Hoạt động kỷ niệm 90 năm ngày Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại

02/11/2007

Hôm nay, Chi hội Hữu nghị Việt – Nga Trường Đại học Mỏ - Địa chất đã tổ chức buổi gặp mặt nhân kỷ niệm 90 năm ngày Cách tháng Mười vĩ đại (7/11/1917 - 7/11/2007).

 

Đến dự buổi gặp mặt có PGS.TS Trần Đình Kiên - Bí thư đảng ủy, Hiệu trưởng nhà trường cùng toàn thể các hội viên sinh hoạt tại Chi hội. PGS.TS Tạ Đức Thịnh đã đọc diễn văn ôn lại những kỷ niệm sâu sắc về Liên bang Xôviêt và nước Nga, đặc biệt là về công lao của Cách mạng tháng Mười vĩ đại.

 

Humg xin trân trọng giới thiệu bài phát biểu của PGS. TS Tạ Đức Thịnh – Phó Hiệu Trưởng, Chi hội trưởng Chi hội Việt – Nga tại buổi gặp mặt của Chi hội Việt - Nga nói trên.

 

Mãi mãi thắm tình hữu nghị Việt - Nga

 

 

Hôm nay, trong không khí cả loài người tiến bộ hướng tới kỷ niệm 90 năm ngày Cách mạng Tháng 10 Nga vĩ đại, chúng ta – những cán bộ của Trường Đại học Mỏ - Địa chất sinh hoạt trong Chi hội Hữu nghị Việt – Nga tổ chức buổi gặp mặt, nhớ  về những kỷ niệm sâu sắc, những ngày tháng học tập và công tác ở đất nước của Lênin vĩ đại.

 

PGS.TS Vo Trong Hung khai mac buoi gap mat

PGS.TS Ta Duc Thinh Doc dien van ky niem

 

 

Thay mặt BCH Chi hội, tôi xin nhiệt liệt chào mừng các vị khách quý cùng toàn thể hội viên tham dự buổi gặp mặt. Kính chúc các quý vị sức khoẻ, chúc buổi gặp mặt của chúng ta thành công tốt đẹp.

 

 

Vào những ngày này của 90 năm về trước, dưới sự lãnh đạo của lãnh tụ VI.Lênin và Đảng Cộng sản Bônsêvích Nga, nhân dân lao động Nga đã vùng lên làm cuộc cách mạng vô sản long trời lở đất – cách mạng T 10 Nga vĩ đại. Với 10 ngày rung chuyển thế giới, liên minh chiến đấu Công - Nông – Binh Nga đã xoá bỏ Nhà nước Tư sản, xây dựng Nhà nước XôViết – hình thức nhà nước XHCN  hiện thực, đưa nước Nga vào thời đại mới.

 

Với bản chất tốt đẹp của mình, Cách mạng T 10 Nga và nhà nước XôViết đã trở thành tấm gương chói lọi, đưa toàn thể nhân loại cần lao, các dân tộc bị áp bức, bóc lột trên toàn thế giới, trong đó có nhân dân Việt Nam vào con đường đấu tranh giải phóng, vì mục tiêu độc lập dân tộc và XHCN cao đẹp. Xoá bỏ đế chế Nga, xây dựng Liên bang Xô Viết tức là xoá bỏ ách thống trị dân tộc trên 14 nước thuộc địa của Sa hoàng cũ, là hành động thiết thực minh chứng bản chất tốt đẹp của CNXH. Đó chính là động lực to lớn đưa các dân tộc vào thời đại mới. Đó cũng chính là động lực giúp nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới chiến thắng Chủ nghĩa đế quốc Tây Âu trong chiến tranh thế giới thứ I, chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong chiến tranh thế giới thứ II.

 

Chuc mung chuyen gia Nga

Chuyen gia Nga phat bieu tai buoi gap mạt

 

 

Với bản chất tốt đẹp, bằng đường lối đúng đắn của Đảng Bonsevich, với mô hình kinh tế – xã hội phù hợp lúc bấy giờ, Liên bang Xô Viết đã có sự phát triển nhanh chóng, trở thành cường quốc trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, khoa học kỹ thuật. quốc phòng an ninh, giáo dục - đào tạo… Đặc biệt tình hữu nghị vô sản, tình hữu nghị các dân tộc đã đạt tới đỉnh cao trong lòng chế độ Xô Viết. Kỳ tích đó được xây dựng trên nền tảng kinh tế - xã hội mạnh mẽ, hội tụ của bản chất xã hội chủ nghĩa và dân tộc xô viết dưới sự lãnh đạo của Đảng vô sản chân chính.

 

Với sự giúp đỡ của Liên Xô, mà trụ cột là nước Nga Xô Viết, phong trào CM của các dân tộc thuộc địa đã phát triển và thành công ở nhiều nước, tạo thành hệ thống XHCN thế giới trong đó có Việt Nam.

 

Kể từ khi lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tiếp thu được lý luận giải phóng là Chủ nghĩa Mác – Lênin, cách mạng Việt Nam đã phát triển theo con đường Cách mạng T 10 và nhận được sự giúp đỡ vô cùng to lớn của nhân dân Xô Viết nói chung, nhân dân Nga nói riêng. Sự giúp đỡ ấy thấm sâu vào mọi phương diện của cuộc cách mạng DTDCND và trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, đặc biệt là những người Việt Nam được nhân dân Nga, nhân dân Xô Viết trực tiếp nuôi dưỡng và đào tạo.

 

Theo số lượng thống kê chưa đầy đủ, Liên Xô đã đào tạo Việt Nam trên 30 ngàn cán bộ trình độ Đại học, trên 3 ngàn TS và TSKH, trong đó có trên 2/3 được đào tạo tại Nga. Đó là lực lượng trí thức hùng hậu, giữ vai trò quyết định đối với sự nghiệp bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam trong nửa thế kỷ qua.

 

Chúng ta có quyền tự hào chính đáng về những giá trị văn hoá, văn minh nhận được từ nền giáo dục cách amngj Xô Viết. Chúng ta đã làm tất cả để các giá trị ấy góp phần phát triển đất nước Việt Nam nói chung, Trường ĐH Mỏ - Địa chất nói riêng.

 

Ngày nay, do những nguyên nhân khách quan và chủ quan, chế độ XHCN không còn trên đất nước Nga vĩ đại, nhưng những giá trị của nó vẫn còn mãi. Chúng ta nguyện trân trọng, giữ gìn và phát triển những giá trị đó như một nhân tố không thể thiếu của văn minh nhân loại.

 

 

Với những phẩm chất do nền giáo dục Xô Viết trang bị, các hội viên Chi hội hữu nghị Việt - Nga Trường ĐH Mỏ - Địa chất đã liên tục phấn đấu, đóng góp cho sự nghiệp đào tạo và NCKH của Trường. Nhiều người đã trở thành nhà lãnh đạo, nhà khoa học cao nhất của Trường, giữ những cương vị chủ chốt trong hầu hết các lĩnh vực của trường, Chúng ta có quyền tự hào chính đáng về những đóng góp đó.

 

Sau 1 thời gian gián đoạn, hợp tác đào tạo giữa Việt Nam và Liên bang Nga đã được nối lại. Hàng ngàn cán bộ, sinh viên đã được xử sang học tập taị Liên bang nga. Đây là nguồn bố sung lực lượng cán bộ khoa học đáng kể cho Việt Nam nói chung, cho Trường Đại học Mỏ - Địa chất nói riêng trong thời gian tới.

 

Để chi hội ngày càng phát triển và có những hoạt động thiết thực xây đắp tình hữu nghị Việt Nga, góp phần đưa Trường ĐH Mỏ - Địa Chất phát triển thành trường Đại học tiên tiến, chúng tôi đề nghị mỗi hội viên hãy đóng góp những ý kiến, tìm ra những giải pháp cụ thể để chi hội của chúng ta hoạt dộng có hiệu quả hơn trong thời gian tới.

 

Cuối cùng, nhân kỷ niệm 90 năm Cách mạng T 10 Nga, chúng ta hãy chúc nhân dân Nga, chúc những người thầy Nga đáng kính của chúng ta mọi sự tốt đẹp. Chúc tình hữu nghị Việt – Nga đời đời bền vững. Chúc quý vị và các bạn sức khoẻ; hạnh phúc và nhiều thành công!

 

N.B.Y ghi