CHUẨN ĐẦU RA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Tên chương trình đào tạo
1.1. Tên tiếng Việt:
Ngành đào tạo: Kỹ thuật Trắc địa-Bản đồ Mã số: 52520503
Chuyên ngành đào tạo: Trắc địa Mã số: 5252050301
1.2. Tên tiếng Anh: Surveying
2. Trình độ đào tạo: Đại học
3. Yêu cầu về kiến thức: Hoàn thành chương trình đào tạo chuyên ngành kỹ thuật Trắc địa được thiết kế theo chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bao gồm:
3.1. Kiến thức giáo dục đại cương:
Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt nam và Tư tưởng Hồ Chí Minh; có kiến thức về khoa học cơ bản, đặc biệt là Toán học, làm nền tảng cho những kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành sau này; có sức khỏe và những kiến thức cần thiết đáp ứng yêu cầu học tập, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
3.2. Kiến thức cơ sở ngành:
Nắm vững các kiến thức cơ sở về hình dạng kích thước Trái đất, các hệ tọa độ và các phép chiếu biểu diễn bề mặt trái đất lên mặt phẳng, các kiến thức về lý thuyết sai số, nguyên lý số bình phương nhỏ nhất, các phương pháp đo đạc xác định vị trí điểm trên bề mặt trái đất.
3.3. Kiến thức hướng chuyên sâu:
Nắm được các kiến thức cơ bản về các đặc trưng hình học và vật lý của Trái đất. Các phương pháp xác định hình dáng kích thước và thế trọng trường của Trái đất. Các máy móc thiết bị dùng để thu nhận thông tin về hình dáng, kích thước, thế trọng trường Trái đất và định vị điểm. Lý thuyết và kỹ thuật xây dựng các hệ thống tọa độ và độ cao Quốc gia. Các công nghệ mới đã và đang được sử dụng trong thu thập thông tin trong trắc địa và khả năng ứng dụng của chúng trong điều kiện Việt Nam. Kỹ năng ứng dụng tín hiệu của các hệ thống vệ tinh định vị và dẫn đường toàn cầu trong định vị cũng như phục vụ các nghiên cứu khác về Trái Đất và khí quyển. Các kiến thức về đo đạc trên biển. Lý thuyết về các phương pháp xử lý số liệu trong. Các phương pháp cũng như quy trình đo đạc để thành lập bản đồ các loại. Đo đạc và xử lý số liệu trong trắc địa công trình.
4. Yêu cầu về kỹ năng:
4.1. Kỹ năng cứng (Kỹ năng chuyên môn; Năng lực thực hành nghề nghiệp; Kỹ năng xử lý tình huống; Kỹ năng giải quyết vấn đề; Các kỹ năng cứng khác (nếu có))
- Có kiến thức cơ sở chuyên môn vững chắc để có thể thích ứng tốt với những công việc khác nhau thuộc lĩnh vực rộng của ngành kỹ thuật Trắc địa - Bản đồ.
- Có khả năng áp dụng kiến thức cơ sở toán, khoa học cơ bản, kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành để khảo sát, mô tả, phân tích và xử lý các số liệu, các thông tin thu thập được từ các phương pháp đo đạc khác nhau.
- Có khả năng lập trình và sử dụng thành thạo các phần mềm xử lý số liệu trắc địa phục vụ cho mục đích sản xuất cũng như nghiên cứu khoa học.
4.2 Kỹ năng mềm (Kỹ năng giao tiếp; Kỹ năng làm việc theo nhóm; Khả năng sử dụng tin học, ngoại ngữ,...; Các kỹ năng mềm khác (nếu có))
- Chuẩn đầu ra ngoại ngữ và tin học: Phù hợp với yêu cầu của Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT về khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam và Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT của Bộ Thông tin và truyền thông, cụ thể khi sv tốt nghiệp phải đạt trình độ bậc 3 khung năng lực ngoại ngữ VN và chuẩn kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản.
- Tính chuyên nghiệp và phẩm chất cá nhân: có tính năng động, sáng tạo, nghiêm túc và có trách nhiệm trong công việc; có khả năng lập luận, phân tích và giải quyết vấn đề; có khả năng tự bồi dưỡng, nắm bắt được các tiến bộ khoa học kỹ thuật và ý thức học suốt đời.
- Làm việc theo nhóm: có kỹ năng làm việc hiệu quả theo nhóm; kỹ năng giao tiếp hiệu quả thông qua viết, thuyết trình, thảo luận, sử dụng hiệu quả các công cụ và phương tiện hiện đại.
5. Yêu cầu về thái độ
- Phẩm chất đạo đức, ý thức nghề nghiệp, trách nhiệm công dân
- Trách nhiệm, đạo đức, tác phong nghề nghiệp, thái độ phục vụ
- Khả năng cập nhật kiến thức, sáng tạo trong công việc
6. Khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi ra trường
- Với kiến thức và kỹ năng đã được trang bị, sinh viên có thể theo học sau đại học (thạc sĩ, tiến sĩ) các chuyên ngành Trắc địa.
- Có khả năng tự học và tiếp thu tốt các kiến thức khoa học kỹ thuật mới của ngành Kỹ thuật Trắc địa - Bản đồ
7. Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp
Sinh viên học theo chuyên ngành Trắc địa có khả năng làm việc tại các cơ quan sản xuất cũng như các cơ quan nghiên cứu khoa học về trắc địa, cụ thể như:
- Viện khoa học Đo đạc và Bản đồ Việt Nam
- Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam
- Tổng cục Biển và Hải đảo
- Cục bản đồ bộ tổng tham mưu - Bộ Quốc phòng
- Cục Viễn thám quốc gia.
- Sở tài nguyên môi trường các tỉnh thành.
- Các công ty đo đạc công trình, địa chính…
- Tổng công ty Tài nguyên và Môi trường.
- Các tổng công ty, công ty về xây dựng, giao thông, thủy lợi …
- Các đơn vị có sử dụng dữ liệu trắc địa đặc biệt là dữ liệu không gian (đo vệ tinh).
- Các công ty, tổng công ty về xây dựng, giao thông, thủy lợi …
- Tổng công ty than và khoáng sản Việt Nam.
- Các công ty đo đạc địa chính.
8. Các chương trình tài liệu chuẩn tham khảo
[1].ETH Zurich Institute of Geodesy and Photogrammetry (http://www.igp.ethz.ch/en/)
[2]. Institute of Geodesy - GIS - University of Stuttgard (http://www.gis.uni-stuttgart.de/index.php?lang=en)
[3]. Institute for Geoscience and Research - Curtin University (https://geodesy.curtin.edu.au/)
[4]. Falcuty of Geodesy and Geomatic Engineering – University of New Brunswick – Canada (http://www2.unb.ca/gge/HotList.html)
[5]. Đại học Mỏ - Địa chất, chuyên ngành kỹ thuật Trắc địa
9. Các nội dung khác (nếu có)