Mã số: B2015-02-22
Thời gian thực hiện: 2015-2017
Chủ nhiệm đề tài: TS Dương Thành Trung
Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Mỏ - Địa chất
- Thời gian nghiệm thu: 9h00' ngày 21 tháng 6 năm 2018 (thứ 5)
- Địa điểm: Phòng họp Thuận Thành, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Phường Đức Thắng - Quận Bắc Từ Liêm - TP Hà Nội;
Trân trọng kính mời các đại biểu và nhà khoa học quan tâm tới dự.
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Với mục tiêu là xây dựng được hệ thống định vị - dẫn đường tích hợp các công nghệ dẫn đường vệ tinh toàn cầu (GNSS) và hệ thống dẫn đường quán tính (INS) bằng các điều kiện ràng buộc giải tích và thuật toán ước lượng tối ưu; Xây dựng được các module phần mềm để xử lý số liệu đầu ra của hệ thống GNSS và INS và xử lý số liệu tích hợp để cho ra giải pháp định vị - dẫn đường tối ưu.
Tính mới và sáng tạo:
Đề tài là công trình đầu tiên ở Việt Nam đề xuất và áp dụng các điều kiện ràng buộc giải tích và các phép lọc phi tuyến, phi chuẩn Gauss và phương pháp ước lượng trơn trong hệ dẫn đường tích hợp INS/GNSS;
- Đề tài đã tiến hành thiết kế hệ thống, thu thập dữ liệu, xây dựng các mô đun phần mềm xử lý và có những phân tích kết quả thử nghiệm tại lãnh thổ Việt Nam;
- Những kết quả thử nghiệm và phân tích đã chứng minh tính hiệu quả của các thuật toán và phương pháp đã đề xuất.
Kết quả nghiên cứu của đề tài:
- Tổng quan về hệ thống định vị, dẫn đường tích hợp INS/GNSS;
- Kết quả thực nghiệm đánh giá tính hiệu quả và đề xuất trường hợp áp dụng của các phương pháp ước lượng tối ưu;
- Kết quả thực nghiệm đánh giá tính hiệu quả của các phương pháp ràng buộc giải tích;
- Phương pháp và thuật toán nhằm tối ưu hóa việc áp dụng các phương pháp ràng buộc giải tích.
Sản phẩm đề tài đạt được, gồm:
- Hệ thống định vị - dẫn đường tích hợp INS/GNSS từ máy thu GNSS và cảm biến quán tính IMU;
- Phần mềm với các module xử lý số liệu tích hợp INS/GNSS với các thuật toán đề xuất;
- Công bố 01 bài báo đăng tạp chí nước ngoài, 03 bài báo đăng tạp chí trong nước và 01 báo cáo đăng kỷ yếu hội nghị, hội thảo quốc tế;
- Xuất bản 01 sách chuyên khảo “Hệ thống dẫn đường tích hợp INS/GNSS”.
- Đào tạo 02 thạc sĩ và tham gia đào tạo 01 tiến sĩ theo hướng nghiên cứu của đề tài.
Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng:
- Đề tài đã có những đóng góp nhất định về lý thuyết và phương pháp liên quan đến công tác định vị, dẫn đường tích hợp cũng như các phương pháp ước lượng, xử lý số liệu.
- Những kết quả nghiên cứu của đề tài có thể được áp dụng để nâng cao độ chính xác của các hệ thống định vị, dẫn đường tích hợp INS/GNSS nhằm cung cấp một cách liên tục và ổn định các thông tin định vị như thời gian, vị trí, vận tốc và tư thế.
- Sản phẩm của đề tài có thể được chuyển giao theo đơn đặt hàng của các đơn vị có liên quan đến công tác định vị, dẫn đường ở dạng phần cứng và phần mềm xử lý.