Văn phòng: Phòng 808, Nhà C12 tầng, Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Địa chỉ: Số 18 Phố Viên, phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 0243.7520219

Email: lochoadau@humg.edu.vn

1. Giới thiệu chung về lịch sử phát triển

Ngày đầu mới thành lập (10/1994), đội ngũ cán bộ của bộ môn rất khiêm tốn với 02 thầy giáo, những người đã đặt những viên gạch đầu tiên để xây dựng Bộ môn. Cùng với sự ủng hộ của Nhà trường, khoa Dầu khí và đồng nghiệp Bộ môn dần phát triển cả về chất và lượng.

Trải qua 30 năm xây dựng, Bộ môn đã có một đội ngũ 10 cán bộ được đào tạo bài bản, giỏi về chuyên môn, vững về phẩm chất chính trị, say sưa yêu nghề (gồm: 03 PGS, 10 TS) và 03 cán bộ đang học tập tại nước ngoài.

2. Cơ cấu cán bộ, viên chức trong đơn vị

Trong thời gian đầu mới thành lập, Bộ môn tập trung đào tạo những thế hệ kỹ sư Lọc - Hoá dầu đầu tiên, góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển công nghiệp đất nước. Từ một chuyên ngành đào tạo ban đầu (Lọc - Hóa dầu), đến nay bộ môn đã xây dựng và đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật hóa học gồm 3 hướng chuyên ngành: Lọc - Hoá dầu và Chế biến khí, Kỹ thuật Hóa thực phẩm, Kỹ thuật Polyme. Song song với các chuyên ngành đó, hệ thống bài giảng, giáo trình phù hợp đã được biên soạn nhằm tạo ra những sản phẩm đào tạo có chất lượng. Bên cạnh việc đào tại cơ sở chính, Bộ môn còn tham gia đào tạo tại các cơ sở khác của Trường.

3. Hoạt động chính và những kết quả đạt được

Trước yêu cầu của xã hội về nâng cao chất lượng giáo dục đại học, phù hợp với xu thế chung hội nhập quốc tế, ngày 29/10/2009 trường Đại học Mỏ - Địa chất là 01 trong 23 trường đại học vinh dự được Bộ Giáo dục và Đào tạo giao nhiệm vụ đào tạo “Chương trình tiên tiến ngành Kỹ thuật Hóa học”, chuyên ngành Lọc – Hóa dầu, phối hợp với trường Đại học California Davis, Mỹ. Đến nay, hoạt động đào tạo và phối hợp nghiên cứu của Chương trình tiên tiến (CTTT) đã đem lại hiệu quả cao trong công tác giảng dạy và nghiên cứu cho cán bộ của Bộ môn và sinh viên CTTT.

Năm 2010, nối tiếp những thành quả trong công tác đào tạo, Bộ môn đã xây dựng chương trình và đào tạo Thạc sĩ chuyên ngành Kỹ thuật hóa dầu. Từ đó đến nay, 08 khoá đào tạo ThS của Bộ môn đã tốt nghiệp và liên tục khẳng định kiến thức chuyên môn vững vàng tại những vị trí công tác của mình. Bộ môn đã hoàn thành đề án “Đào tạo trình độ Tiến sĩ chuyên ngành Kỹ thuật Hóa học” và đã tuyển sinh được 02 NCS sau 3 năm được chính thức phê duyệt.

Các kĩ sư, thạc sĩ và các nghiên cứu sinh được đào tạo từ bộ môn đã và đang đóng những vai trò hết sức quan trọng, là các cán bộ chủ chốt, các nhà quản lý trong các tập đoàn, doanh nghiệp và các nhà máy lớn hàng đầu quốc gia trong lĩnh vực chế biến Dầu khí như tập đoàn Dầu khí quốc gia PVN, nhà máy Lọc dầu Dung Quất, nhà máy Lọc dầu Nghi Sơn, các tổ hợp khí điện đạm ở Vũng Tàu và Cà Mau… đã chứng mình cho sự thành công và uy tín trong đào tạo của bộ môn Lọc – Hóa dầu.

Bên cạnh đó, Bộ môn luôn không ngừng mở rộng cơ hội hợp tác với nhiều trường đại học, viện nghiên cứu thuộc nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là Anh, Đức, Mỹ, Pháp, Malaysia, Thái Lan...; Xây dựng mối quan hệ với các Tập đoàn, Viện nghiên cứu, Công ty Quốc tế trong lĩnh vực dầu khí, hóa chất (Schlumberger, Baker Hughes, JGC, Rosneft…)

Song song với công tác đào tạo, công tác nghiên cứu khoa học luôn được chú trọng. Các hướng nghiên cứu đa dạng và thiết thực, phục vụ những yêu cầu cấp bách trong công nghiệp, sản xuất luôn được chú trọng trong nghiên cứu. Nhiều kết quả nghiên cứu được các đồng nghiệp đánh giá cao về ý tưởng cũng như chất lượng. Từ năm 2000 đến nay Bộ môn đã chủ trì và thực hiện nhiều đề tài và đăng các công trình khoa học trên các tạp chí có uy tín trong và ngoài nước:

  •  Thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước: 10 đề tài;
  •  Thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: 21 đề tài;
  •  Thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở: 25 đề tài;
  •  Các bài báo công bố trên các tạp chí trong và ngoài nước: trên 200 bài báo,

Phòng thí nghiệm (PTN) Lọc - Hóa dầu của Bộ môn là công cụ đắc lực cho công tác giảng dạy và nghiên cứu, do vậy luôn được quan tâm đầu tư và phát triển. Hiện nay, phòng thí nghiệm Lọc-Hóa dầu với tổng diện tích khoảng 300 m2, được trang bị một số máy móc, thiết bị khá hiện đại, nhằm phục vụ đào tạo và nghiên cứu của sinh viên và các giảng viên trong Bộ môn.

Năm 2022, Bộ môn đã tiếp quản phòng thí nghiệm về LNG với các trang thiết bị hiện đại, phục vụ cho việc giảng dạy và nghiên cứu có hiệu quả lĩnh vực mới trong quy hoạch năng lượng quốc gia.

4. Mục tiêu và định hướng phát triển

Trong những năm tới, Bộ môn vẫn và đang tiếp tục cử Cán bộ giảng dạy (CBGD) tham gia đào tạo với trường đối tác Đại học US Davis Mỹ để phục vụ tốt cho việc giảng dạy Chương trình tiên tiến ngành Kỹ thuật hóa học.

Để đảm bảo công tác đào tạo và Nghiên cứu khoa học (NCKH) có hiệu qủa cần phải thực hiện đồng bộ và kiên trì các khâu sau: luôn nâng cao trình độ cho đội ngũ CBGD, thường xuyên đổi mới nội dung giảng dạy, xây dựng PTN Lọc – Hóa dầu trọng điểm, vận hành và quản lý hiệu quả Phòng thí nghiệm về LNG để giúp ích cho công tác NCKH của CBGD cũng như sinh viên và học viên cao học, đặc biệt là luôn cập nhật tình hình phát triển công nghệ trong nước và trên thế giới.

Mở rộng hợp tác và giao lưu với các cơ quan ngoài như Công ty, Viện nghiên cứu, các Nhà máy và cơ sở có liên quan đến hoạt động chế biến dầu khí và hóa dâu. Đó là cách bù đắp những thiếu hụt vè thực hành tại PTN của trường và là cơ hội cho sinh viên được thể hiện tính độc lập, sáng tạo, năng động không những trong công tác chuyên môn mà còn là trường học trau dồi đạo đức, đặc biệt là văn hóa ứng xử.

5. Các hình thức khen thưởng của tập thể và cá nhân trong đơn vị

Tập thể Bộ môn từ những ngày đầu thành lập đến nay năm nào cũng đạt danh hiệu Tập thể lao động tiên tiến của Trường Đại học Mỏ - Địa chất.

- Tập thể lao động xuất sắc của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong các năm: 2005, 2006, 2009, 2011, 2013, 2014, 2015, 2016, 2017, 2021, 2022.

- Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2003, 2009, 2022

- Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ (giai đoạn từ 2007 đến 2010).  

- Bằng khen của Bô trưởng Bộ Giáo dục khen tặng Đạt thành tích xuất sắc trong tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên năm học 2014.

- Bằng khen của Bô trưởng Bộ Giáo dục khen tặng đã có thành tích xuất sắc trong quá trình xây dựng và phát triển (20 năm thành lập - giai đoạn từ 1994 đến 2014 và 30 năm thành lập – giai đoạn 1994 - 2024)

- Bằng khen của Bô trưởng Bộ Giáo dục khen tặng đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hai năm liên tục từ năm học 2020-2021 đến năm học 2021-2022.

- Cùng nhiều bằng khen, giấy khen của các tổ chức đơn vị khác.