Địa chất công trình - Địa kỹ thuật

24/10/2016

CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Tên Chương trình đào tạo

1.1. Tên tiếng Việt:

Ngành đào tạo:                        Kỹ thuật địa chất                                 Mã số: 52520501

Chuyên ngành đào tạo:           Địa chất công trình - Địa kỹ thuật      Mã số: 5252050102

1.2. Tên tiếng Anh:                             Engineering Geology - Geotechnics

2. Trình độ đào tạo:                         Đại học

3. Yêu cầu về kiến thức: 

Hoàn thành chương trình đào tạo chuyên ngành  Địa chất công trình - Địa kỹ thuật được thiết kế theo chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo; có khả năng áp dụng các kiến thức cơ bản và các kiến thức khoa học kỹ thuật đã học để nhận biết, phân tích và giải quyết sáng tạo các vấn đề kỹ thuật liên quan đến lĩnh vực Địa chất công trình - Địa kỹ thuật. Cụ thể:

3.1. Kiến thức giáo dục đại cương:

Nắm được các kiến thức về toán cao cấp như đại số và toán giải tích, kiến thức về vật lý và hóa học kèm theo các bài thí nghiệm; một số kiến thức về toán và hóa ứng dụng; kiến thức tiếng anh cơ bản; các kiến thức về lý luận chính trị và tư tưởng Hồ Chí Minh cũng như chương trình giáo dục thể chất và quốc phòng.

3.2. Kiến thức cơ sở ngành:

Nắm được các kiến thức cơ sở về địa chất như địa chất đại cương, địa chất cấu tạo, tinh thể khoáng vật, thạch học, kỹ thuật khoan và địa vật lý đại cương…

3.3. Kiến thức chuyên ngành:

Nắm được một số kiến thức bổ trợ cho chuyên ngành như hình học họa hình, vẽ kỹ thuật xây dựng, các kiến thức về cơ học ứng dụng và sức bền vật liệu; các kiến thức chuyên ngành liên quan đến Địa chất công trình - Địa kỹ thuật như: Đất đá xây dựng và phương pháp cải tạo đất, cơ học đất, cơ học đá, công trình xây dựng, nền và móng, địa chất động lực công trình, các phương pháp nghiên cứu địa chất công trình và khảo sát địa chất công trình, các kiến thức về địa chất thủy văn như: Địa chất thủy văn đại cương, Động lực học nước dưới đất; các kiến thức chọn theo hướng chuyên ngành sâu cũng như chuyên ngành gần và mở rộng kiến thức chung.

4. Yêu cầu về kỹ năng

4.1. Kỹ năng cứng (Kỹ năng chuyên môn; Năng lực thực hành nghề nghiệp; Kỹ năng xử lý tình huống; Kỹ năng giải quyết vấn đề; Các kỹ năng cứng khác (nếu có))

Nắm được các kỹ năng nghề nghiệp như biết thiết kế phương án khảo sát địa chất công trình cho các dạng xây dựng khác nhau; nắm được cách thức tiến hành thực hiện các dạng công tác khảo sát địa chất công trình và viết báo cáo đánh giá điều kiện địa chất công trình;

Biết tính toán, thiết kế xử lý nền móng công trình cũng như các quá trình và hiện tượng địa chất ảnh hưởng đến công tác xây dựng và cuộc sống; thực hành tốt các dạng công tác thí nghiệm địa chất công trình trong phòng và ngoài trời và tham gia các công tác thi công xử lý nền móng và một số công trình xây dựng khác.

4.2. Kỹ năng mềm (Kỹ năng giao tiếp; Kỹ năng làm việc theo nhóm; Khả năng sử dụng tin học, ngoại ngữ,...; Các kỹ năng mềm khác (nếu có))

- Chuẩn đầu ra ngoại ngữ và tin học: Phù hợp với yêu cầu của Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT về khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam và Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và truyền thông, cụ thể khi sv tốt nghiệp phải đạt trình độ bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ VN và chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản.

- Nắm được các chương trình tin học cơ bản và biết cách sử dụng một số phần mềm để giải quyết các bài toán trong Địa chất công trình - Địa kỹ thuật.

            - Được trang bị kiến thức cơ bản về pháp luật; bổ sung thêm kiến thức về ngữ pháp tiếng Việt ứng dụng và khả năng soạn thảo văn bản; Kỹ năng giao tiếp và cách thức làm việc theo nhóm thông qua các buổi giới thiệu chuyên đề.

5. Yêu cầu về thái độ

Hiểu biết về các giá trị đạo đức nghề nghiệp, có ý thức công dân tốt về các vấn đề của đất nước, yêu tổ quốc; hiểu rõ vai trò của các giải pháp kỹ thuật trong bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trường của đất nước;

Có ý thức vai trò trách nhiệm cao trong việc đóng góp công sức và trí tuệ của mình vào sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, thực hiện mục tiêu dân giầu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh;

Có nhận thức trong việc phải thường xuyên học tập cập nhật kiến thức để nâng cao trình độ chuyên môn và giải quyết tốt các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực Địa chất công trình - Địa kỹ thuật.

6. Khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi ra trường

Sau khi tốt nghiệp có thể được tiếp tục đào tạo ở các bậc đào tạo cao hơn như Thạc sỹ, Tiến sỹ… ở các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước

7. Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp

            Có khả năng công tác tại các đơn vị Tư vấn thiết kế xây dựng, xử lý nền móng cũng như các đơn vị thi công thuộc các lĩnh vực xây dựng công trình dân dụng công nghiệp; công trình giao thông, thủy lợi, sân bay, bến cảng, công trình thuộc lĩnh vực khai thác mỏ, công trình ngầm và các công trình xây dựng khác;

            Công tác tại các đơn vị khảo sát địa chất công trình, các đơn vị điều tra khảo sát địa chất;

            Công tác tại các viện nghiên cứu; giảng dạy tại các trường đài tạo nghề, các trường cao đẳng và đại học có các chuyên ngành liên quan;

            Công tác tại các cơ quan quản lý nhà nước về các lĩnh vực liên quan, có thể mở các doanh nghiệp tư nhân hoạt động về Địa chất công trình - Địa kỹ thuật

Sau khi ra trường có đủ khả năng tự học  tập để nâng cao trình độ, tiếp tục tham gia học tập các chương trình đào tạo sau đại học để nhận được các học vị Thạc sĩ và Tiến sĩ.

8. Các chương trình tài liệu tham khảo

Dựa vào các mô hình chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ của một số nước như Mỹ, Châu Âu, Singapore, Trung Quốc để xây dựng chương trình đào tạo theo hệ thống tín chỉ cho chuyên ngành Địa chất công trình - Địa kỹ thuật. Theo chương trình đào tạo này, sinh viên ngoài việc học các học phần bắt buộc, còn được tự chọn những học phần thuộc kiến thức đại cương, chọn các học phần theo hướng chuyên môn sâu cho phù hợp với điều kiện công tác sau khi ra trường; được chọn những kiến thức thuộc chuyên ngành gần trong khoa học để bổ trợ cho kiến thức chính ngành và chọn một số học phần để mở rộng kiến thức chung.

Đưa các kiến thức mới của chuyên ngành, đặc biệt là các kiến thức về công nghệ mới trong lĩnh vực địa kỹ thuật, các tiêu chuẩn liên quan của các nước Mỹ và Châu Âu vào nội dung bài giảng.

Bổ sung các trang thiết bị có công nghệ hiện đại nhất hiện nay trong lĩnh vực Địa chất công trình - Địa kỹ thuật để nâng cao kỹ năng thực hành cho sinh viên. Phòng thí nghiệm Địa kỹ thuật công trình được cấp LAS 928, đáp ứng các yêu cầu phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và phục vụ sản xuất.

9. Các nội dung khác (nếu có)