Tới dự Hội nghị có PGS.TS Đỗ Cảnh Dương – Nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Chủ tịch Tổng hội Địa chất Việt Nam; TS Trần Bình Trọng – Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ, Bộ Tài nguyên Môi trường; TS Lê Đại Ngọc – Phó Cục trưởng Cục Bản đồ Bộ Tổng tham mưu; TS Vũ Thành Lâm – Thành viên Hội đồng thành viên, Tập đoàn Công nghiệp Than Khoáng sản Việt Nam.
Về phía Trường Đại học Mỏ - Địa chất có PGS.TS Trần Xuân Trường – Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường; GS.TS Trần Thanh Hải – Hiệu trưởng; GS.TS Bùi Xuân Nam – Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Hiệu trưởng; PGS.TS Triệu Hùng Trường – Phó Hiệu trưởng. Đại biểu tham dự còn có đại diện lãnh đạo các Tập đoàn, Tổng công ty, các trường Đại học, các Viện, Doanh nghiệp và gần 300 nhà khoa học tham dự.
|
Hội nghị thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học |
Hội nghị Toàn quốc Khoa học Trái đất và Tài nguyên với Phát triển bền vững - ERSD được Trường Đại học Mỏ - Địa chất (HUMG) phối hợp với các đối tác tổ chức 2 năm một lần, với mục đích tạo ra cơ hội để các nhà khoa học trong và ngoài nước giới thiệu những kết quả và hướng nghiên cứu khoa học mới, thảo luận về các xu thế và thách thức mới đối với nhiều lĩnh khác nhau của Khoa học Trái đất, Tài nguyên và các ngành khác có liên quan.
Tiếp nối thành công của Hội nghị lần thứ nhất năm 2018 (ERSD 2018) và được sự cho phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hội nghị Toàn quốc Khoa học Trái đất và Tài nguyên với Phát triển bền vững lần thứ hai - ERSD 2020 được tổ chức tại Trường Đại học Mỏ - Địa chất (HUMG) với sự tham gia và phối hợp của nhiều cơ quan, tổ chức khoa học có uy tín.
Phát biểu khai mạc, GS.TS Trần Thanh Hải cho rằng sự thành công của Hội nghị là nhờ sự phối hợp đồng tổ chức với các đơn vị; nhờ sự đóng góp 300 báo cáo và tóm tắt báo cáo khoa học của các nhà khoa học gửi tới Ban biên tập. Từ đó đã tuyển chọn 255 báo cáo có chất lượng, phản ánh những kết quả NCKH công nghệ mới thuộc nhiều lĩnh vực liên quan tới các chủ đề của Hội nghị và được đăng trong 16 tuyển tập tóm tắt các báo cáo in tại Nhà xuất bản. Giáo sư mong muốn tiếp tục nhận được sự hợp tác chặt chẽ và góp ý chân thành của các đơn vị, cá nhân nhằm nâng cao chất lượng của các hội nghị tiếp theo, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của các hoạt động NCKH, chuyển giao công nghệ thuộc các lĩnh vực Khoa học Trái đất và Tài nguyên và các lĩnh vực khoa học khác có liên quan.
|
GS.TS Trần Thanh Hải phát biểu khai mạc |
Tại phiên toàn thể, Hội nghị đã nghe 2 báo cáo gồm:
1. Báo cáo thứ nhất do GS.TS Trần Văn Trị (Tổng hội Địa chất Việt Nam) và nnk trình bày có tiêu đề: Tổng quan về tiến hóa địa chất Việt Nam và các vùng lân cận: Những nhận thức mới
|
Báo cáo của GS.TS Trần Văn Trị có ý nghĩa khoa học rất lớn, cung cấp nhiều kiến thức mới và bổ ích
về quá trình tiến hóa địa chất tại Việt nam và các vùng lân cận
|
2. Báo cáo thứ hai do GS.TS Trần Thanh Hải (Trường Đại học Mỏ - Địa chất) trình bày có tiêu đề: Vai trò của vận động Tân kiến tạo đối với sự tiến hóa dòng sông và tai biến địa chất liên quan: nguyên lý cơ bản và thực tiễn một số dòng chính ở các tỉnh ven biển miền Trung Việt Nam.
Hội nghị sau đó tiếp tục diễn ra tại 16 Tiểu ban chuyên môn gồm: Địa chất khu vực; Địa chất công trình - Địa chất thủy văn; Địa chất và phát triển bền vững; Môi trường trong khai thác tài nguyên và phát triển bền vững; An toàn mỏ; Công nghệ và thiết bị khai thác; Thu hồi và chế biến khoáng sản; Công trình ngầm và Địa kỹ thuật; Vật liệu và kết cấu; Kỹ thuật dầu khí tích hợp; Trắc địa; Bản đồ, Viễn thám và Hệ thống thông tin địa lý; Khoa học Cơ bản trong lĩnh vực Khoa học Trái đất và Môi trường; Cơ khí, điện và Tự động hóa; Công nghệ thông tin; Phân tích dữ liệu và học máy.
|
|
|
|
Một số hình ảnh làm việc tại các tiểu ban chuyên môn |
Hội nghị với ý nghĩa khoa học lớn, tập trung vào nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ hướng tới phát triển bền vững đối với nhiều lĩnh vực khác nhau của Khoa học Trái đất và Tài nguyên thiên nhiên, Khai thác và sử dụng tài nguyên địa chất, Môi trường và các lĩnh vực khoa học khác có liên quan như Cơ - Điện, Công nghệ Thông tin, Xây dựng,... Vì vậy, thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học và các cơ quan truyền thông. Chương trình sẽ được phát sóng trên kênh Thời sự H1 lúc 15 giờ ngày 12/11/2020 của Đài Truyền hình Hà Nội.