Những thay đổi trong Dự thảo Luật Giáo dục đại học

10/10/2018

Vừa qua một số trang báo điện tử đã có những bài viết đề cập đến việc sửa đổi Dự thảo Luật Giáo dục Đại học. Lý do sau 5 năm Luật Giáo dục Đại học đi vào cuộc sống đã phát sinh nhiều bất cập, bộc lộ một số hạn chế, nhiều chính sách không còn phù hợp với thực tế.

Theo đó, Báo vov.vn ngày 18/5/2018 đã nêu mục đích của việc sửa đổi Luật Giáo dục Đại học sẽ thể chế hóa quan điểm đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục Đại học, đáp ứng nhu cầu thực tiễn.

Trang báo Giáo dục thời đại ngày 5/10/2018 cũng nêu rõ việc chỉnh lý dự thảo Luật Giáo dục Đại học lần này phù hợp với xu thế của thế giới là tạo thuận lợi cho sự hình thành các đại học lớn, đa ngành, đa lĩnh vực; tạo lợi thế xếp hạng, thuận lợi cho tự chủ đại học, vừa phù hợp với thực tiễn là vẫn duy trì ổn định hệ thống, tiếp tục phát triển các đại học quốc gia, đại học vùng.

Dự thảo Luật Giáo dục đại học sửa đổi tập trung vào các vấn đề tự chủ đại học, đổi mới quản lý đào tạo, đổi mới quản lý nhà nước trong điều kiện tự chủ, đổi mới cơ chế “giá dịch vụ đào tạo”, điều chỉnh quy định về cơ chế chính sách chức danh giảng viên đại học, những thay đổi về yêu cầu trình độ của giảng viên ...

Dự thảo Luật Giáo dục đại học đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIII. Để giúp người đọc nắm rõ hơn về những thay đổi về cơ chế, chính sách trong Dự thảo Luật Giáo dục đại học, chúng tôi xin trích dẫn toàn văn nội dung tại đường link dưới đây:

http://duthaoonline.quochoi.vn/DuThao/Lists/DT_DUTHAO_LUAT/View_Detail.aspx?ItemID=254&LanID=663&TabIndex=1

Phòng CTCT-TT