Nghiệm thu cấp Bộ đề tài NCKH cấp Bộ mã số B2021-MDA-13 do PGS.TS Trần Xuân Trường làm chủ nhiệm

25/09/2023

Trường Đại học Mỏ - Địa chất tổ chức Hội đồng nghiệm thu cấp Bộ  đề tài KH&CN cấp Bộ  "Nghiên cứu xây dựng các mô hình Deep Learning mới sử dụng dữ liệu viễn thám và địa tin học phục vụ phát hiện và dự báo nguy cơ cháy rừng" mã số B2021-MDA-13 do PGS.TS Trần Xuân Trường làm chủ nhiệm

Mã số:  B2021-MDA-13

Thời gian thực hiện: 2021-2022 (gia hạn đến T6/2023)

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Trần Xuân Trường

Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Thời gian nghiệm thu: 9h00' ngày 27 tháng 9 năm 2023 (Thứ Tư)

Địa điểm: Phòng họp Phổ Yên, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Phường Đức Thắng - Quận Bắc Từ Liêm - TP Hà Nội;

Trân trọng kính mời các đại biểu và nhà khoa học quan tâm tới dự.

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Mục tiêu:

Xây dựng được mô hình Deep Learning trên cơ sở ứng dụng các thuật toán Deep Learning mới và dữ liệu viễn thám, địa tin học phục vụ phát hiện và dự báo nguy cơ cháy rừng (ứng dụng thực nghiệm tại tỉnh Phú Yên).

Tính mới và sáng tạo:

Kết quả của đề tài là cơ sở lý luận cho việc ứng dụng các công nghệ Deep Learning mới, kết hợp với công nghệ hệ thông tin địa lý và công nghệ viễn thám cho việc phát hiện và cảnh báo nguy cơ cháy rừng với độ chính xác cao, phù hợp cho các khu vực khác nhau.

Sản phẩm của đề tài là cơ sở khoa học giúp cho các địa phương trong quy hoạch phát triển sản xuất, qui hoạch sắp xếp lại dân cư đảm bảo ổn định, bền vững, nâng cao khả năng phát hiện và cảnh báo nguy cơ cháy rừng phục vụ chỉ đạo sơ tán dân cư kịp thời, phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại và có thể loại bỏ các yếu tố bất ngờ của cháy rừng.

Sản phẩm nghiên cứu là nền tảng cơ sở để phát triển thêm các hệ thống cảnh báo sớm, cũng như đánh giá tổn hại tiềm năng cho các khu vực có nguy cơ ảnh hưởng do cháy rừng.

Kết quả nghiên cứu:

- 02 mô hình học sâu (Deep Learning) trong dự báo nguy cơ cháy rừng khu vực tỉnh Phú Yên từ dữ liệu viễn thám và GIS

Sản phẩm của đề tài:

a) Sản phẩm khoa học:

- 01 bài báo khoa học trên tạp chí quốc tế có uy tín (Remote Sensing, SCIE, Q1);

- 01 bài báo khoa học trên tạp chí quốc tế (Vietnam Journal of Earth Sciences, Scopus, ESCI, Q4);

b) Sản phẩm đào tạo:

- Đã hỗ trợ đào tào 01 nghiên cứu sinh bảo vệ Luận án tiến sỹ cấp cơ sở.

- Đã hướng dẫn 01 học viên cao học bảo vệ thành công luận văn thạc sỹ.

c) Sản phẩm ứng dụng:

- Mã nguồn và mô hình phát hiện và dự báo nguy cơ cháy rừng;

- Bản đồ dự báo nguy cơ cháy rừng tỉnh Phú Yên;

- Cơ sở dữ liệu địa không gian dự báo nguy cơ cháy rừng tỉnh Phú Yên. 

Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu:

- Đối với lĩnh vực giáo dục và đào tạo

Đề tài cung cấp những kiến thức mới về việc ứng dụng Deep Learning mới cho phát hiện và cảnh báo nguy cơ cháy rừng. Các nhà khoa học, sinh viên các trường đại học có thể tham khảo sử dụng kết quả nghiên cứu của đề tài vào mục đích nghiên cứu của mình.

- Đối với lĩnh vực khoa học và công nghệ có liên quan

Kết quả của đề tài là cơ sở lý luận cho việc ứng dụng các công nghệ Deep Learning mới, kết hợp với công nghệ hệ thông tin địa lý và công nghệ viễn thám cho việc phát hiện và cảnh báo nguy cơ cháy rừng với độ chính xác cao, phù hợp cho các khu vực khác nhau.

- Đối với phát triển kinh tế-xã hội.

Sản phẩm của đề tài là cơ sở khoa học giúp cho các địa phương trong quy hoạch phát triển sản xuất, qui hoạch sắp xếp lại dân cư đảm bảo ổn định, bền vững, nâng cao khả năng phát hiện và cảnh báo nguy cơ cháy rừng phục vụ chỉ đạo sơ tán dân cư kịp thời, phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại và có thể loại bỏ các yếu tố bất ngờ của cháy rừng.

Sản phẩm nghiên cứu là nền tảng cơ sở để phát triển thêm các hệ thống cảnh báo sớm, cũng như đánh giá tổn hại tiềm năng cho các khu vực có nguy cơ ảnh hưởng do cháy rừng.

- Đối với tổ chức chủ trì và các cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu

Nội dung các sản phẩm sẽ giúp cho chính quyền các cấp, các ban ngành quản lý, quy hoạch, giao thông và xây dựng có cái nhìn tổng quát về nguy cơ cháy rừng ở địa phương mình, và có cơ sở khoa học cho công tác xây dựng các kế hoạch và biện pháp phòng tránh, chống và giảm nhẹ thiên tai phù hợp cho địa bàn dân cư địa phương.

Bộ cơ sở dữ liệu địa không gian các bản đồ thành phần về cháy rừng cho khu vực nghiên cứu của đề tài có thể phục vụ và sử dụng cho các nghiên cứu về tai biến tự nhiên khác. Đề tài có thể góp phần nhỏ để nâng cao danh tiếng và xếp hạng của Trường Đại học Mỏ - Địa chất tại Việt Nam từ kết quả công bố các bài báo khoa học trên tạp chí quốc tế trong danh mục SCIE.

Phòng KHCN