CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Tên chương trình đào tạo
1.1 Tên tiếng việt
Ngành đào tạo: Quản lý đất đai Mã số: 52850103
Chuyên ngành đào tạo: Quản lý đất đai Mã số: 52850103101
1.2 Tên tiếng Anh: Land Management
2. Trình độ đào tạo: Đại học
3. Yêu cầu kiến thức:
Tích lũy đầy đủ khối lượng kiến thức và nội dung chương trình toàn khóa quy định với ngành Quản lý đất đai
Có kiến thức cơ bản, cơ sở, toàn diện về ngành Quản lý đất đai
Có trình độ ngoại ngữ đạt tương đương TOEFL 400 hoặc IELTS4.5
Sử dụng thành thạo tin học văn phòng trong học tập và công tác, đạt trình độ B;
Sử dụng thành thạo các phần mềm chuyên ngành trong thành lập bản đồ và thông tin đất đai;
Có khả năng ứng dụng và phát triển chuyên môn.
3.1.Kiến thức giáo dục đại cương:
Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh; có kiến thức vững vàng về khoa học cơ bản, công nghệ tin học để tiếp thu kiến thức giáo dục chuyên nghiệp và khả năng học tập nâng cao trình độ.
3.2. Kiến thức cơ sở ngành:
Cung cấp các kiến thức cơ bản, cơ sở, toàn diện về ngành Quản lý đất đai: Hệ thống pháp luật đất đai; điều tra cơ bản phục vụ quản lý Nhà nước về đất đai; đo đạc thành lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất; xây dựng hệ thống thông tin đất đai; lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; tài chính đất đai.
3.3. Kiến thức chuyên ngành:
Chuyên ngành Quản lý đất đai. Có kiến thức cơ bản về hệ thống pháp luật đất đai; điều tra đánh giá đất đai; các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai; đo đạc thành lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính; cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất; xây dựng hệ thống thông tin đất đai; lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; tài chính đất đai, hệ thống thông tin địa lý (GIS) và công nghệ viễn thám (RS). Có kiến thức chuyên sâu về các công tác quản lý đất đai.
4. Yêu cầu về kỹ năng
4.1. Kỹ năng cứng: Có khả năng thực hiện tốt các kỹ năng về ngành đào tạo; giải quyết các vấn đề về chính sách quản lý, sử dụng đất, kỹ thuật quản lý đất đai và tài chính đất đai trong khối các cơ quan nhà nước, các đơn vị hành chính sự nghiệp, các tổ chức và doanh nghiệp.
4.2. Kỹ năng mềm: Kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình...
- Chuẩn đầu ra ngoại ngữ và tin học: Phù hợp với yêu cầu của Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT về khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam và Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và truyền thông, cụ thể khi sv tốt nghiệp phải đạt trình độ bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ VN và chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản.
- Đào tạo kỹ sư ngành Quản lý đất đai có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khỏe tốt, nắm vững những kiến thức cơ bản, kiến thức chuyên môn toàn diện về lý luận và thực tiễn ngành quản lý đất đai; năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đại học, có khả năng hoạch định và vận dụng tốt chế độ, chính sách quản lý đất đai trong các cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị hành chính sự nghiệp, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đất đai đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ngoài ra, kỹ sư quản lý đất đai còn được trang bị kiến thức và kỹ năng về nghề nghiệp, ngoại ngữ, phương pháp làm việc theo nhóm, kỹ năng trình bày và giao tiếp,…
5. Yêu cầu về thái độ
Có phẩm chất đạo đức, ý thức nghề nghiệp và trách nhiệm công dân, có tác phong công nghiệp và thái độ làm việc nghiêm túc, đáp ứng các yêu cầu thực tế của xã hội, đồng thời thường xuyên cập nhật kiến thức, sáng tạo trong công việc.
6. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường:
Các sinh viên ra trường đều có thể:
- Tham gia các khóa đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiên cứu, quản lý, điều hành sản xuất tại các cơ sở đào tạo trong nước và nước ngoài;
- Học tập các chương trình sau đại học như thạc sỹ, tiến sỹ tại các cơ sở đào tạo trong nước và nước ngoài.
7.Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp
- Các cơ quan nghiên cứu, viện nghiên cứu về quản lý đất đai thuộc Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên - Môi trường; Giảng dạy tại các trường Đại học, Cao đẳng…
- Các Sở Tài nguyên - Môi trường cấp tỉnh;
- Các Phòng Tài nguyên - Môi trường cấp huyện và cán bộ địa chính xã, phường;
- Các Văn phòng đăng ký đất đai; Trung tâm phát triển quỹ đất;
- Ban Quản lý dự án các cấp; Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng;
- Các công ty, xí nghiệp đo đạc thành lập bản đồ;
- Các trung tâm công nghệ thuộc Sở Tài nguyên - Môi trường các tỉnh, thành phố;
- Có thể đảm nhận công việc trong các lĩnh vực quản lý tài nguyên, môi trường, xây dựng, quản lý và đánh giá các dự án phát triển đô thị, nông nghiệp, nông thôn; làm việc cho các tổ chức tài chính, bảo hiểm, ngân hàng và các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực quản lý đất đai…
8. Các chương trình tài liệu chuẩn tham khảo
Dựa vào các mô hình chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ của một số nước như CHLB Nga, Trung Quốc, Úc để xây dựng chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ cho chuyên ngành Quản lý đất đai. Theo chương trình đào tạo này sinh viên ngoài việc học các phần bắt buộc, còn được tự chọn các học phần thuộc kiến thức đại cương, chọn các học phần tự chọn theo khoa, trường theo hướng chuyên môn cho phù hợp với điều kiện công tác sau khi ra trường; được chọn những kiến thức thuộc chuyên ngành gần trong khoa để bổ trợ cho kiến thức chính ngành và chọn một số học phần để mở rộng kiến thức chung.
9. Các nội dung khác (nếu có)