Dự án có tổng mức đầu tư là 8,4 tỷ đồng (trong đó, nguồn vốn nhà nước là 6 tỷ đồng và nguồn vốn đối ứng của Trường Đại học Mỏ - Địa chất là 2,4 tỷ đồng) với hệ thống thiết bị hiện đại gồm 5 hạng mục có thể thực hiện các nghiên cứu như:
I. Các thuật toán tối ưu của bài toán điều khiển các quá trình trong công nghiệp mỏ và dầu khí
II. Tối ưu các thông số, chế độ làm việc tự động của Trạm bơm mỏ khi khai thác xuống sâu
III. Hệ thống mạng truyền thông trong công nghiệp mỏ và dầu khí
IV. Ứng dụng hệ thống các module điều khiển robot đào tạo
V. Hệ thống an toàn mạng điện trong công nghiệp mỏ và dầu khí
Phòng thí nghiệm và các thiết bị hiện đại trên là một trong những điều kiện quan trọng để Khoa Cơ - Điện, Trường Đại học Mỏ - Địa chất đảm nhận nhiệm vụ đào tạo chuyên gia, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ đạt trình độ tương đương các nước trong khu vực và trên thế giới, đáp ứng có hiệu quả những nhu cầu nghiên cứu khoa học nâng cao về cơ - điện trong lĩnh vực khai thác mỏ và chế biến dầu khí khu vực Quảng Ninh, Vũng Tàu và cả nước, cũng như có khả năng sản xuất các sản phẩm từ nghiên cứu khoa học mang thương hiệu trường Đại học Mỏ - Địa chất; triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật trong lĩnh vực mỏ và dầu khí; đồng thời nâng cao chất lượng đào tạo đại học và sau đại học.
|
Modul N01 - Điều khiển QT |
|
|
Modul N02 - Bơm thoát nước mỏ |
|
Modul N03 - Mạng truyền thông |
|
Modul N04 - Robot đào tạo |
|
Modul N05 - Mạng điện Mỏ |
|
Ký chuyển giao phòng thí nghiệm cho Khoa Cơ - Điện |
|
GS.TS Trần Thanh Hải - Phó Hiệu trưởng, đại diện Phòng Quản trị Thiết bị, Lãnh đạo Khoa Cơ điện trong Lễ chuyển giao Phòng thí nghiệm cho Khoa Cơ - Điện
|