Nghiệm thu cấp Bộ đề tài NCKH cấp Bộ mã số B2021-MDA-04 do PGS.TS Nguyễn Quang Minh làm chủ nhiệm

06/03/2024

Trường Đại học Mỏ - Địa chất tổ chức Hội đồng nghiệm thu cấp Bộ  đề tài KH&CN cấp Bộ  "Sử dụng phương pháp trộn dữ liệu bằng mạng nơ ron hồi quy và địa thống kê để nâng cao độ chính xác mô hình dem và lớp phủ góp phần dự báo nguy cơ trượt lở đất đá" mã số B2021-MDA-04 do PGS.TS Nguyễn Quang Minh làm chủ nhiệm

Mã số:  B2021-MDA-04

Thời gian thực hiện: 2021-2022 (Gia hạn đến tháng 6/2023)

Chủ nhiệm đề tài: PGs.TS Nguyễn Quang Minh

Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Thời gian nghiệm thu: 9h00' ngày 07 tháng 3 năm 2024 (Thứ Năm)

Địa điểm: Phòng họp Phổ Yên, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Phường Đức Thắng - Quận Bắc Từ Liêm - TP Hà Nội;

Trân trọng kính mời các đại biểu và nhà khoa học quan tâm tới dự.

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Mục tiêu:

Xây dựng được một thuật toán mới cho phép nâng cao độ chính xác của dữ liệu mô hình số độ cao và dữ liệu lớp phủ bằng cách “trộn” dữ liệu từ các nguồn dữ liệu khác nhau

Tính mới và sáng tạo:

- Đề tài đã đề xuất và thử nghiệm các thuật toán trộn dữ liệu để tăng độ chính xác cho DEM bao gồm trộn nhiều nguồn dữ liệu DEM và sử dụng dữ liệu điểm độ cao bằng mô hình mạng nơ ron Hopfield (HNN).

- Đề tài cũng đánh giá được khả năng cải thiện về độ chính xác của các tác nhân trượt lở có liên quan đến địa hình bao gồm: độ dốc, hướng dốc, độ cong mặt đất, và chỉ số độ ẩm địa hình bởi các thuật toán tăng độ phân giải DEM. Từ đó chỉ ra được việc có thể xác định được việc có thể sử dụng các DEM tăng độ phân giải để cải thiện độ chính xác các tác nhân và sử dụng kết quả cho mô hình phân vùng trượt lở 

Kết quả nghiên cứu:

Tổng quan về các thuật toán nâng cao độ phân giải của DEM

Kết quả thực nghiệm đánh giá khả năng ứng dụng của mạng nơ ron Hopfield trong tăng độ phân giải DEM bằng thuật toán trộn dữ liệu DEM với các điểm độ cao

Kết quả thực nghiệm đánh giá khả năng ứng dụng của mạng nơ ron Hopfield trong trộn dữ liệu DEM và thử nghiệm với trường hợp trộn dữ liệu DEM SRTM và DEM ASTER.

- Thử nghiệm đánh giá việc sử dụng các DEM được tăng độ phân giải tính toán các tác nhân của mô hình xác định phân vùng trượt lở.

Sản phẩm của đề tài:

a) Sản phẩm khoa học:

- 01 Bài báo tạp chí quốc tế uy tín trong danh mục ISI;

- 01 bài báo quốc tế thuộc danh mục SCOPUS;

- 01 bài báo được đăng trên tạp chí trong nước thuộc danh mục các tạp chí tính điểm của HĐCDGSNN.

- 01 Sách chuyên khảo.

b) Sản phẩm đào tạo:

- Đã hướng dẫn 01 học viên cao học bảo vệ thành công luận văn thạc sỹ.

c) Sản phẩm ứng dụng:

Mô hình thuật toán tăng độ phân giải DEM bằng phương pháp trộn dữ liệu từ dữ liệu điểm độ cao

Mô hình thuật toán tang độ phân giải DEM bằng phương pháp trộn dữ liệu giữa các nguồn dữ liệu khác nhau

Thử nghiệm DEM được tăng độ phân giải làm đầu vào để xác định các tác nhân gây trượt lở trong mô hình trượt lở

- Từ thuật toán được xây dựng, một phần mềm với các mô dun tăng độ phân giải cho DEM được xây dựng

Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu:

- Đề tài mang lại hiệu quả trong lĩnh vực Khoa học Trái đất bằng cách cải thiện độ chính xác của các tác nhân địa hình trong mô hình phân vùng trượt lở.

- Nghiên cứu có đóng góp tích cực vào việc nâng cao khả năng dự báo trượt lở, có thể giúp giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai.

- Kết quả nghiên cứu có thể chuyển giao vào ứng dụng thực tế thông qua việc tích hợp mô hình thuật toán vào các công cụ phân tích và dự báo trượt lở.

- Cung cấp các mô đun tăng độ phân giải cho DEM qua phần mềm, giúp người sử dụng trong lĩnh vực Khoa học Trái đất có thể áp dụng và thử nghiệm dễ dàng.

- Nghiên cứu mở ra khả năng cải thiện độ chính xác của các mô hình dự báo trượt lở thông qua sử dụng DEM có độ phân giải cao.

- Các kết quả của đề tài có thể áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực giảm thiểu thiệt hại do trượt lở, đặc biệt là trong việc cải thiện dự báo và chuẩn bị phòng tránh thiên tai..

Phòng KHCN