Nghiệm thu cấp Cơ sở Nhiệm vụ KH&CN cấp Bộ mã số B2017-MDA-12MT do PGS.TS Đỗ Văn Bình chủ nhiệm

27/08/2018

Trường Đại học Mỏ - Địa chất tổ chức Hội đồng nghiệm thu cấp Cơ sở Nhiệm vụ KH&CN cấp Bộ “Biên soạn tài liệu “Cơ sở khoa học và thực tiễn cải tạo phục hồi môi trường các mỏ sa khoáng ven biển” cho sinh viên ngành môi trường”

Mã số: B2017-MDA-12MT

Thời gian thực hiện: 2017-2018

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Đỗ Văn Bình​ 

Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Thời gian nghiệm thu: 14h00' ngày 31 tháng 8 năm 2018 (Thứ Sáu)

Địa điểm: Phòng họp Phổ Yên, Trường Đại học Mỏ - Địa chất, Phường Đức Thắng - Quận Bắc Từ Liêm - TP Hà Nội;

Trân trọng kính mời các đại biểu và nhà khoa học quan tâm tới dự.

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Mục tiêu đề tài là biên soạn tài liệu “Cơ sở khoa học và thực tiễn cải tạo phục hồi môi trường các mỏ sa khoáng ven biển” cho sinh viên ngành Kỹ thuật môi trường. Trang bị cho người học hiểu biết về đặc điểm chung các mỏ sa khoáng ven biển (loại mỏ, loại đất thải, đổ thải, nước thải, phương thức khai thác, các phương pháp cải tạo phục hồi môi trường mỏ sa khoáng), làm kiến thức nền, cơ bản và từ đó nắm được nội dung phương pháp cải tạo phục hồi môi trường mỏ trong giai đoạn hiện nay

Tính mới và sáng tạo:  Đưa ra được cơ sở khoa học và thực tiễn đối với các loại mỏ sa khoáng Titan ven biển để biên soạn tài liệu “Cơ sở khoa học và thực tiễn cải tạo phục hồi môi trường các mỏ sa khoáng ven biển” cho sinh viên ngành Kỹ thuật môi trường; nội dung và trình tự cải tạo phục hồi môi trường các mỏ sa khoáng ven biển ở Việt Nam và hướng dẫn tính toán chi phí và sử dụng hiệu quả quỹ cải tạo phục hồi môi trường.

Kết quả nghiên cứu của đề tài: Biên soạn được cuốn tài liệu “Cơ sở khoa học và thực tiễn cải tạo phục hồi môi trường các mỏ sa khoáng ven biển” cho sinh viên ngành Môi trường

Sản phẩm của đề tài:

-  Công bố 01 bài báo đăng trong Tạp chí chuyên ngành trong nước, 03 bài báo đăng trong Hội nghị Quốc tế và hỗ trợ 02 nhóm Sinh viên nghiên cứu khoa học.

 

Phòng KHQT