Nghiệm thu cấp Cơ sở đề tài KH&CN cấp Bộ mã số B2016-MDA-07ĐT do PGS.TS Nhữ Thị Kim Dung làm chủ nhiệm

22/12/2017

Nghiệm thu cấp Cơ sở đề tài KH&CN cấp Bộ mã số B2016-MDA-07ĐT do PGS.TS Nhữ Thị Kim Dung làm chủ nhiệm

Trường Đại học Mỏ - Địa chất tổ chức Hội đồng nghiệm thu cấp Cơ sở đề tài KH&CN cấp Bộ Nghiên cứu tận thu than trong đất đá lẫn than tại một số mỏ than vùng Quảng Ninh

Mã số: B2016-MDA-07ĐT 

Thời gian thực hiện: 2016-2017

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Nhữ Thị Kim Dung 

Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Thời gian nghiệm thu: 9h00' ngày 25 tháng 12 năm 2017 (thứ 2)

- Địa điểm: Phòng họp Phổ Yên, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Phường Đức Thắng - Quận Bắc Từ Liêm - TP Hà Nội;

Trân trọng kính mời các đại biểu và nhà khoa học quan tâm tới dự.

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

- Tên đề tài: Nghiên cứu tận thu than trong đất đá lẫn than tại một số mỏ than vùng Quảng Ninh.

- Mã số: B2016-MDA-07ĐT

- Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Nhữ Thị Kim Dung

- Tổ chức chủ trì: Trường Đại học Mỏ - Địa chất

- Thời gian thực hiện: 1/2016 - 12/2017

 Mục tiêu đề tài là đề xuất được quy trình công nghệ tuyển loại đất đá lẫn than có tính khả thi về mặt kỹ thuật và kinh tế nhằm thu được sản phẩm than sạch có độ tro dưới 45% đạt tiêu chuẩn chất lượng đem tiêu thụ và đá thải có độ tro trên 75% đạt tiêu chuẩn thải bỏ.

Tính mới và sáng tạo: Đề tài đã sử dụng công nghệ tuyển kết hợp máy lắng lưới chuyển động - máy tuyển tầng sôi - tuyển nổi để thu hồi than sạch từ nguồn đất đá lẫn than độ tro cao của một số mỏ than vùng Quảng Ninh.

Kết quả nghiên cứu của đề tài

- Các chế độ công nghệ tối ưu khi dùng máy lắng lưới chuyển động tuyển cấp hạt lớn, dùng máy tuyển tầng sôi và tuyển nổi để tuyển cấp hạt nhỏ;

- Than sạch cấp hạt lớn +3mm thu được có độ tro nằm trong khoảng 30 - 45%; than sạch cấp hạt nhỏ -3mm có độ tro 10 - 30%. Độ tro đá thải trên 80%;

- Đề xuất được quy trình công nghệ tuyển đất đá lẫn than của 3 mỏ Núi Béo, Cọc Sáu và Khe Sim.

Sản phẩm của đề tài:

- 03 Quy trình công nghệ tuyển loại đất đá lẫn than thuộc 03 mỏ Núi Béo, Cọc Sáu và Khe Sim;

-  Công bố 02 bài báo đăng trong Tạp chí Công nghiệp mỏ; 02 bài báo đăng trong kỷ yếu Hội nghị, Hội thảo trong nước và 01 bài báo đăng trong Hội nghị quốc tế;

- Đào tạo được 02 thạc sỹ và 06 kỹ sư.

Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu:

Kết quả của đề tài dự kiến chuyển sang quy mô nghiên cứu lớn hơn hoặc chuyển thành dự án sản xuất thử nghiệm. Từ đó thu hồi được một lượng lớn than sạch trong đất đá lẫn than tồn đọng ở các mỏ, tránh thất thoát tài nguyên và góp phần bảo vệ môi trường. Địa chỉ ứng dụng là các mỏ than vùng Quảng Ninh.

(Phòng KHQT)