Mục tiêu của đề tài
Mục tiêu chung:
Đánh giá được tổng thể các nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên; đề xuất giải pháp nhằm tạo ra các sản phẩm có giá trị phục vụ phát triển ngành du lịch tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Mục tiêu cụ thể:
- Xây dựng được được cơ sở dữ liệu về tài nguyên du lịch hang động và du lịch tự nhiên khác tỉnh Bắc Kạn.
- Đánh giá sơ bộ được tiềm năng đá mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh; chế tác thử nghiệm sản phẩm đá mỹ nghệ (mức độ chế tác hoàn chỉnh thành phẩm cuối cùng) phục vụ du lịch và tiêu dùng của tỉnh Bắc Kạn.
- Ứng dụng WebGIS để khai thác CSDL và các dịch vụ chia sẻ dữ liệu phục vụ phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn
Tính mới và sáng tạo:
- Lần đầu có nghiên cứu tổng quan, hệ thống về tài nguyên đá mỹ nghệ tỉnh Bắc Kạn, đặc biệt là ứng dụng vào là sản phẩm đặc trưng của địa phương, nhằm quảng bá, phát triển ngành du lịch tỉnh Bắc Kạn.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên du lịch tự nhiên của tỉnh Bắc Kạn.
- Xây dựng phần mềm tra cứu, khai thác CSDL TNDLTN trên nền tảng WebGIS. Phần mềm này có thể tích hợp bên trong các cổng thông tin điện tử của tỉnh, cổng thông tin du lịch.
Kết quả nghiên cứu
Đề tài đã đạt được các kết quả chính sau:
- Khảo sát, đánh giá và xây dựng được bộ cơ sở dữ liệu về tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh Bắc Kạn.
- Xây dựng được Phần mềm khai thác cơ sở dữ liệu tài nguyên thiên nhiên trên nền tảng WebGIS.
- Khảo sát tài nguyên đá mỹ nghệ tỉnh Bắc Kạn. Chế tác được 32 sản phẩm đá mỹ nghệ phục vụ phát triển du lịch tỉnh Bắc Kạn.
Sản phẩm của đề tài:
Sản phẩm khoa học
01 Bài báo đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước
Sản phẩm ứng dụng
- Báo cáo khảo sát hệ thống hang động và các nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên khác tỉnh Bắc Kạn
- Bộ cơ sở dữ liệu thông tin về hang động (tài liệu, ảnh, bản đồ) và các nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên khác: 30 điểm du lịch tự nhiên, trong đó 50% là các điểm mới. Đê tài đã thực hiện được tổng 141 điểm tài nguyên du lich tự nhiên, vượt trội so với đề cương thuyết minh phê duyệt.
- Phần mềm khai thác cơ sở dữ liệu tài nguyên thiên nhiên trên nền tảng WebGIS
- Báo cáo sơ bộ về tiềm năng đá mỹ nghệ trên địa bàn tỉnh và Bộ sản phẩm chế tác thử đá mỹ nghệ: gồm 30 sản phẩm ở mức độ chế tác hoàn chỉnh cuối cùng có thể sử dụng được ngay và hồ sơ đi kèm (gồm: tên đá, nguồn gốc, vị trí, phương pháp chế tác và chất lượng) phục vụ du lịch và tiêu dùng của tỉnh Bắc Kạn. Đề tài đã thực hiên được 32 sản phẩm, vượt trội so với đề cương thuyết minh phê duyệt
Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu
Các kết quả nghiên cứu của đề tài được sử dụng trong ngành du lịch tỉnh Bắc Kạn, khu vực Đông Bắc và cả nước. Địa chỉ ứng dụng các kết quả nghiên cứu của đề tài là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Kạn, các Doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong lĩnh vực du lịch trong nước và quốc tế, các cơ sở đào tạo nhân lực cho ngành du lịch trong nước và quốc tế, các đơn vị tổ chức hoạt động du lịch và khách du lịch trong nước và khách du lịch quốc tế.