Văn phòng: Phòng 608, Nhà C12 tầng, Trường Đại học Mỏ-Địa chất

Địa chỉ: Số 18, phố Viên, Phường Đức Thắng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 043 7522492

Email: diasinhthai-cnmt@humg.edu.vn

  1. Giới thiệu chung:

- Bộ môn Địa Sinh thái và Công nghệ Môi trường thành lập theo Quyết định số 403/QĐ-MĐC ngày 28 tháng 5 năm 2005 của Hiệu trưởng Trường Đại học Mỏ - Địa chất.

- Bộ môn hiện nay có 11 cán bộ giảng dạy, trong đó có 01 PGS, 06 TS, 02 NCS (01 NCS đang học tập tại CHLB Đức), 05 ThS, 01 Giảng viên cao cấp và 06 Giảng viên chính.

- Bộ môn đảm nhận công tác giảng dạy và đào tạo nhân lực Ngành Kỹ thuật môi trường ở cả 03 trình độ: Kỹ sư, Thạc sĩ, Tiến sĩ và ngành Quản lý tài nguyên và môi trường.    

- Bộ môn đang quản lý hơn 30 môn học, 01 phòng thí nghiệm tăng cường năng lực Địa sinh thái – Địa môi trường phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học.

  1. Hoạt động chính và kết quả đạt được:

- Bộ môn đào tạo các bậc cao đẳng, đại học và trên đại học (Thạc sĩ, Tiến sĩ) các chuyên ngành môi trường và các môn học khác cho các ngành có liên quan trong Trường.

- Xây dựng chương trình đào tạo các chuyên ngành.

- Tổ chức nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ phục vụ sản xuất.

- Hợp tác quốc tế thuộc các lĩnh vực chuyên môn.

- Xây dựng, bồi dưỡng và quản lý đội ngũ cán bộ để nâng cao trình độ chuyên môn, xây dựng và phát triển bộ môn, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Đến nay đã đào tạo gần 600 kỹ sư.

- Bộ môn đã xuất bản nhiều bài giảng, giáo trình cấp trường, cấp Nhà xuất bản phục vụ đào tạo Đại học và Cao học.

- Chủ trì và tham gia nhiều công trình nghiên cứu khoa học với trên 20 Đề tài cấp Nhà nước/Bộ, 03 Đề tài Quỹ Nafosted, gần 30 đề tài cấp cơ sở, hơn 20 bài báo Tạp chí quốc tế thuộc danh mục ISI/Scopus, 70 bài báo Tạp chí trong nước, 40 bài báo Hội thảo quốc tế và 60 bài báo Hội thảo trong nước.

- Cán bộ bộ môn đã tham gia hàng chục đề tài, dự án nghiên cứu khoa học phục vụ sản xuất, dự án Hợp tác quốc tế với Tây Ban Nha, Đức, Nhật Bản, Ba Lan, IAEA,…).

- Hướng dẫn nghiên cứu khoa học sinh viên cho hàng chục lượt sinh viên (liên tục các năm). Nhiều đề tài NCKH sinh viên tiêu biểu đã được chọn tham gia “Tài năng Khoa học trẻ”, đạt giải cao trong Trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo, có nhóm sinh viên đạt giải 3 Vifotec. Nhiều sinh viên của bộ môn tham gia và đạt kết quả cao tại các hội thi về Môi trường trong nước và quốc tế. Cán bộ bộ môn còn hỗ trợ sinh viên tham gia hoạt động Khởi nghiệp sáng tạo…

  1. Mục tiêu và định hướng phát triển
  • Xây dựng Bộ môn thành một đơn vị có tiềm lực khoa học, có uy tín trong giảng dạy và NCKH. Không ngừng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, tiếp cận những tiến bộ khoa học kỹ thuật, đổi mới phương pháp giảng dạy để đảm bảo chất lượng giảng dạy, đáp ứng nhu cầu đào tạo trong giai đoạn mới;
  • Tăng cường hợp tác NCKH với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Xây dựng và tham gia các đề tài cấp Nhà nước, Bộ, tỉnh/thành phố và các dự án Hợp tác quốc tế;
  • Nâng cao số lượng các công bố khoa học, xuất bản trên các Tạp chí quốc tế thuộc danh mục ISI/Scopus, sách quốc tế Springer…
  • Tiếp tục triển khai công tác biên soạn giáo trình, bài giảng xuất bản cấp Nhà xuất bản phục vụ các bậc đào tạo ngành Kỹ thuật Môi trường.
  1. Khen thưởng

Tập thể:

  • Bằng khen của Liên hiệp các hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam;
  • Bằng khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
  • Nhiều Giấy khen của Trường đại học Mỏ - Địa Chất (Chi bộ, Chính quyền, Công đoàn, Đoàn thanh niên);
  • Nhiều năm đạt danh hiệu Tập thể Lao động Tiên tiến, Lao động xuất sắc.

Cá nhân:

+ Bằng khen Thủ tướng Chính phủ;

+ Chiến sĩ thi đua cấp Bộ Giáo dục và Đào tạo;

+ Bằng khen Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

+ Bằng khen Liên đoàn Lao động Việt Nam;

+ Bằng khen Công đoàn Giáo dục Việt Nam;

+ Bằng khen của Liên hiệp các hội và khoa học kỹ thuật Việt Nam;

+ Bằng khen của Tổng hội Địa chất Việt Nam, Hội Địa chất thuỷ văn Việt Nam;

+ Nhiều Giấy khen các cấp uỷ Đảng, Chính quyền, Công Đoàn, Đoàn thanh niên của Trường Đại học Mỏ - Địa chất.