
Sự kiện có sự tham dự của đông đảo đại biểu cấp cao trong nước và quốc tế:
🔹 Về phía Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO):
Ông Jonathan Wallace Baker – Trưởng Đại diện UNESCO tại Việt Nam cùng các thành viên Đoàn công tác UNESCO, Các cán bộ, chuyên gia của Văn phòng UNESCO tại Việt Nam.

🔹Về phía Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương:
Ông Ngô Lê Văn – Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ nhiệm Ủy ban Công tác về các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài
Đại diện lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường; Lãnh đạo các Cục, Vụ, Viện thuộc Bộ Ngoại giao, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam; Lãnh đạo Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam cùng nhiều, cơ quan nghiên cứu, chuyên gia,..

🔹Về phía tỉnh Lạng Sơn có sự hiện diện của:
Ông Hoàng Văn Nghiệm – Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh
Ông Hồ Tiến Thiệu – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh
Ông Dương Xuân Huyên – Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh
Cùng các Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh; Lãnh đạo các sở, ban, ngành, lực lượng vũ trang; lãnh đạo Huyện ủy, UBND các huyện, thành phố

🔹 Về phía Trường Đại học Mỏ - Địa chất có:
GS.TS Trần Thanh Hải – Hiệu trưởng Nhà trường
PGS.TS Nguyễn Việt Hà – Chủ tịch Công đoàn Trường, Trưởng phòng Quan hệ Công chúng và Doanh nghiệp
PGS.TS Bùi Trường Sơn – Trưởng phòng Hành chính – Tổng hợp


Phát biểu tại buổi Lễ ký kết hợp tác, GS.TS Trần Thanh Hải đã chia sẻ và đề xuất 5 định hướng quan trọng cho việc phát triển bền vững Công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu Lạng Sơn:
1️⃣ Về nhận thức: Cần nhận thức đầy đủ về các giá trị địa chất, tự nhiên, lịch sử và văn hóa của CVĐC toàn cầu UNESCO Lạng Sơn, đặc biệt là xác định rõ giá trị độc đáo để có cơ sở định hướng phát triển.
2️⃣ Về nghiên cứu – đào tạo: HUMG là trường đại học tiên phong xây dựng chương trình đào tạo chính quy ngành Du lịch địa chất, và năm nay đã có lứa sinh viên tốt nghiệp đầu tiên. Tuy nhiên, song song với đào tạo chính quy, đào tạo cộng đồng là yếu tố then chốt – cần tổ chức các chương trình, chuyên đề thường xuyên về di sản địa chất, với sự tham gia của người dân, chính quyền và các tổ chức nghiên cứu.
3️⃣ Về chính sách: Phát triển CVĐC bền vững cần một hệ thống quản lý đủ mạnh, sự cam kết chính trị và pháp lý rõ ràng từ các cấp chính quyền. Chính sách cần bảo đảm cân bằng giữa bảo tồn và phát triển.
4️⃣ Về phát triển sinh kế: Các chương trình bảo tồn nên được thiết kế song song với việc hỗ trợ phát triển sinh kế bền vững cho người dân địa phương, đảm bảo sự gắn bó giữa cộng đồng và di sản.
5️⃣ Về hợp tác lâu dài: HUMG sẵn sàng phối hợp chặt chẽ với tỉnh Lạng Sơn để cùng xây dựng các chương trình nghiên cứu, đào tạo và phát triển có hệ thống – toàn diện – lâu dài, nhằm phát huy giá trị di sản địa chất Lạng Sơn một cách hiệu quả và bền vững.

Sau phần phát biểu, đoàn công tác HUMG đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch tỉnh Lạng Sơn. Nội dung hợp tác tập trung vào:
Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực: Địa chất, Môi trường, Bản đồ, Du lịch địa chất,...
Hợp tác nghiên cứu khoa học, xây dựng bản đồ và tuyến điểm du lịch địa chất
Chuyển giao công nghệ, hỗ trợ số hóa và quản lý thông tin di sản
Phát triển cộng đồng và hỗ trợ khởi nghiệp địa phương gắn với tài nguyên bản địa

Được thành lập năm 2021, Công viên địa chất toàn cầu Lạng Sơn trải rộng gần 5.000 km², bao phủ 8 huyện, thành phố – nổi bật với cảnh quan đá vôi hùng vĩ, hệ tầng cổ sinh và bản sắc văn hóa dân tộc vùng Đông Bắc.
Việc được UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu đã đưa Lạng Sơn trở thành thành viên thứ 6 của Việt Nam trong Mạng lưới CVĐC toàn cầu.
Trường Đại học Mỏ - Địa chất là trường đại học đầu tiên tại Việt Nam đào tạo chính quy ngành Du lịch địa chất – một lĩnh vực liên ngành kết hợp giữa địa chất, văn hóa, bảo tồn và phát triển cộng đồng.

Sinh viên ngành này được tham gia trực tiếp và các hoạt động:
Khảo sát thực địa, đánh giá di sản
Thiết kế sản phẩm du lịch gắn với bản tồn
Truyền thông, giáo dục di sản
Hỗ trợ khởi nghiệp tại các CVĐC như: Đồng Văn, Non nước Cao Bằng, Đắk Nông, và nay là Lạng Sơn.

Việc ký kết hợp tác chiến lược tại Lạng Sơn không chỉ khẳng định vai trò tiên phong của HUMG – trường đại học đầu ngành về khoa học Địa chất và các lĩnh vực kỹ thuật Trái đất tại Việt Nam, mà còn là lời cam kết đồng hành sâu sắc cùng các địa phương trong kiến tạo tương lai bền vững dựa trên tri thức, công nghệ và bản sắc di sản.