Nghiệm thu cấp Bộ đề tài KH&CN cấp Bộ mã số B2016-MDA-08ĐT do PGS.TS Nguyễn Hoàng Sơn làm chủ nhiệm

11/06/2018

Nghiệm thu cấp Bộ đề tài NCKH cấp Bộ mã số B2016-MDA-08ĐT do PGS.TS Nguyễn Hoàng Sơn làm chủ nhiệm

Trường Đại học Mỏ - Địa chất tổ chức Hội đồng nghiệm thu cấp Bộ đề tài KH&CN cấp Bộ Nghiên cứu công nghệ và chế tạo thử nghiệm thiết bị tuyển nổi trọng lực dạng Hydrofloat để tuyển  một số khoáng sản phi kim độ hạt  thô tại Việt Nam”

Mã số: B2016-MDA-08ĐT 

Thời gian thực hiện: 2016-2017

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Nguyễn Hoàng Sơn 

Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Thời gian nghiệm thu: 08h00' ngày 12 tháng 6 năm 2018 (thứ 3)

- Địa điểm: Phòng họp Phổ Yên, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Phường Đức Thắng - Quận Bắc Từ Liêm - TP Hà Nội;

Trân trọng kính mời các đại biểu và nhà khoa học quan tâm tới dự.

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Tên đề tài: Nghiên cứu công nghệ và chế tạo thử nghiệm thiết bị tuyển nổi trọng lực dạng Hydrofloat để tuyển  một số khoáng sản phi kim độ hạt  thô tại Việt Nam.

- Mã số: B2016-MDA-08ĐT

- Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Nguyễn Hoàng Sơn

- Tổ chức chủ trì: Trường Đại học Mỏ - Địa chất

- Thời gian thực hiện: 1/2016 - 12/2017

Mục tiêu đề tài: Chế tạo được thiết bị tuyển nổi trọng lực dạng Hydrofloat quy mô năng suất 0,2 t/giờ và thiết lập được công nghệ  tuyển quặng apatit - carbonat Mỏ Cóc - Lào Cai và quặng fenspat vùng Phú Thọ  trên thiết bị này với độ hạt cấp liệu đến 0,5-1,0 mm.

Tính mới và sáng tạo: Việc áp dụng công nghệ và thiết bị tuyển nổi dạng Hydrofloat đối với một số khoáng sản phi kim xâm nhiễm thô như quặng fenspat Phú Thọ và quặng apatit carbonat Mỏ Cóc – Lào Cai cho phép giảm chi phí tuyển, tiết kiệm năng lượng và mang lại hiệu quả kinh tế trong chế biến và sử dụng các khoáng sản này.

Kết quả nghiên cứu của đề tài

- Đã thiết kế và chế tạo được thiết bị tuyển nổi trọng lực dạng Hydrofloat thí nghiệm  phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu đánh giá công nghệ tuyển các đối tượng khoáng sản xâm nhiễm thô có tiềm năng áp dụng

- Đã khảo sát các thông số điều kiện và xác định được chế độ tuyển tối ưu sử dụng thiết bị tuyển dạng Hydrofloat đối với các cấp hạt 0,2-0,5mm quặng apatit carbonat Mỏ Cóc – Lào Cai và các cấp 0,2-0,5mm và 0,5-1,0 mm quặng fenspat Mỏ Ngọt – Phú Thọ

- Đề xuất được 02 quy trình công nghệ tuyển có áp dụng thiết bị tuyển nổi trọng lực dạng Hydrofloat đối với quặng fenspat Mỏ Ngọt – Phú Thọ và quặng apatit- carbonat Mỏ Cóc-Lào Cai.

Sản phẩm của đề tài:

- Thiết bị tuyển nổi trọng lực Hydrofloat với năng suất 0,2 t/giờ;

- Bản vẽ thiết kế thiết bị tuyển nổi trọng lực Hydrofloat;

- Sơ đồ và quy trình công nghệ tuyển quặng apatit-carbonat Mỏ Cóc – Lào Cai với độ hạt cấp liệu -0,5 mm trên thiết bị Hydrofloat;

- Sơ đồ và quy trình công nghệ tuyển một đối tượng quặng fenspat vùng Phú Thọ với độ hạt cấp liệu -0,5 (1,0) mm trên thiết bị Hydrofloat;

- Công bố 02 bài báo đăng trên Tạp chí Công nghiệp Mỏ; 01 bài Hội nghị khoa học toàn quốc ngành Mỏ và 01 bài trong Hội nghị khoa học quốc tế;

- Đào tạo được 02 thạc sĩ và 10 kỹ sư.

Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu:

Thiết bị tuyển nổi trọng lực dạng Hydrofloat được thiết kế cùng quy trình thí nghiệm được sử dụng trong các trường đại học, các viện nghiên cứu và các cơ sở sản xuất với mục đích đào tạo, nghiên cứu và thiết kế trong lĩnh vực tuyển nổi vật liệu hạt thô.

Kết quả của đề tài dự kiến chuyển sang quy mô nghiên cứu lớn hơn hoặc chuyển thành dự án triển khai sản xuất thử nghiệm. Địa chỉ ứng dụng trước mặt là các mỏ quặng fenspat vùng Phú Thọ. Kết quả của đề tài nếu được triển khai trong sản xuất sẽ góp phần giảm giá thành và nâng cao hiệu quả quá trình chế biến và sử dụng khoáng sản tại Việt Nam.

KHQT