư trú của gia đình để thuận lợi trong học tập;
b) Xin chuyển đến trường có cùng ngành hoặc thuộc cùng nhóm ngành với ngành đào tạo mà sinh viên đang học;
c) Được sự đồng ý của Hiệu trưởng trường xin chuyển đi và trường xin chuyển đến;
d) Không thuộc một trong các trường hợp không được phép chuyển trường quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Sinh viên không được phép chuyển trường trong các trường hợp sau:
a) Sinh viên đó tham dự kỳ thi tuyển sinh theo đề thi chung, nhưng không trúng tuyển vào trường hoặc có kết quả thi thấp hơn điểm trúng tuyển của trường xin chuyển đến;
b) Sinh viên thuộc diện nằm ngoài vùng tuyển quy định của trường xin chuyển đến;
c) Sinh viên năm thứ nhất và năm cuối khóa;
d) Sinh viên đang trong thời gian bị kỷ luật từ cảnh cáo trở lên.
3. Thủ tục chuyển trường:
a) Sinh viờn xin chuyển trường phải làm hồ sơ xin chuyển trường theo quy định của Nhà trường;
b) Hiệu trưởng trường có sinh viên xin chuyển đến quyết định tiếp nhận hoặc không tiếp nhận; quyết định việc học tập tiếp tục của sinh viên, công nhận các học phần mà sinh viên chuyển đến được chuyển đổi kết quả và số học phần phải học bổ sung, trên cơ sở so sánh chương trình ở trường sinh viên xin chuyển đi và trường xin chuyển đến.
Chương III
KIỂM TRA VÀ THI HỌC PHẦN
Điều 19. Đánh giá học phần
1. Đối với các học phần chỉ có lý thuyết: Tùy theo tính chất của học phần, điểm tổng hợp đánh giá học phần (sau đây gọi tắt là điểm học phần) được tính căn cứ vào một phần hoặc tất cả các điểm đánh giá bộ phận, bao gồm: điểm kiểm tra thường xuyên trong qúa trình học tập; điểm đánh giá nhận thức và thái độ tham gia thảo luận; điểm đánh giá phần thực hành; điểm chuyên cần; điểm thi giữa học phần; điểm tiểu luận và điểm thi kết thúc học phần, trong đó điểm thi kết thúc học phần là bắt buộc cho mọi trường hợp và có trọng số là 60%.
Việc lựa chọn các hình thức đánh giá bộ phận và trọng số của các điểm đánh giá bộ phận, cũng như cách tính điểm tổng hợp đánh giá học phần do giảng viên đề xuất, được Hiệu trưởng phê duyệt và phải được quy định trong đề cương chi tiết của học phần, hoặc theo quy định chung của Trường, cụ thể như sau:
Điểm đánh giá học phần = 0.6A + 0.3B + 0.1C
Trong đó:
A là điểm thi kết thúc học phần;
B = (b
1
+ b
2
+ b
3
+...)/3
Trong đó: b
1
là điểm kiểm tra thường xuyên; b
2
là điểm kiểm tra giữa học kỳ; b
3
là điểm tiểu luận ( hay bài tập lớn hoặc điểm học phần thí nghiệm...)
C =(c
1
+c
2
)/2
Trong đó: c
1
là điểm đánh giá nhận thức và thái độ tham gia thảo luận cho theo thang điểm 10; c
2
là điểm chuyên cần được xác định như sau:
+ Đi học đầy đủ c
2
= 10 điểm;
+ Bỏ học 2% số giờ học quy định bị trừ đi 1 điểm, bỏ học 20% số giờ quy định có c
2
=0.
+ Sinh viên bỏ học trên 20% số giờ quy định sẽ bị cấm thi, nhận điểm 0 và phải học lại.
B,C là các giá trị trung bình cộng của các điểm thành phần. Trường hợp thi lần 2 thì lấy kết quả thi lần 2 để thay điểm thi kết thúc học phần lần 1.Trường hợp học lại, các điểm thành phần phải xác định lại từ đầu.
Các điểm thành phần A, b
1
, b
2
, b
3
...,c
1
,c
2
đều cho theo thang điểm 10; các điểm B và C làm tròn đến một chữ số thập phân;
Điểm đánh giá học phần được làm tròn đến một chữ số thập phân.
2. Đối với các học phần vừa có thực hành vừa có lý thuyết: Sinh viên không hoàn thành phần thực hành sẽ không được thi phần lý thuyết và nhận điểm 0. Sinh viên sau khi hoàn thành phần thực hành sẽ được thi lý thuyết và tính thi lần hai.
3. Đối với các học phần thực hành: Sinh viên phải tham dự đầy đủ các bài thực hành. Điểm trung bình cộng của điểm các bài thực hành trong học kỳ được làm tròn đến một chữ số thập phân là điểm của học phần thực hành.
4.Sinh viên chỉ được phép thi kết thúc học phần sau khi đã hoàn thành việc đóng học phí của kỳ học.
5. Giảng viên phụ trách học phần trực tiếp ra đề kiểm tra giữa kỳ, đề kiểm tra thường xuyên và cho điểm đánh giá bộ phận. Đề thi kết thúc học phần đối với các học phần thuộc kiến thức đại cương, Lý luận chính trị do Bộ môn tổ chức ra đề và chấm chung, còn các loại học phần khác hoặc do Bộ môn, hoặc do giáo viên trực tiếp giảng dạy ra đề và thông qua Bộ môn, giáo viên tự chịu trách nhiệm về việc tổ chức thi và chấm thi theo quy định.
Điều 20. Tổ chức kỳ thi kết thúc học phần
1. Cuối mỗi học kỳ, Trường tổ chức một kỳ thi chính và một kỳ thi phụ để thi kết thúc học phần. Kỳ thi phụ dành cho những sinh viên không tham dự kỳ thi chính hoặc có học phần bị điểm F ở kỳ thi chính và được tổ chức sớm nhất là hai tuần sau kỳ thi chính.
2. Thời gian dành cho ôn thi mỗi học phần tỷ lệ thuận với số tín chỉ của học phần đó, ít nhất là 2/3 ngày cho một tín chỉ. Hiệu trưởng quy định cụ thể thời gian dành cho ôn thi và thời gian thi cho các kỳ thi.
Điều 21. Ra đề thi, hình thức thi, chấm thi và số lần được dự thi kết thúc học phần
1. Đề thi kết thúc học phần phải phù hợp với nội dung học phần đó quy định trong chương trình. Việc ra đề thi hoặc lấy từ ngân hàng đề thi được thực hiện theo quy định của Hiệu trưởng.
2. Hình thức thi kết thúc học phần có thể là thi viết (trắc nghiệm hoặc tự luận), vấn đáp, viết tiểu luận
,
làm bài tập lớn, hoặc kết hợp giữa các hình thức trên. Hiệu trưởng duyệt các hình thức thi thích hợp cho từng học phần.
3. Việc chấm thi kết thúc các học phần chỉ có lý thuyết và việc chấm tiểu luận, bài tập lớn phải do hai giảng viên đảm nhiệm.
Hiệu trưởng quy định việc bảo quản các bài thi, quy trình chấm thi và lưu giữ các bài thi sau khi chấm. Thời gian lưu giữ các bài thi viết, tiểu luận, bài tập lớn ít nhất là hai năm, kể từ ngày thi hoặc ngày nộp tiểu luận, bài tập lớn.
4. Thi vấn đáp kết thúc học phần phải do hai giảng viên thực hiện. Điểm thi vấn đáp được công bố công khai sau mỗi buổi thi. Trong trường hợp hai giảng viên chấm thi không thống nhất được điểm chấm thì các giảng viên chấm thi trình Trưởng bộ môn quyết định.
Các điểm thi kết thúc học phần và điểm học phần phải ghi vào bảng điểm theo mẫu thống nhất của trường, có chữ ký của cả hai giảng viên chấm thi và làm thành ba bản. Một bản lưu tại bộ môn, một bản gửi về văn phòng khoa và một bản gửi về phòng Đại học và Sau đại học, chậm nhất một tuần
sau ngày thi kết thúc học phần. Khoa chủ quản có trách nhiệm thông báo điểm thi kết thúc học phần cho sinh viên trong trường hợp điểm chưa được đưa lên mạng Internet.
Giáo vụ khoa chuyên ngành có trách nhiệm quản lý điểm của sinh viên thuộc khoa quản lý; vào điểm học của sinh viên ngay sau khi nhận được kết quả đánh giá học phần, lưu trữ kết quả điểm và chuyển file điểm về phòng đại học và Sau đại học chậm nhất sau 3 ngày kể từ khi nhận được kết quả điểm.
Phòng Đại học và Sau đại học có trách nhiệm đối chiếu kết quả đánh giá học phần trong file điểm do khoa chuyên ngành gửi với bản kết quả gốc do giáo viên nộp. Nếu có sai sót, yêu cầu khoa chuyên ngành sửa chữa và được ghi thành biên bản, có sự xác nhận của giáo vụ khoa, chuyên viên phòng Đại học và Sau đại học cũng như của Trưởng phòng Đại học và Sau đại học và Trưởng khoa.
Sau khi kết quả điểm đã được kiểm tra, phòng Đại học và Sau đại học có trách nhiệm chuyển kết quả điểm lên website của Trường.
5. Sinh viên vắng mặt trong kỳ thi kết thúc học phần, nếu không có lý do chính đáng coi như bỏ dự thi một lần và phải nhận điểm 0 ở kỳ thi chính. Những sinh viên này khi được trưởng phòng Đại học và Sau đại học cho phép được dự thi một lần ở kỳ thi phụ ngay sau đó (nếu có).
6. Sinh viên vắng mặt có lý do chính đáng ở kỳ thi chính, nếu được trưởng phòng Đại học và Sau đại học cho phép, được dự thi ở kỳ thi phụ ngay sau đó (nếu có), điểm thi kết thúc học phần được coi là điểm thi lần đầu. Trường hợp không có kỳ thi phụ hoặc thi không đạt trong kỳ thi phụ, những sinh viên này sẽ phải dự thi tại các kỳ thi kết thúc học phần ở các học kỳ sau hoặc học kỳ phụ.
Điều 22. Cách đánh giá kết quả học tập theo thang điểm
Điểm học phần làm tròn đến một chữ số thập phân, sau đó được chuyển thành điểm chữ như sau:
a) Loại đạt
A (8,5 - 10): Giỏi
B (7,0 - 8,4):
Khá
C (5,5 - 6,9): Trung bình
D (4,0 - 5,4): Trung bình yếu
b) Loại không đạt
F (dưới 4,0): Kém
c) Đối với những học phần chưa đủ cơ sở để đưa vào tính điểm trung bình chung học kỳ, khi xếp mức đánh giá được sử dụng các kí hiệu sau:
I- Chưa đủ dữ liệu đánh giá.
X- Chưa nhận được kết quả thi.
d) Đối với những học phần được nhà trường cho phép chuyển điểm, khi xếp mức đánh giá được sử dụng kí hiệu R viết kèm với kết quả.
3. Việc xếp loại các mức điểm A, B, C, D, F được áp dụng cho các trường hợp sau đây:
a) Đối với những học phần mà sinh viên đã có đủ điểm đánh giá bộ phận, kể cả trường hợp bỏ học, bỏ kiểm tra hoặc bỏ thi không có lý do phải nhận điểm 0;
b) Chuyển đổi từ mức điểm I qua, sau khi có các kết quả đánh giá bộ phận mà trước đó sinh viên được giảng viên cho phép nợ;
c) Chuyển đổi từ các trường hợp X qua.
4. Việc xếp loại ở mức điểm F ngoài những trường hợp như đã nêu ở khoản 3 Điều này, còn áp dụng cho trường hợp sinh viên vi phạm nội quy thi, có quyết định phải nhận mức điểm F.
5. Việc xếp loại theo mức điểm I được áp dụng cho các trường hợp sau đây:
a) Trong thời gian học hoặc trong thời gian thi kết thúc học kỳ, sinh viên bị ốm hoặc tai nạn không thể dự kiểm tra hoặc thi, nhưng phải được trưởng phòng Đại học và Sau đại học cho phép;
b) Sinh viên không thể dự kiểm tra bộ phận hoặc thi vì những lý do khách quan, được trưởng phòng Đại học và Sau đại học chấp thuận.
Trừ các trường hợp đặc biệt do Hiệu trưởng quy định, trước khi bắt đầu học kỳ mới kế tiếp, sinh viên nhận mức điểm I phải trả xong các nội dung kiểm tra bộ phận còn nợ để được chuyển điểm. Trường hợp sinh viên chưa trả nợ và chưa chuyển điểm nhưng không rơi vào trường hợp bị buộc thôi học thì vẫn được học tiếp ở các học kỳ kế tiếp.
6. Việc xếp loại theo mức điểm X được áp dụng đối với những học phần mà phòng Đại học và Sau đại học chưa nhận được kết quả học tập của sinh viên.
7. Ký hiệu R được áp dụng cho các trường hợp sau:
a) Điểm học phần được đánh giá ở các mức điểm A, B, C, D trong đợt đánh giá đầu học kỳ (nếu có) đối với một số học phần được phép thi sớm để giúp sinh viên học vượt.
b) Những học phần được công nhận kết quả, khi sinh viên chuyển từ trường khác đến hoặc chuyển đổi giữa các chương trình.
Điều 23. Cách tính điểm trung bình chung
1. Để tính điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy, mức điểm chữ của mỗi học phần phải được quy đổi qua điểm số như sau:
A tương ứng với 4
B tương ứng với 3
C tương ứng với 2
D tương ứng với 1
F tương ứng với 0
2. Điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy được tính theo công thức sau và được làm tròn đến 2 chữ số thập phân:
Trong đó:
A
là điểm trung bình chung học kỳ hoặc điểm trung bình chung tích lũy
a
i
là điểm của học phần thứ i
n
i
là số tín chỉ của học phần thứ i
n
là tổng số học phần.
Điểm trung bình chung học kỳ để xét học bổng, khen thưởng sau mỗi học kỳ chỉ tính theo kết quả thi kết thúc học phần ở lần thi thứ nhất. Điểm trung bình chung học kỳ và điểm trung bình chung tích lũy để xét thôi học, xếp hạng học lực sinh viên và xếp hạng tốt nghiệp được tính theo điểm thi kết thúc học phần cao nhất trong các lần thi.
Chương IV
XÉT VÀ CÔNG NHẬN TỐT NGHIỆP
Điều 24. Thực tập cuối khóa, thi tốt nghiệp hoặc làm đồ án tốt nghiệp
Học kỳ cuối khoá, sinh viên hệ Cao đẳng phải thi tốt nghiệp, sinh viên hệ Đại học hoặc Liên thông cao đẳng lên đại học được nhận đề tài để làm đồ án tốt nghiệp và được quy định như sau:
a) Sinh viên chỉ được tham gia thi tốt nghiệp( đối với hệ cao đẳng) hay nhận đề tài đồ án tốt nghiệp sau khi đã hoàn thành các môn học và các đợt thực tập theo quy định trong chương trình đào tạo.
b) Sinh viên chỉ được phép đi thực tập tốt nghiệp sau khi đã hoàn thành các môn học theo quy định trong chương trình đào tạo. Đối với các học phần của học kỳ cuối, nếu điều kiện chưa cho phép thi lại lần hai thì sinh viên được phép nợ cho đến thời điểm chậm nhất là sau 2 tuần kể từ khi kết thúc thời gian thực tập tốt nghiệp. Sau thời hạn quy định mà sinh viên không hoàn thành các môn học sẽ không được làm đồ án.
c) Phòng Đại học và Sau đại học cấp các quyết định đi thực tập, làm thủ tục công nhận giáo viên chấm thi hay chấm đồ án tốt nghiệp. Khoa chủ quản ra quyết định giao đề tài
và cho phép làm đồ án tốt nghiệp sau khi thông qua danh sách sinh viên đủ điều kiện làm đồ án tại phòng Đại học và Sau đại học.
d) Hình thức chấm thi và đồ án tốt nghiệp;
Đối với sinh viên hệ Cao đẳng: tổ chức thi tốt nghiệp.
Đối với sinh viên đại học: Sinh viên làm đồ án tốt nghiệp.
đ) Nhiệm vụ của giảng viên hướng dẫn: Giảng viên hướng dẫn xác định hướng đề tài cho sinh viên và hướng dẫn sinh viên xây dựng đề cương và hoàn thành đồ án tốt nghiệp. Giảng viên chịu trách nhiệm trước Bộ môn về nhắc nhở sinh viên hoàn thành tiến độ làm đồ án và các thủ tục cần thiết khác theo quy định. Bộ môn có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu thực tập, chịu trách nhiệm thông qua đề tài tốt nghiệp và phân công giáo viên hướng dẫn, tổ chức và giám sát việc làm đồ án tốt nghiệp của sinh viên thuộc Bộ môn chủ quản, làm các thủ tục thành lập Hội đồng chấm tốt nghiệp. Khoa chủ quản có trách nhiệm hoàn thành các thủ tục liên quan để ra quyết định cho sinh viên làm đồ án tốt nghiệp, theo dõi và giám sát tình hình tổ chức làm đồ án tốt nghiệp của các bộ môn trong khoa thực hiện theo đúng kế hoạch làm đồ án tốt nghiệp của Nhà trường.
3. Đối với một số ngành đào tạo đòi hỏi phải dành nhiều thời gian cho thí nghiệm hoặc khảo sát để sinh viên hoàn thành đồ án, Nhà trường có thể bố trí thời gian làm đồ án kết hợp với thời gian thực tập chuyên môn cuối khoá.
Điều 25. Chấm đồ án và bảo vệ tốt nghiệp
1. Đồ án của sinh viên sau khi
hoàn thành được người hướng dẫn cho điểm đạt yêu cầu theo quy định sẽ được giáo viên phản biện chấm. Nếu điểm chấm của giáo viên phản biện đạt yêu cầu thì đồ án mới được đưa ra bảo vệ trước Hội đồng tốt nghiệp.
2. Hội đồng tốt nghiệp có thể 3, 5 hay 7 người. Hiệu trưởng ra quyết định thành lập Hội đồng bảo vệ tốt nghiệp và danh sách các thành viên của Hội đồng.
3. Điểm chấm đồ án tốt nghiệp là điểm trung bình các điểm của người hướng dẫn, người chấm phản biện và điểm của từng thành viên Hội đồng. Điểm của đồ án tốt nghiệp được chấm theo thang điểm chữ quy định tại các mục a và b, khoản 2, Điều 22 của Quy chế này.
Điểm đồ án tốt nghiệp được tính vào điểm trung bình chung tích lũy của toàn khoá học.
4. Sinh viên có đồ án tốt nghiệp bị điểm F, phải đăng ký làm lại đồ án tốt nghiệp.
Điều 26. Điều kiện xét tốt nghiệp và công nhận tốt nghiệp
1. Những sinh viên có đủ các điều kiện sau thì được Nhà trường xét và công nhận tốt nghiệp:
a) Cho đến thời điểm xét tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập;
b) Tích lũy đủ số học phần quy định trong chương trình đào tạo;
c) Điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học đạt từ 2,00 trở lên;
d) Thỏa mãn một số yêu cầu về kết quả học tập đối với nhóm học phần thuộc ngành đào tạo chính do Hiệu trưởng quy định;
đ) Có chứng chỉ giáo dục quốc phòng và giáo dục thể chất.
2. Sau mỗi học kỳ, Hội đồng xét tốt nghiệp căn cứ các điều kiện công nhận tốt nghiệp quy định tại khoản 1 Điều này để lập danh sách những sinh viên đủ điều kiện tốt nghiệp.
Hội đồng xét tốt nghiệp Trường do Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng được Hiệu trưởng uỷ quyền làm Chủ tịch, trưởng phòng Đại học và Sau đại học làm Thư ký và các thành viên là các trưởng khoa chuyên môn, trưởng phòng Công tác chính trị - sinh viên.
3. Căn cứ đề nghị của Hội đồng xét tốt nghiệp, Hiệu trưởng ký quyết định công nhận tốt nghiệp cho những sinh viên đủ điều kiện tốt nghiệp.
Điều 28. Cấp bằng tốt nghiệp, bảo lưu kết quả học tập, chuyển chương trình đào tạo và chuyển loại hình đào tạo
1. Bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng được cấp theo ngành đào tạo chính (đơn ngành hoặc song ngành). Hạng tốt nghiệp được xác định theo điểm trung bình chung tích lũy của toàn khoá học như sau:
a) Loại xuất sắc: Điểm trung bình chung tích lũy từ 3,60 đến 4,00;
b) Loại giỏi:
Điểm trung bình chung tích lũy từ 3,20 đến 3,59;
c) Loại khá:
Điểm trung bình chung tích lũy từ 2,50 đến 3,19;
d) Loại trung bình: Điểm trung bình chung tích lũy từ 2,00 đến 2,49.
2. Hạng tốt nghiệp của những sinh viên có kết quả học tập toàn khoá loại xuất sắc và giỏi sẽ bị giảm đi một mức, nếu rơi vào một trong các trường hợp sau:
a) Có khối lượng của các học phần phải thi lại vượt quá 5% so với tổng số tín chỉ quy định cho toàn chương trình;
b) Đã bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên trong thời gian học.
3. Kết quả học tập của sinh viên phải được ghi vào bảng điểm theo từng học phần. Trong bảng điểm cần phải ghi chuyên ngành (hướng chuyên sâu) hoặc ngành phụ (nếu có).
4. Nếu kết quả học tập của sinh viên thỏa mãn những quy định tại khoản 1 Điều 27 của Quy chế này đối với một số chương trình đào tạo tương ứng với các ngành đào tạo khác nhau, thì sinh viên được cấp các bằng tốt nghiệp khác nhau tương ứng với các ngành đào tạo đó.
5. Sinh viên còn nợ chứng chỉ giáo dục quốc phòng và giáo dục thể chất, nhưng đã hết thời gian tối đa được phép học, trong thời hạn 5 năm tính từ ngày phải ngừng học, được trở về trường trả nợ để có đủ điều kiện xét tốt nghiệp.
6. Sinh viên không tốt nghiệp được cấp giấy chứng nhận về các học phần đã học trong chương trình. Những sinh viên này nếu có nguyện vọng, được quyền làm đơn xin chuyển qua các chương trình khác theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Quy chế này.
Chương V
XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 29. Xử lý kỷ luật đối với sinh viên vi phạm các quy định về thi, kiểm tra
1. Trong khi dự kiểm tra thường xuyên, chuẩn bị tiểu luận, bài tập lớn, kiểm tra giữa học phần, thi kết thúc học phần, làm đồ án tốt nghiệp, nếu vi phạm quy chế, sinh viên sẽ bị xử lý kỷ luật với từng học phần đã vi phạm.
2. Sinh viên thi hộ hoặc nhờ người khác thi hộ, đều bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập một năm đối với trường hợp vi phạm lần thứ nhất và buộc thôi học đối với trường hợp vi phạm lần thứ hai.
3. Trừ trường hợp như quy định tại khoản 2 của Điều này, mức độ sai phạm và khung xử lý kỷ luật đối với sinh viên vi phạm được thực hiện theo các quy định của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy.
==========
Gửi bình luận
Các bài viết khác
Thông báo của HĐCD giáo sư cơ sở Trường Đại học Mỏ - Địa chất
(25/08/2009)
HĐTS Trường ĐH Mỏ-Địa chất thông báo về nhập học NV1 hệ ĐH,CĐ năm 2009
(20/08/2009)
Thông báo của HĐTS Trường ĐH Mỏ-Địa chất về xét tuyển NV2 hệ ĐH,CĐ
(20/08/2009)
Điểm chuẩn vào Trường Đại học Mỏ - Địa chất năm 2009
(10/08/2009)
Lịch học Tuần Công dân-Sinh viên năm học 2009-2010
(25/07/2009)
Quy định đối với sinh viên học Tuần Công dân-Sinh viên năm học 2009-2010
(24/07/2009)
Kế hoạch “Tuần công dân-sinh viên” năm học 2009-2010 tại Hà Nội
(24/07/2009)
Kết quả duyệt chỉ tiêu tuyển dụng năm 2009
(24/07/2009)
Kế hoạch thi tuyển viên chức Trường Đại học Mỏ - Địa chất năm 2009
(02/07/2009)
Sơ đồ các điểm thi tuyển sinh trường đại học Mỏ-Địa chất
(02/07/2009)
Thông báo
News
Đại hội điểm Chi bộ Trắc địa 3 nhiệm kỳ 2025 - 2027
(10 tháng 1 năm 2025)
Đại hội Chi hội Đá quý Trường Đại học Mỏ - Địa chất lần I (nhiệm kỳ 2025-2030)
(4 tháng 1 năm 2025)
Hội nghị đối thoại giữa lãnh đạo trường Đại học Mỏ – Địa chất và cán bộ, viên chức trẻ năm 2024
(30 tháng 12 năm 2024)
Hội đồng thẩm định chương trình đào tạo ngành " Kỹ thuật không gian" tại HUMG - Bước tiến quan trọng cho sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao
(26 tháng 12 năm 2024)
Trường Đại học Mỏ - Địa chất tổ chức Lễ khai giảng khóa đào tạo Tiến sĩ (2024 - 2027) và Thạc sĩ (2024 - 2026)
(28 tháng 12 năm 2024)
Video nổi bật
BÊ TÔNG XANH TRUYỀN SÁNG - TS Tăng Văn Lâm
French students at HUMG 2023
Bê tông không xi măng-QPVN
TU Freiberg Geotech-excursion 2023 in Vietnam
Kyushu students at HUMG 2023
Liên kết website
Chọn website liên kết
Bộ Công thương
Bộ Khoa học và Công nghệ
Bộ Tài nguyên và Môi trường
Bộ Lao động - Thương binh và xã hội
Bộ Thông tin và Truyền thông
Bộ Giáo dục và Đào tạo
Cục bản đồ - Bộ Tổng tham mưu
Tập đoàn VinGroup
Tổng công ty cổ phần công nghiệp xi măng Việt Nam VICEM
Tổng công ty Đông Bắc
Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam
Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam
Khảo thí & đảm bảo CLGD
Khoa Cơ - Điện
Khoa Công nghệ thông tin
Khoa Dầu khí
Khoa Giáo dục quốc phòng
Khoa Khoa học cơ bản
Khoa KH và KT Địa chất
Khoa Kinh tế - QTKD
Khoa Lý luận chính trị
Khoa Mỏ
Khoa Môi trường
Khoa Trắc địa - Bản đồ và QL đất đai
Khoa Xây dựng
Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học
Trung tâm Phân tích Thí nghiệm Công nghệ cao
Trung tâm Thông tin - Thư viện