Nhóm nghiên cứu Trường Đại học Mỏ - Địa chất năm 2018

11/06/2018

Nhóm nghiên cứu Trường Đại học Mỏ - Địa chất năm 2018

Ngày 28/5/2018, Hiệu trưởng Trường Đại học Mỏ - Địa chất đã ký Quyết định số 688/QĐ-MĐC về việc thành lập nhóm nghiên cứu trong lĩnh vực "Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong Trắc địa - Bản đồ"  gồm các thành viên sau:

STT

Họ và tên, học vị,

chức danh khoa học

Chuyên môn Đơn vị công tác Thành phần
1 PGS.TS Nguyễn Quang Minh Trắc địa Trường Đại học Mỏ - Địa chất Trưởng nhóm
2 TS Lã Phú Hiến Trắc địa  Trường Đại học Mỏ - Địa chất Thư ký khoa học
PGS.TS Bùi Tiến Diệu Geomatics Đại học Nam NaUy Cố vấn cao cấp
4 TS Phạm Quốc Khánh Trắc địa công trình Trường Đại học Mỏ - Địa chất Thành viên
5 ThS Nguyễn Quốc Long Trắc địa mỏ Trường Đại học Mỏ - Địa chất Thành viên
6 ThS Phạm Thanh Thạo Trắc địa Trường Đại học Mỏ - Địa chất Thành viên
7 ThS Nguyễn Thị Thu Hương Trắc địa Trường Đại học Mỏ - Địa chất Thành viên

1. Mục tiêu nghiên cứu: Đi sâu nghiên cứu các thuật toán, mô hình trí tuệ nhân tạo và ứng dụng của chúng trong Trắc địa - Bản đồ. Trong đó giai đoạn đầu hướng tới nghiên cứu các thuật toán trí tuệ nhân tạo hệ thống máy móc (mạng nơ ron, máy hỗ trợ vector), lpgic mờ, tính toán tiến hóa, v.v... sau đó nghiên cứu khả năng ứng dụng các thuật toán này vào các vấn đề cụ thể trong Trắc địa - Bản đồ như các thuật toán phân loại, mô hình hóa, dự báo biến dạng, định giá đất, v.v...

2. Đối tượng nghiên cứu: Các thuật toán về trí tuệ nhân tạo ứng dụng trong nghiên cứu Trắc địa - Bản đồ

3. Khả năng hợp tác trong nước và quốc tế 

- Hợp tác trong nước: Kết hợp với các Trường Đại học Tài nguyên môi trường, các nhà khoa học thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Quốc gia trong công bố quốc tế

- Hợp tác quốc tế: Thực hiện hợp tác với các giáo sư và nhà khoa học Trường Đại học Southampton, Lancaster (Vương Quốc Anh) nghiên cứu phân loại lớp phủ bề mặt và nhận dạng đối tượng trên bề mặt Trái đất; Hợp tác với trường Đại học Vũ Hán, Đại học Nam Nauy trong nghiên cứu biến dạng và tai biến địa chất; Hợp tác với Đại học Konkuk, Đại  học Quốc gia Chonnam trong phân tích, mô phỏng và tái tạo ảnh viễn thám.

4. Kế hoạch hoạt động: Nghiên cứu sử dụng trí tuệ nhân tạo trong phân loại ảnh lớp phủ bề mặt trái đất, nhận dạng đối tượng trên bề mặt Trái đất; Ứng dụng các trí tuệ nhân tạo trong mô hình hóa và dự báo biến dạng các dạng công trình khác nhau , các tai biến địa chất; Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong mô hình hóa, phân tích không gian.

                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                   P.KHQT