Nghiệm thu cấp Cơ sở đề tài KH&CN cấp Bộ mã số B2016-MDA-09ĐT do TS Đặng Trung Thành chủ nhiệm và đề tài B2016-MDA-10ĐT do ThS Đặng Văn Kiên chủ nhiệm

25/01/2018

- Trường Đại học Mỏ - Địa chất tổ chức Hội đồng nghiệm thu cấp Cơ sở đề tài KH&CN cấp Bộ “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp phòng ngừa và khắc phục sự cố khi thi công công trình ngầm bằng máy đào hầm loại nhỏ tại Việt Nam”

Mã số: B2016-MDA-09ĐT 

Thời gian thực hiện: 2016-2017

Chủ nhiệm đề tài: TS Đặng Trung Thành 

Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Thời gian nghiệm thu: 8h30' ngày 27 tháng 01 năm 2018 (thứ 7)

Địa điểm: Phòng họp Phổ Yên, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Phường Đức Thắng - Quận Bắc Từ Liêm - TP Hà Nội;

 Hội đồng nghiệm thu cấp Cơ sở đề tài KH&CN cấp Bộ "Nghiên cứu ảnh hưởng của chấn động nổ mìn đến kết cấu chống giữ của công trình ngầm lân cận khi thi công đường hầm bằng phương pháp khoan nổ mìn" 

Mã số: B2016-MDA-10ĐT 

Thời gian thực hiện: 2016-2017

Chủ nhiệm đề tài: ThS Đặng Văn Kiên 

Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Thời gian nghiệm thu: 14h00' ngày 27 tháng 01 năm 2018 (thứ 7)

Địa điểm: Phòng họp Phổ Yên, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Phường Đức Thắng - Quận Bắc Từ Liêm - TP Hà Nội;

Trân trọng kính mời các đại biểu và nhà khoa học quan tâm tới dự.

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI B2016-MDA-09ĐT

Mục tiêu đề tài là Xây dựng được mô đun cho phép phòng ngừa và đề xuất các giải pháp khắc phục sự cố khi thi công CTN bằng máy đào hầm loại nhỏ sử dụng hệ thống vận chuyển đất đá bằng thủy lực.

Tính mới và sáng tạo: Đề tài đã sử dụng phương pháp mô hình hóa quá trình thi công để xét đến ảnh hưởng của điều kiện đất đá, sự cố đến tốc độ thi công cong trình ngầm. Trong nghiên cứu 01 module mô tả quy trình thi công CTN bằng MĐHLN được xây dựng và phát triển. Việc phân tích số liệu từ Module cho phép lập kế hoạch các phương án thi công khác nhau và có thể so sánh kết quả sử dụng với các phương án đó giúp các nhà quản lý tránh được những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra trong quá trình thi công.

Kết quả nghiên cứu của đề tài

- Xây dựng được Module đánh giá tốc độ thi công CTN bằng MĐHLN có xét đến các yếu tố tác động như: điều kiện đất đá, các dạng sự cố có thể xảy ra trong quá trình thi công;

- Phân tích và thống kê các dạng sự cố, nguyên nhân và các giải pháp khắc phục sơ bộ

Sản phẩm của đề tài:

- Module mô phỏng thi công CTN bằng MĐHLN;

-  Công bố 03 bài báo đăng trong Tạp chí Công nghiệp mỏ; 01 bài báo đăng trên tạp chí Journal of Mining and Earth Sciences, 02 bài báo đăng trong Hội nghị  khoa học quốc tế và 02 bài báo khoa học đăng trên tạp chí quốc tế;

- Đào tạo được 01 thạc sỹ và 01 nhóm nghiên cứu khoa học sinh viên.

Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu:

- Đề tài chuyển giao theo hình thức tư vấn và đào tạo miễn phí. Sử dụng các kết quả nghiên cứu phục vụ trực tiếp cho công tác tính toán thiết kế qua sử dụng các mô hình số đã phát triển và các kết quả nghiên cứu của đề tài. Hướng dẫn Cán bộ kỹ thuật tại các Công ty, Đơn vị Tư vấn, Đơn vị nhà thầu sử dụng các mô hình qua các Khóa đào tạo bồi dưỡng chuyên môn các buổi Hội thảo chuyên đề cho các cán bộ của các Đơn vị sản xuất.

Có thể ứng dụng tại các Công ty tư vấn và các Viện nghiên cứu như Công ty cổ phần Tư vấn Sông Đà, Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Mỏ và Công nghiệp, VIện Khoa học công nghệ Mỏ, Công ty Cổ phần Sông Đà 10 và Bộ môn Xây dựng CTN & Mỏ Trường đại học Mỏ - Địa chất.

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI B2016-MDA-10ĐT

Mục tiêu đề tài là Đánh giá được mức độ ảnh hưởng của chấn động nổ mìn đến kết cấu chống giữ của công trình ngầm lân cận dựa trên các số liệu đo đạc thực tế tại một số dự án, đồng thời xây dựng được mô hình số cho phép phân tích dự báo ảnh hưởng của chấn động nổ mìn đến kết cấu chống giữ của công trình ngầm lân cận khi thi công đường hầm bằng phương pháp khoan nổ mìn..

Tính mới và sáng tạo: Đề tài đã Xây dựng, kiểm chứng mô hình số từ đó sử dụng mô hình số cho phép khảo sát các thông số của mô hình, tìm ra quan hệ giữa các thông số cũng như sự ảnh hưởng đến các vùng kết cấu chống trước và sau gương hầm.

Kết quả nghiên cứu của đề tài

- Đưa ra những đánh giá đầu tiên về sự ảnh hưởng của chấn động nổ mìn đến vỏ chống bê tông của đường hầm lân cận do ảnh hưởng của chấn động nổ mìn của đường hầm Croix-Rousse dựa trên dữ liệu đo thực tế;

-Xây dựng và kiểm chứng được mô hình số (2 chiều 2D và 3 chiều 3D) mô phỏng ảnh hưởng của chấn động nổ mìn đến kết cấu công trình ngầm lận khi đào hầm bằng phương pháp khoan nổ mìn;

-Nghiên cứu thông số trên mô hình số, chỉ ra được vùng ảnh hưởng của vỏ chống bê tông dọc trục công trình ngầm do ảnh hưởng của chấn động nổ mìn khi đào hầm bằng phương pháp khoan nổ mìn.

Sản phẩm của đề tài:

- Mô đun mô phỏng số bằng phần mềm Abaqus;

- Công bố 07 bài báo đăng trong Tạp chí chuyên ngành trong nước, 02 bài báo đăng trong Hội nghị  khoa học quốc tế, 02 Hội nghị trong nước và 01 bài báo khoa học đăng trên tạp chí quốc tế trên hệ thống ISI;

- Góp phần đào tạo 01 tiến sỹ (nội dung đề tài góp phần hoàn thiện 01 nội dung luân văn Tiến sỹ của chính chủ nhiệm đề tài).

Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu:

- Đề tài chuyển giao theo hình thức tư vấn và đào tạo miễn phí. Sử dụng các kết quả nghiên cứu phục vụ trực tiếp cho công tác tính toán thiết kế qua sử dụng các mô hình số đã phát triển và các kết quả nghiên cứu của đề tài. Hướng dẫn Cán bộ kỹ thuật tại các Công ty, Đơn vị Tư vấn, Đơn vị nhà thầu sử dụng các mô hình số qua các Khóa đào tạo bồi dưỡng chuyên môn các buổi Hội thảo chuyên đề cho các cán bộ của các Đơn vị sản xuất.

Có thể ứng dụng tại các Công ty Tư vấn và các Viện nghiên cứu như Công ty cổ phần tư vấn đầu tư Mỏ và Công nghiệp, VIện Khoa học công nghệ Mỏ và Bộ môn Xây dựng CTN & Mỏ Trường đại học Mỏ - Địa chất.

 

 

Phòng KHQT