Xây dựng được hệ thống kiểm soát chất lượng không khí cho các mỏ than lộ thiên sâu khu vực Quảng Ninh và đề xuất được giải pháp áp dụng hệ thống kiểm soát được xây dựng
Tính mới và sáng tạo:
- Nhiệm vụ đã nghiên cứu, đánh giá toàn diện điều kiện và chất lượng không khí tại các mỏ than lộ thiên sâu khu vực Quảng Ninh trong các mùa mưa và mùa khô, ban ngày và ban đêm, cũng như lý giải hiện tượng nghịch đảo nhiệt xuất hiện tại các mỏ than lộ thiên sâu khu vực Quảng Ninh;
- Đã xây dựng thành công hệ thống kiểm soát chất lượng không khí cho các mỏ than lộ thiên sâu khu vực Quảng Ninh (Đèo Nai, Cao Sơn, Cọc Sáu) theo thời gian thực;
- Đã phát triển thành công hệ thống quan trắc chất lượng không khí gắn trên máy bay không người lái cho các mỏ than lộ thiên sâu khu vực Quảng Ninh;
- Đã nghiên cứu ứng dụng thí điểm một số mô hình trí tuệ nhân tạo dự báo chất lượng không khí cho các mỏ than lộ thiên sâu vùng Quảng Ninh dựa trên các hệ thống quan trắc chất lượng không khí đã xây dựng.
Kết quả nghiên cứu:
Các kết quả nghiên cứu của Nhiệm vụ đã bám sát các nội dung được phê duyệt trong thuyết minh của Nhiệm vụ. Các kết quả nghiên cứu đã đạt được bao gồm:
- Đã quan trắc, đo đạc và đánh giá được các nguồn gây ô nhiễm không khí trong các mỏ than lộ thiên sâu khu vực Quảng Ninh vào mùa mưa và mùa khô;
- Đã xây dựng được mô hình lý thuyết mô phỏng sự phát tán ô nhiễm không khí trong các mỏ Đèo Nai, Cọc Sáu và Cao Sơn;
- Đã mô phỏng chất lượng không khí thực tế trong các mỏ Đèo Nai, Cọc Sáu và Cao Sơn;
- Đã xây dựng dựng hệ thống cảnh báo mức độ ô nhiễm không khí cho các mỏ Đèo Nai, Cọc Sáu và Cao Sơn;
- Đã nghiên cứu tính khả thi và ứng dụng một số mô hình trí tuệ nhân tạo để dự báo chất lượng không khí cho các mỏ than lộ thiên sâu khu vực Quảng Ninh;
- Đã xây dựng bản hướng dẫn sử dụng hệ thống cảnh báo ô nhiễm không khí cho các mỏ Đèo Nai, Cao Sơn và Cọc Sáu.
4.2. Kết quả hợp tác quốc tế:
Trong khuôn khổ của nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương về khoa học công nghệ, nhóm nghiên cứu của nhiệm vụ mã số B2018-MDA-03SP đã đạt được các kết quả hợp tác quốc tế nổi bật sau:
- Đã phối hợp với nhóm nghiên cứu của Đại học Dong-A (Hàn Quốc) triển khai hiệu quả nhiệm vụ với các kết quả được liệt kê ở trên;
- Đã phối hợp với phía đối tác triển khai thiết kế và chế tạo thành công hệ thống quan trắc chất lượng không khí thông minh sử dụng trong các mỏ lộ thiên sâu, bao gồm cả các trạm quan trắc cố định và các trạm quan trắc di động được tích hợp trên máy bay không người lái;
- Đã phối hợp với phía đối tác xây dựng thành công hệ thống kiểm soát chất lượng không khí cho các mỏ than lộ thiên sâu khu vực Quảng Ninh (Đèo Nai, Cao Sơn và Cọc Sáu);
- Đã phối hợp với phía đối tác tổ chức các hội thảo và hội nghị quốc tế tại Việt Nam. Sản phẩm của sự phối hợp này là một cuốn Springer Book: Proceedings of the International Conference on Innovations for Sustainable and Responsible Mining, ISRM 2020 – Volume 1. Xuan-Nam Bui, Changwoo Lee, Carsten Drebenstedt (Editors). Springer, Cham (2020);
- Đã phối hợp với Đại học Dong-A (Hàn Quốc) thành lập nhóm nghiên cứu mạnh “Những tiến bộ trong khai thác mỏ bền vững và có trách nhiệm“ (tên Tiếng Anh: Innovations for Sustainable and Responsible Mining; tên viết tắt: ISRM) của Trường Đại học Mỏ - Địa chất và đã được Hiệu trưởng Trường Đại học Mỏ - Địa chất ra Quyết định công nhận nhóm nghiên cứu mạnh theo QĐ số 486/QĐ-MĐC ngày 14 tháng 06 năm 2021.
- Đã phối hợp tổ chức chuyến thăm và làm việc tại Hàn Quốc nhằm trao đổi, học hỏi kinh nghiệm phía đối tác; Tham gia báo cáo về chủ đề “Mining Industry in Vietnam & some applications of Industry 4.0 for sustainable development” tại Khoa Kỹ thuật (College of Engineering) của Trường Đại học Dong-A; Ký kết các văn bản thỏa thuận hợp tác MoU trong giai đoạn mới; Đã báo cáo chủ đề báo cáo “An overview of rare earth mining industry in Vietnam: Challenges and Opportunities” tại phiên toàn thể của Hội nghị khoa học lần thứ 118 của Hội Kỹ sư Tài nguyên và Khoáng sản Năng lượng Hàn Quốc (The 118th Spring Conference of the Korean Society of Mineral and Energy Resources Engineers) được tổ chức tại Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản Hàn Quốc - KIGAM (Korea Institute of Geoscience and Mineral Resources) tại Deajeon.
Sản phẩm của đề tài
1. Sản phẩm khoa học
- 01 Bằng sáng chế;
- 01 Bài báo trên tạp chí quốc tế uy tín thuộc danh mục ISI;
- 02 Bài báo trên tạp chí quốc tế uy tín thuộc danh mục Scopus;
- 02 Bài báo đăng trên tạp chí chuyên ngành trong nước;
- 02 Bài báo khoa học đăng trên Hội nghị quốc tế;
2. Sản phẩm đào tạo
- 01 Nghiên cứu sinh bảo vệ thành công luận án tốt nghiệp;
- Hướng dẫn thành công 02 Thạc sỹ.
3. Sản phẩm ứng dụng
- 02 hệ thống quan trắc và kiểm soát chất lượng không khí (thiết bị) cho các mỏ lộ thiên sâu sử dụng công nghệ truyền tín hiệu không dây, bao gồm: 01 trạm kiểm soát cố định và 01 hệ thống trạm quan trắc di động được gắn trên máy bay không người lái;
- 01 mô hình lý thuyết mô phỏng sự phát tán ô nhiễm không khí trong các mỏ Đèo Nai, Cọc Sáu và Cao Sơn;
- 01 mô hình mô phỏng chất lượng không khí thực tế trong các mỏ Đèo Nai, Cọc Sáu và Cao Sơn khi hoạt động vào mùa khô và mùa mưa;
- 01 mô hình cảnh báo ô nhiễm không khí dựa trên mô hình mô phỏng chất lượng không khí trong các mỏ Đèo Nai, Cọc Sáu và Cao Sơn vào mùa khô và mùa mưa;
- 01 bản hướng dẫn sử dụng hệ thống kiểm soát chất lượng không khí trong các mỏ Đèo Nai, Cọc Sáu và Cao Sơn vào mùa khô và mùa mưa.
Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu:
1. Phương thức chuyển giao
- Chuyển giao bằng hình thức tư vấn và đào tạo
2. Địa chỉ ứng dụng
- Các mỏ than lộ thiên sâu khu vực Quảng Ninh, bao gồm: Đèo Nai, Cao Sơn, Cọc Sáu