CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Tên chương trình đào tạo
1.1. Tên tiếng Việt:
Ngành đào tạo: Quản trị kinh doanh Mã số: 52340101
Chuyên ngành đào tạo: Quản trị kinh doanh Mã số: 5234010101
1.2 Tên tiếng Anh: Business Administration
2. Trình độ đào tạo: Đại học
3. Yêu cầu về kiến thức: Hoàn thành chương trình đào tạo chuyên ngành Quản trị kinh doanh được thiết kế theo chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bao gồm:
3.1. Kiến thức giáo dục đại cương
Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin, đường lối cách mạng của Đảng cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh; có kiến thức khoa học cơ bản như Toán học, Tin học, Tiếng anh, làm nền tảng cho những kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành sau này; có sử khỏe và những kiến thức cần thiết đáp ứng yêu cầu học tập, xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
3.2. Kiến thức cơ sở ngành
Nắm vững các kiến thức cơ sở về kinh tế học (kinh tế vĩ mô, kinh tế vi mô); các kiến thức cơ bản về kinh tế đặc biệt là kinh doanh; luật pháp trong kinh doanh cũng như nắm chắc những kiến thức cơ bản về thống kê kinh tế
3.3.Kiến thức chuyên ngành
Nắm vững những kiến thức chuyên môn sâu về quản trị kinh doanh, đặc biệt biết vận dụng những kiến thức đã được trang bị để giải quyết các vấn đề quản trị kinh doanh trên thực tế trong điều kiện nền kinh tế thị trường cạnh tranh và có sự toàn cầu hóa.
4. Yêu cầu kỹ năng:
4.1. Kỹ năng cứng:
Có các kỹ năng thực hiện các công việc quản trị doanh nghiệp như xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược và kế hoạch kinh doanh; lập và phân tích các dự án đầu tư; quản trị các nguồn lực của doanh nghiệp như nhân lực, vật tư, TSCĐ…; xây dựng các quy chế hành chính như quy chế lao động, quy chế tiền lương, quy chế quản lý vật tư, quy chế khoán…; tổ chức các quá trình sản xuất, quy trình quản lý doanh nghiệp; phân tích hoạt động kinh doanh…
4.2. Kỹ năng mềm:
- Chuẩn đầu ra ngoại ngữ và tin học: Phù hợp với yêu cầu của Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT về khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam và Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và truyền thông, cụ thể khi sv tốt nghiệp phải đạt trình độ bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ VN và chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản.
- Các kỹ năng mềm khác: Kỹ năng thuyết trình; kỹ năng giao tiếp; kỹ năng làm việc và lãnh đạo nhóm…
5. Yêu cầu về thái độ:
Có phẩm chất đạo đức, ý thức nghề nghiệp và trách nhiệm công dân, có tác phong và thái độ làm việc nghiêm túc, chuyên nghiệp đáp ứng yêu cầu thực tế của xã hội, đồng thời thương xuyên cập nhật kiến thức mới và có sự sáng tạo trong công việc.
6. Khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi ra trường
Sau khi tốt nghiệp có thể được tiếp tục đào tạo ở các bậc đào tạo cao hơn như Thạc sỹ, Tiến sỹ… ở các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.
7. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, cử nhân Quản trị kinh doanh có thể ở các vị trị công việc:
- Làm cán bộ quản trị doanh nghiệp tại các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế quốc dân, trong đó đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp.
- Làm công tác tư vấn trong lĩnh vực kinh tế, quản trị doanh nghiệp cho các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp.
- Làm cán bộ nghiên cứu tại các viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu về kinh tế, quản trị doanh nghiệp của nền kinh tế quốc dân.
- Làm giảng viên giảng dạy Quản trị kinh doanh tại các trường đại học, cao đẳng.
8. Các chương trình tài liệu chuẩn tham khảo
Chương trình đạo tạo chuyên ngành Quản trị kinh doanh được tham khảo
[1]. Trường Đại học kinh tế quốc dân Hà nội (htpp://www.neu.edu.vn)
[2]. Trường Đại học Mỏ - Địa chất, chuyên ngành Kỹ sư kinh tế mỏ
[3]. Trường Đại học Mỏ - Địa chất, chuyên ngành Kỹ sư kinh tế dầu khí.
9. Các nội dung khác (nếu có)