Công nghệ Chế tạo máy

24/10/2016

CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Tên Chương trình đào tạo

1.1. Tên tiếng Việt:

Ngành đào tạo:                        Kỹ thuật Cơ khí                                  Mã số: 52520103

Chuyên ngành đào tạo:           Công nghệ Chế tạo máy                      Mã số: 5252010303

1.2. Tên tiếng Anh:                             Machinery Manufacturing Technology

2. Trình độ đào tạo:                          Đại học

3. Yêu cầu về kiến thức: Hoàn thành chương trình đào tạo chuyên ngành Công nghệ Chế tạo máy được thiết kế theo chương trình khung của Bộ GD&ĐT, bao gồm:

3.1. Kiến thức giáo dục đại cương

            Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt nam và Tư tưởng Hồ Chí Minh; có kiến thức về khoa học cơ bản, đặc biệt là Toán học, làm nền tảng cho những kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành sau này; có sức khỏe và những kiến thức cần thiết đáp ứng yêu cầu học tập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

3.2. Kiến thức cơ sở ngành

            Nắm vững các kiến thức cơ sở về kỹ thuật cơ khí như Cơ lý thuyết, Sức bền vật liệu, Nguyên lý máy, Cơ sở thiết kế máy, ... để phục vụ việc học tập câc môn học chuyên ngành về sau.

3.3 Kiến thức chuyên ngành:

            Nắm vững những kiến thức chuyên sâu về Kỹ thuật Cơ khí, đặc biệt là các kiến thức về Công nghệ gia công, chế tạo máy, ...

4. Yêu cầu về kỹ năng:

4.1. Kỹ năng cứng (Kỹ năng chuyên môn; Năng lực thực hành nghề nghiệp; Kỹ năng xử lý tình huống; Kỹ năng giải quyết vấn đề; Các kỹ năng cứng khác (nếu có))

Có khả năng thực hiện tốt các kỹ năng về chuyên ngành đào tạo: Thiết kế, chế tạo, lắp đặt, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, quản lý về máy, thiết bị, hệ thống cơkhí  trong công nghiệp; có khả năng xử lý tình huống và giải quyết các vấn đề trong thực tế sản suất.

4.2 Kỹ năng mềm( Kỹ năng giao tiếp; Kỹ năng làm việc theo nhóm; Khả năng sử dụng tin học, ngoại ngữ,...; Các kỹ năng mềm khác (nếu có))

- Chuẩn đầu ra ngoại ngữ và tin học: Phù hợp với yêu cầu của Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT về khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam và Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và truyền thông, cụ thể khi sv tốt nghiệp phải đạt trình độ bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ VN và chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản.

            - Các kỹ năng mềm khác: Có kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình,....

5. Yêu cầu về thái độ

Có phẩm chất đạo đức, ý thức nghề nghiệp và trách nhiệm công dân, có tác phong công nghiệp và thái độ làm việc nghiêm túc, đáp ứng các yêu cầu của thực tế sản xuất, đồng thời thường xuyên cập nhật kiến thức và sáng tạo trong công việc.

6. Khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi ra trường

Sau khi tốt nghiệp có thể được tiếp tục đào tạo ở các bậc đào tạo cao hơn như Thạc sỹ, Tiến sỹ… ở các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước

7. Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp

Người tốt nghiệp chương trình Kỹ sư Công nghệ chế tạo máycó thể đảm nhiệm công việc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ kỹ thuật trong lĩnh vực cơ khí với vai trò là:

- Kỹ sư thiết kế, chế tạo, phát triển

- Kỹ sư vận hành, bảo dưỡng

- Kỹ sư kiểm định, đánh giá

- Tư vấn thiết kế, giám sát

- Kỹ sư quản lý dự án

- Kỹ sư dịch vụ cơ khí

8. Các chương trình tài liệu chuẩn tham khảo

[1]. Chương trình đào tạo chuyên ngành Chế tạo máy, Đại học Bách Khoa Hà Nội.

[2]. Chương trình đào tạo chuyên ngành Kỹ thuật Cơ khí, Đại học Bách khoa TP Hồ Chí Minh.

[3]. Chương trình đào tạo chuyên ngành Cơ khí Chế tạo máy, Đại học Cần Thơ.

[4]. Chương trình đào tạo chuyên ngành Máy & Thiết bị mỏ, Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội.

9. Các nội dung khác (nếu có)