Địa điểm: Phòng họp Thuận Thành, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Phường Đức Thắng - Quận Bắc Từ Liêm - TP Hà Nội;
Trân trọng kính mời các đại biểu và nhà khoa học quan tâm tới dự.
Xác định và đánh giá được các yếu tố ảnh hưởng, mức độ biến động cảnh quan môi trường và tai biến tự nhiên tại khu vực Công viên địa chất Non Nước Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng hướng tới mục tiêu quản lý bền vững các di sản địa chất
Tính mới và sáng tạo:
- Đề tài đã sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu bán định lượng, thống kê cặp và các mô hình phân tích dữ liệu lớn trong đánh giá mức độ biến động môi trường và khoanh vùng nguy cơ xảy ra tai biến. Các phương pháp đã sử dụng bao gồm các mô hình thống kê truyền thống (mô hình thống kê Bayes, phương pháp phân tích đa chỉ tiêu không gian, chỉ số xáo trộn cảnh quan) và đối sánh kết quả với các mô hình phân tích dữ liệu lớn (mạng nơron nhân tạo, phương pháp cây quyết định, phương pháp vectơ hỗ trợ).
- Đề tài đã ứng dụng triệt để phương pháp phân tích ảnh viễn thám và công nghệ GIS nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu về các biến động môi trường, xác định các yếu tố ảnh hưởng với các dạng tai biến tại khu vực nghiên cứu. Đồng thời, đề tài cũng đã khai thác triệt để các nguồn dữ liệu mở như nguồn tư liệu ảnh viễn thám đa thời gian, dữ liệu đo mưa, độ ẩm đất, dữ liệu thảm phủ, hiện trạng sử dụng đất qua các năm... Đây là nguồn thông tin miễn phí, có khả năng sử dụng tối ưu, đặc biệt với các khu vực có độ che phủ kém, địa hình phân cắt mạnh, khó khăn trong quá trình khảo sát.
Kết quả nghiên cứu:
- Thu thập, xử lý, tổng hợp tài liệu về các di sản địa chất tại khu vực, các kết quả đo vẽ địa chất, môi trường, xây dựng cơ sở dữ liệu về hiện trạng tai biến cũng như các yếu tố ảnh hưởng.
- Phân tích mức độ biến động môi trường và nguy cơ xảy ra tai biến bằng các chỉ số bán định lượng, các phương pháp toán thống kê và biểu diễn kết quả trên nền GIS nhằm xác định hiện trạng cũng như phân vùng nguy cơ xảy ra tai biến.
- Xây dựng Chỉ số xáo trộn cảnh quan LDI và định lượng các mức độ nguy cơ bằng phương pháp đa tiêu chuẩn không gian (SMCE).
- Phân tích các yếu tố môi trường có khả năng ảnh hưởng đến các di sản địa chất và đề xuất các nhóm giải pháp nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của các tai biến tại khu vực nghiên cứu.
Sản phẩm của đề tài:
a) Sản phẩm khoa học:
- 01 Bài báo tạp chí quốc tế uy tín trong danh mục ISI.
- 01 bài báo quốc tế thuộc danh mục Scopus.
- 03 bài báo được đăng trên tạp chí trong nước thuộc danh mục các tạp chí tính điểm của HĐCDGSNN.
- 01 bài báo được đăng trên Hội nghị khoa học quốc tế.
b) Sản phẩm đào tạo:
- Đã hỗ trợ 01 NCS làm luận án tiến sỹ theo hướng nghiên cứu của đề tài.
- Đã hướng dẫn 02 học viên cao học bảo vệ thành công luận văn thạc sỹ.
c) Sản phẩm ứng dụng:
- Báo cáo đánh giá các yếu tố gây biến động môi trường và tai biến tự nhiên, ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường đối với các khu vực công viên địa chất.
- Báo cáo về tác động của tai biến tự nhiên và các hoạt động nhân sinh đến mức độ xáo trộn cảnh quan tại khu vực Công viên địa chất Non Nước Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng.
- Sơ đồ phân vùng mức độ biến động cảnh quan môi trường sử dụng mô hình phân tích dữ liệu lớn cho khu vực Công viên địa chất Non Nước Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng.
- Bản đề xuất các giải pháp bảo tồn, hướng tới mục tiêu quản lý và phát triển bền vững tài nguyên thiên nhiên tại các khu vực di sản địa chất.
Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu:
- Các kết quả nghiên cứu giúp nâng cao trình độ cho các thành viên thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu liên ngành về Quản lý tài nguyên và môi trường của Trường ĐH Mỏ - Đia chất, về các phương pháp và kinh nghiệm triển khai các mô hình tính toán định lượng trong điều tra đánh giá các xáo trộn môi trường và nguy cơ xảy ra các tai biến liên quan.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh theo hướng đánh giá rủi ro thiên tai, quản lý tài nguyên và các ngành khác liên quan đến lĩnh vực môi trường.
- Báo cáo của đề tài cũng cung cấp tài liệu cho các cơ quan quản lý tài nguyên và môi trường sử dụng trong quy hoạch phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương.