1.Tên ngành đào tạo: Quản trị kinh doanh (Mã ngành: 7340101)
Tên tiếng Anh: Business Administration
2.Trình độ đào tạo: Đại học
3. Khối thi xét tuyển: A00, A01, D01
4. Yêu cầu về kiến thức:
- Có kiến thức cơ bản về khối ngành kinh tế và ngành QTKD như: Kinh tế học, Thống kê kinh tế, Kinh tế lượng, Kinh tế đối ngoại, Luật kinh tế, Kinh tế môi trường, Mô hình toán kinh tế …
- Vận dụng tốt các kiến thức cơ bản về ngành QTKD, gồm Marketing căn bản, Quản trị học, Quản trị doanh nghiệp, Quản trị tài chính, Quản trị nhân lực, Quản trị sản xuất, Quản trị chất lượng, Quản trị chiến lược, Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh vào việc quản lý, kinh doanh trong các doanh nghiệp nói chung sau khi tốt nghiệp.
- Có kiến thức chuyên sâu về ngành QTKD, gồm: Quản trị Marketing tiêu thụ các sản phẩm trong nền kinh tế quốc dân, Lập và phân tích dự án đầu tư để khởi sự kinh doanh và Quản trị các hoạt động mua bán các sản phẩm dịch vụ khác nhau, có khả năng thích ứng cao trong việc chuyển đổi ngành nghề đào tạo.
5. Yêu cầu về kỹ năng:
- Kỹ năng cứng: Nắm được các kỹ năng nghề nghiệp như:
- Hoạch định nguồn nhân lực, tuyển dụng đào tạo, đánh giá nhân viên theo cách chuyên nghiệp và hiện đại;
- Tổ chức và kiểm soát trong sản xuất từ việc thiết kế sản phẩm đến bố trí mặt bằng, hoạch định nhu cầu nguyên liệu, điều độ sản xuất và quản lý hàng tồn kho trong các doanh nghiệp;
- Xây dựng hệ thống sản xuất của các doanh nghiệp có độ linh hoạt cao. Kiểm soát và đánh giá chất lượng các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất và đầu ra của sản phẩm đảm bảo theo yêu cầu của khách hàng;
-··Khảo sát, nghiên cứu thị trường và phân tích môi trường kinh doanh ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
- Tham gia thực hiện và kiểm tra chiến lược và kế hoạch kinh doanh của các doanh nghiệp;
- Xây dựng, thẩm định, quản lý dự án đầu tư trong các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế quốc dân.
- Kỹ năng mềm :
- Có trình độ ngoại ngữ (một trong bốn ngôn ngữ bắt buộc Anh, Nga, Trung, Pháp) cơ bản và kiến thức ngoại ngữ chuyên ngành để đọc và và hiểu biết kiến thức chuyên môn bằng ngoại ngữ và giao dịch đơn giản, là nền tảng để sinh viên tiếp tục bổ túc ngoại ngữ nâng cao trình độ.
- Sử dụng thành thạo tin học văn phòng và biết cách sử dụng một số phần mềm ứng dụng để giải quyết các công việc chuyên môn về quản trị kinh doanh.
- Có khả năng tự khởi sự kinh doanh, kỹ năng làm việc độc lập, kỹ năng làm việc theo nhóm.
6. Yêu cầu về thái độ:
- Có phẩm chất đạo đức tốt.
- Chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, chính sách của Đảng và Pháp luật của Nhà nước.
-··Đạt các tiêu chuẩn đạo đức chuyên môn, tôn trọng nhu cầu bảo vệ bí mật trong quan hệ với đối tác kinh doanh.
- Thái độ cởi mở, thân tình với khách hàng, đối tác kinh doanh, sẵn sàng phục vụ khách hàng.
- Tinh thần hợp tác làm việc nhóm, thái độ thiện chí trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến công việc.
7. Vị trí khả năng làm việc sau khi tốt nghiệp:
Các phòng ban như: Ban quản lý dự án, Phòng quản trị sản xuất, Phòng kinh doanh, Phòng tiếp thị và quảng cáo, Phòng nhân lực, Phòng kế hoạch… ở tất cả các loại hình doanh nghiệp với vai trò là người thực hiện trực tiếp hay người điều hành quản lý.
8. Khả năng học tập và nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp:
Có khả năng tự học tập và nghiên cứu khoa học độc lập, học tập sau đại học để nhận học vị thạc sỹ hoặc tiến sỹ trong lĩnh vực chuyên ngành về QTKD và mở rộng sang các ngành khác như ngành tài chính, ngân hàng, kế toán…
9. Các chương trình tài liệu chuẩn quốc tế đã tham khảo:
Dựa vào mô hình chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ của một số nước như Mỹ, Singapore, Trung Quốc, Pháp để xây dựng chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ cho chuyên ngành Quản trị kinh doanh. Theo chương trình này, sinh viên ngoài học các học phần bắt buộc còn được tự chọn những học phần thuộc kiến thức đại cương, chọn các học phần theo hướng chuyên môn phù hợp với điều kiện công tác sau khi ra trường; được chọn những kiến thức thuộc chuyên ngành gần trong khoa để bổ trợ cho kiến thức chính ngành và chọn một số học phần để mở rộng kiến thức chung.
Chuẩn đầu ra trên đây được xây dựng theo hệ thống tín chỉ áp dụng cho sinh viên từ khoá 54. Đối với sinh viên từ khoá 53 trở về trước, các nội dung của chuẩn đầu ra về cơ bản như đã xây dựng trên đây. Chương trình đào tạo vẫn được xây dựng theo chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tuy nhiên, do chương trình đào tạo được thiết kế để đào tạo theo phương thức học phần niên chế, nên chương trình đào tạo này kém mềm dẻo hơn chương trình được xây dựng theo hệ thống tín chỉ.