1. Tên ngành đào tạo: Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa (Mã ngành: 7520216)
Tên tiếng Anh: Control Engineering and Automation
2. Trình độ đào tạo: Đại học
3. Khối thi xét tuyển: A00, A01
4. Yêu cầu về kiến thức:
Kiến thức chuyên môn:
Sinh viên Tự động hóa trước khi tốt nghiệp ra trường cần hoàn thiện chương trình đào tạo theo chương trình khung đào tạo chuyên ngành Điều khiển tự động đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.
Năng lực nghề nghiệp:
Kỹ sư Tự động hóa sau khi tốt nghiệp ra trường cần nắm vững các kiến thức chuyên môn, chuyên ngành thuộc các lĩnh vực: điều khiển, công nghệ tự động hóa, tự động hóa xí nghiệp mỏ, tự động hóa xí nghiệp dầu khí. Có khả năng thiết kế, quản lý, vận hành các dây chuyền sản xuất trong công nghiệp mỏ và dầu khí nói riêng và trong các ngành công nghiệp khác nói chung.
5. Yêu cầu về kỹ năng:
- Có khả năng thực hiện tốt các kỹ năng về chuyên ngành đào tạo và có khả năng xử lý tình huống cũng như giải quyết các vấn đề trong thực tế sản xuất;
- Sử dụng thành thạo các phần mềm thiết kế, ứng dụng cho chuyên ngành như: Proteus, Protel, Protool, Step7, WinCC,…
- Có trình độ ngoại ngữ TOEIC hay TOEFL nội bộ 400 điểm.
- Có khả năng làm việc theo nhóm hoặc độc lập.·
6. Yêu cầu về thái độ:
Kỹ sư chuyên ngành Tự động hóa có phẩm chất đạo đức, ý thức nghề nghiệp và trách nhiệm công dân, có tác phong công nghiệp, làm việc nghiêm túc, đáp ứng các yêu cầu của thực tế sản xuất, thường xuyên cập nhật trau dồi kiến thức, sáng tạo trong sản xuất.
7. Vị trí người học sau khi tốt nghiệp:
- Các trường đại học, cao đẳng, trung cấp có đào tạo chuyên ngành Tự động hóa
- Các cục, vụ, viện, các công ty, xí nghiệp, cơ sở xản xuất thuộc chuyên ngành mỏ và dầu khí nói riêng và các ngành sản xuất phục vụ đời sống nói chung.
8. Khả năng học tập nâng cao trình độ:
Kỹ sư Tự động hóa sau khi ra trường có thể tham gia đào tạo ở trình độ Thạc sỹ hoặc Tiến sỹ.
9. Các chương trình, tài liệu chuẩn quốc tế đã tham khảo:
Dựa vào các mô hình chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ của một số nước như Mỹ, Pháp, Đức để xây dựng chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ cho chuyên ngành Tự động hóa. Theo chương trình đào tạo này, sinh viên ngoài việc học các học phần bắt buộc, còn được tự chọn những học phần thuộc kiến thức đại cương, chọn các học phần theo hướng chuyên môn sâu cho phù hợp với điều kiện công tác sau khi ra trường; được chọn những kiến thức thuộc chuyên ngành gần trong khoa để bổ trợ cho kiến thức chính ngành và chọn một số học phần để mở rộng kiến thức chung.
Đưa các kiến thức mới của chuyên ngành, đặc biệt là các kiến thức về công nghệ mới trong lĩnh vực tự động hóa, các tiêu chuẩn liên quan của các nước Châu Âu vào nội dung bài giảng.
Bổ sung các trang thiết bị có công nghệ hiện đại nhất hiện nay trong lĩnh vực tự động hóa để nâng cao kỹ năng thực hành cho sinh viên. Phòng thí nghiệm tự động hóa đáp ứng các yêu cầu phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ sản xuất.
Chuẩn đầu ra trên đây được xây dựng cho sinh viên theo hệ thống tín chỉ, áp dụng cho sinh viên từ khóa 54.