Nghiệm thu cấp Bộ đề tài KH&CN cấp Bộ mã số B2015-02-23 do TS Nguyễn Trọng Dũng làm chủ nhiệm

27/03/2019

Được sự ủy quyền của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường Đại học Mỏ - Địa chất tổ chức Hội đồng nghiệm thu cấp Bộ đề tài KH&CN cấp Bộ  "Nghiên cứu mô phỏng ứng xử thủy-nhiệt-cơ của bê tông chịu nhiệt độ cao bằng phương pháp lưới rời rạc (discrete lattice modelling approaches)"

Mã số: B2015-02-23 

Thời gian thực hiện: 2015-2017

Chủ nhiệm đề tài: TS Nguyễn Trọng Dũng

Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Thời gian nghiệm thu: 13h30' ngày 29 tháng 3 năm 2018 (Thứ Sáu)

Địa điểm: Phòng họp Sông Công, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Phường Đức Thắng - Quận Bắc Từ Liêm - TP Hà Nội;

Trân trọng kính mời các đại biểu và nhà khoa học quan tâm tới dự.

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Xây dựng được phương pháp mô phỏng ứng xử thủy–nhiệt–cơ của bê tông chịu nhiệt độ cao (có xét đến tính không đồng nhất của vật liệu bê tông) và số hóa mô hình bằng mã code OOFEM để xây dựng công cụ cho phép dự đoán, đánh giá ứng xử của bê tông chịu tác dụng của nhiệt độ cao 

Tính mới và sáng tạo:  

Mô phỏng ứng xử của vật liệu bê tông bằng phương pháp lưới rời rạc là một hướng đi mới cho phép nghiên cứu ứng xử bê tông ở cấp độ vật liệu (hay còn gọi là cấp độ trung bình – mesoscale). Phương pháp này cho phép tích hợp tính không đồng nhất của vật liệu bê tông trong mô phỏng số đồng thời khắc phục được các hạn chế của phương pháp phần tử hữu hạn truyền thống như: kết quả mô phỏng không phụ thuộc vào cách chia lưới miền nghiên cứu, không phụ thuộc vào kích thước của phần tử cũng như bước thời gian tính toán.

Mô hình ứng xử tổ hợp thủy – nhiệt – cơ của vật liệu bê tông dưới nhiệt độ cao được thiết lập trên cơ sở tích hợp nhiều yếu tố ảnh hưởng như: ảnh hưởng của độ mở rộng vết nứt đến tính thấm và độ dẫn nhiệt của bê tông; ảnh hưởng của nhiệt độ đến biến dạng nhiệt và tính thấm của bê tông; sự chuyển pha lỏng hơi và áp suất hơi nước trong bê tông; tính phi tuyến trong các phương trình truyền nhiệt và truyền nước.

Mô hình ứng xử thiết lập được số hóa trong code mã nguồn mở OOFEM để xây dựng công cụ cho phép dự đoán, đánh giá ứng xử của bê tông dưới tác dụng của nhiệt độ cao. Mô hình đã được kiểm chứng bằng nhiều kết quả thực nghiệm và giải tích.

Kết quả nghiên cứu:

- Đã thiết lập được mô hình ứng xử tổ hợp hợp thủy – nhiệt – cơ của vật liệu bê tông dưới nhiệt độ cao bằng phương pháp mô hình lưới.

- Mô hình số thiết lập đã được số hóa trong code mã nguồn mở OOFEM và được hợp thức hóa (kiểm chứng) bằng nhiều kết quả thực nghiệm và giải tích.

- Kết quả nghiên cứu cho thấy mô hình đã mô phỏng rất sát ứng xử thực tế của vật liệu và có thể sử dụng làm công cụ dự đoán, đánh giá ứng xử của bê tông dưới tác dụng của nhiệt độ cao.

Sản phẩm của đề tài:

- 01 bài báo được đăng trên tạp chí quốc tế (thuộc danh mục ISI)

- 03 bài báo được đăng trên tạp chí trong nước

- Hỗ trợ đào tạo 01 nghiên cứu sinh (đăng tải 01 bài báo tại Hội nghị Khoa học quốc tế)

- Hướng dẫn bảo vệ thành công 2 học viên cao học

- 01 tài liệu hướng dẫn sử dụng và mô phỏng trên phần mềm OOFEM

- 01 tài liệu hướng dẫn mô phỏng bằng phương pháp mô hình lưới rời rạc

- 01 đĩa CD chương trình tính toán viết trên code OOFEM bằng C++ cho phép dự đoán đánh giá ứng xử thủy – nhiệt – cơ của bê tông khi chịu nhiệt độ cao.

- 01 Báo cáo tổng kết đề tài.

Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu:

Phương thức chuyển giao:

- Báo cáo phân tích và các tài liệu hướng dẫn, chương trình phần mềm của đề tài được lưu trữ tại Trường ĐH Mỏ - Địa chất dưới dạng bản in và bản mềm trong đĩa CD.

- Các sản phẩm của đề tài được chuyển giao dưới hình thức hội thảo.

Địa chủ ứng dụng:

- Trường Đại học Mỏ - Địa chất và một số trường Đại học, Cao đẳng có chuyên ngành xây dựng.

- Viện nền móng và công trình ngầm (FECON INS).

- Viện cơ học và tin học ứng dụng miền Nam.

Tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu:

- Kết quả nghiên cứu của đề tài là nguồn tài liệu phục vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học cho sinh viên, giảng viên, kỹ sư ngành Xây dựng.

- Nâng cao trình độ nghiên cứu khoa học công nghệ cho tập thể cán bộ tham gia đề tài, đặc biệt là khả năng công bố quốc tế.

- Kết quả nghiên cứu của đề tài là công cụ hữu ích trong nghiên cứu, dự đoán ứng xử của vật liệu bê tông dưới nhiệt độ cao. Điều này có ý nghĩa thiết thực trong việc góp phần dự báo độ ổn định và bền vững của các công trình xây dựng khi có cháy hoặc hỏa hoạn, qua đó giúp giảm thiểu ảnh hưởng và thiệt hại về người và tài sản.

Phòng KHQT