Mã số: ĐT.NCCB-ĐHƯD.2012-G/01
Thời gian thực hiện: 2012-2017
Chủ nhiệm đề tài: GS.TS Trương Xuân Luận
Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Mỏ - Địa chất
Thời gian nghiệm thu: 14h00' ngày 02 tháng 02 năm 2018 (thứ 6)
Địa điểm: Phòng họp Phổ Yên, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Phường Đức Thắng - Quận Bắc Từ Liêm - TP Hà Nội;
Trân trọng kính mời các đại biểu và nhà khoa học quan tâm tới dự.
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Từ các kết quả nghiên cứu đề tài có thể rút ra một số kết luận chính sau:
- Đã xây dựng được bộ công cụ phần mềm HUMGEOSTAT, gồm 7 modul, trong đó 5 modul mô hình hàm cấu trúc (cầu, lũy thừa, Gaus, tuyến tính, hiệu ứng tự sinh sạch) và 2 modul cho Kriging (OK, SK) với đầy đủ các chức năng cần thiết phụ vụ đánh giá tài nguyên khoáng trong không gian 3 chiều với dữ liệu đầu vào phức tạp.
- Tạo bộ cài đặt để có thể chạy trên nhiều hệ điều hành khác nhau, hoạt động tốt trên môi trường không lớn (32, 64 bit), có phiên bản tiếng Việt và tiếng Anh, thân thiện cho người sử dụng, kể cả với những người không chuyên địa thống kê.
- Thử nghiệm thành công cho hai đối tượng khoáng sản khác nhau, đó là: đồng Sin Quyền, Lào Cai, thuộc nguồn gốc biến chất trao đổi-nhiệt dịch rất phức tạp, thân quặng dốc đứng và vỉa than khu Cao Sơn, Quảng Ninh, thuộc loại trầm tích dạng vỉa đặc trưng, vỉa than luôn bị uốn lượn, nâng hạ.
Kiến nghị:
- Trong tương lai gần, ở các nước có nền khoa học - kỹ thuật phát triển, phương pháp địa thống kê tuy khó, song cần có lộ trình để quy định là bắt buộc trong nghiên cứu, đánh giá địa chất khoáng sản.
- Để thuận lợi cho công tác ứng dụng triển khai, công tác thăm dò địa chất không nên thi công dàn trải mà tập trung theo mạng lưới đủ dày trên một diện tích nhỏ đại diện (như diện tích làm mẫu). Từ diện tích này, áp dụng mô hình địa thống kê, từ đó nhân rộng kết quả cho toàn khu mỏ và cho các mỏ khác có điều kiện địa chất – khoáng sản tương tự. Thêm vào đó, đề nghị cải tiến phương pháp nghiên cứu mẫu đối với mỏ có nhiều thành phần có ích. Các thành phần có ích đi kèm không chỉ phát hiện bằng các mẫu nhóm mà bằng các mẫu đơn (có tọa độ không gian đi kèm) với số lượng không nhiều (như đang quy định đối với số lượng mẫu nhóm). Có như vậy, chúng ta mới có thể áp dụng phương pháp đồng Kriging cho dự báo các thành phần có ích đi kèm thành phần chính. Khi đó, chắc chắn sẽ nâng cao hiệu quả kinh tế của mỏ nghiên cứu.
- Chúng tôi đăng ký lego của Phần mềm (xem hình) và sẽ tiến hành đăng ký bản quyền ngay sau khi đề tài được nghiệm thu cấp Bộ. Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu luôn luôn sẵn sàng chia sẻ thành quả nghiên cứu cho các tập thể, cá nhân có nhu cầu.
- Nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục cập nhật, nâng cấp phần mềm để không ngừng hoàn thiện, hiệu quả cao trong ứng dụng triển khai không chỉ trong đánh giá mỏ mà còn nhân rộng trong nghiên cứu ứng dụng triển khai ở nhiều lĩnh vực khoa học - xã hội khác.
Kết quả nghiên cứu cụ thể:
- Kết quả nghiên cứu của đề tài đã làm rõ hơn về các thuật toán địa thống kê, bộ modul phần mềm hiện đại với đầy đủ các chức năng giải bài toán địa thông kê. Kết quả đề tài đã góp phần hoàn thiện, làm giàu dữ liệu chuyên ngành địa thống kê, một phân nhánh mới của địa chất học hiện đại, là tổng hợp kiến thức của nhiều chuyên ngành, lấy công nghệ thông tin làm nòng cốt, có định hướng trong nghiên cứu, ứng dụng đa ngành. Điều này phù hợp với xu hướng phát triển khoa học công nghệ của các nước trên thế giới, hướng tới phát triển bền vững.
Hình: Lego của HUMGEOSTAT
- Là cơ hội tốt để tập hợp các nhà khoa học, đặc biệt là các nhà khoa học trẻ tham gia đề tài nghiên cứu theo hướng hiện đại. Kết quả nghiên cứu sẽ làm phong phú thêm bài giảng, giáo trình giảng dạy, đặc biệt cho đào tạo sau đại học, cao học. Đề tài hướng sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh và các nhà khoa học trẻ vào lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng hiện đại, hiệu quả, thêm yêu sự đa dạng ngành nghề, tăng thêm ý thức sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng, định hướng phát triển bền vững; góp phần nâng cao vị thế khoa học của các tổ chức thực hiện đề tài với cộng đồng mã nguồn mở Việt Nam, địa mã nguồn mở thế giới.
- Các cơ sở (nghiên cứu, đào tạo, sản xuất) sẽ được trang bị phương pháp, công nghệ mới hiện đại đang rất cần. Việc áp dụng các kết quả nghiên cứu góp phần hiểu biết sát thực về chất lượng, số lượng các thông số tham gia đánh giá tài nguyên trữ lượng.
Các kết quả mới đạt được bao gồm:
- Có bộ cơ sở dữ liệu số đồng bộ, hiện đại, thân thiện về địa chất-khoáng sản và các dữ liệu bản đồ trong môi trường WebGIS để quản lý, khai thác, sử dụng, chia sẻ thông tin tiện ích lâu dài
+ Có các thuật toán, mô hình, modul chương trình máy tính mã nguồn mở để sử dụng và phát triển, hoàn thiện nhằm đáp ứng với sự phát triển của công nghệ
+ Kết quả nghiên cứu sẽ nhân bản, có khả năng áp dụng cho nhiều vùng, nhiều lĩnh vực kinh tế-xã hội khác nhau
+ Đề tài góp phần quan trọng trong công tác khai thác hiệu quả tài nguyên khoáng, phát triển kinh tế-xã hội theo hướng bền vững.
Sản phẩm đạt được:
1. Bộ Cơ sở dữ liệu dạng WebGIS hiện đại, tiện ích hơn so với yêu cầu ban đầu, bao gồm đầy đủ và vượt so với yêu cầu, cụ thể:
- Bộ bản đồ địa chất mỏ-bố trí công trình với nhiều lớp bản đồ thành phần, các thuộc tính cần thiết đi kèm của hai khu mỏ đồng Sin Quyền và than Cao Sơn
- Bản đồ hiện trạng khai thác mỏ (lộ vỉa, bờ moong khai thác), bình đồ tính tính trữ lượng của cả khu hai mỏ
- Bộ mặt cắt địa chất mỏ, 15 mảnh đối với khu Cao Sơn; 16 mảnh đối với khu mỏ Sin Quyền
Các bản vẽ này, có thể thay đổi tỷ lệ khác nhau từ lớn 1:200; 1:1000 đến 1:25000. Diện tích vượt rất nhiều lần so với yêu cầu.
2. Báo cáo xây dựng định lượng cấu trúc không gian các thông số đánh giá tài nguyên khoáng
3. Phần mềm HUMGEOSTAT cùng bộ code (hơn 500 trang A4) gồm đầy đủ 7 modul (5 modul hàm cấu trúc: cầu, Gaus, lũy thừa, tuyến tính và hiệu ứng tự sinh sạch và 2 modul dự báo Kriging: thông dụng và đơn giản) và bản hướng dẫn cài đặt sử dụng đi kèm
4. Báo cáo kỹ thuật xây dựng phần mềm
5. Hai báo cáo kết quả thử nghiệm ứng dụng cho thân quặng đồng khu mỏ Sin Quyền, vỉa than tại khu Cao Sơn
6. Công bố:
- 01 bài báo quốc tế thuộc danh mục ISI và 01 bài báo quốc tế khác.
- 06 báo cáo khoa học tại các hội nghị, hội thảo khoa học quốc tế;
- 03 bài báo khoa học trong nước
7. Đào tạo: Góp phần đào tạo 03 NCS; đào tạo được 03 ThS; đào tạo 09 KS và 09 nhóm sinh viên nghiên cứu khoa học.