Văn phòng: Phòng 408, Tầng 4, Nhà C 12 tầng, Khu A - Trường Đại học Mỏ - Địa chất

Địa chỉ: Số 18, phố Viên,·phường Đức Thắng, quận Bắc Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 0243 8387809

Email: diachatthuyvan@humg.edu.vn

I. Thông tin chung

1. Giới thiệu

Bộ môn Địa chất thuỷ văn, khoa Địa chất, trường Đại học Mỏ - Địa chất được thành lập tháng 10 năm 1967. Từ năm 1978, Bộ môn được phép đào tạo tiến sĩ trong nước. Từ năm 1981 đến nay, Bộ môn Địa chất thủy văn liên tục tham gia, chủ trì nhiều đề tài trọng điểm cấp Nhà nước, cấp Bộ. Năm 1994, Bộ môn đã được tặng Huân chương lao động hạng Ba. Trải qua hơn 50 năm xây dựng và phát triển, Bộ môn vinh dự có 2 thầy được bầu và bổ nhiệm giữ chức vụ Hiệu trưởng Nhà trường và nhiều thầy, cô giữ các chức vụ quan trọng của Trường, Khoa. Bộ môn đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp đào tạo cán bộ ĐCTV-ĐCCT cho đất nước, đồng thời tích cực tham gia nghiên cứu khoa học, điều tra, tìm kiếm, thăm dò, khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên môi trường nước dưới đất phục vụ phát triển kinh tế xã hội trên khắp mọi miền của Tổ quốc.

2. Cơ cấu cán bộ, viên chức trong đơn vị

Bộ môn hiện có 11 cán bộ, trong đó có 01 Phó giáo sư, 04 Tiến Sĩ và 07 Thạc Sĩ (trong đó 04 cán bộ đang làm NCS trong nước và nước ngoài).

3. Cơ sở vật chất và phòng thí nghiệm

Bộ môn có 01 phòng thí nghiệm Thủy động lực, phòng thí nghiệm phân tích  nước và môi trường, 1 phòng thiết bị hiện trường, 1 bãi thực tập tại Lạng Sơn và 1 bãi thí nghiệm khu B - trường ĐH Mỏ - Địa chất với nhiều trang thiết bị, máy móc phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực địa chất thủy văn - địa chất công trình (ĐCTV - ĐCCT).

4. Hoạt động chính và những kết quả đạt được

Bộ môn Địa chất Thuỷ văn là một Bộ môn chuyên ngành lớn của trường Đại học Mỏ - Địa chất có uy tín trong công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ trong các lĩnh vực địa chất thủy văn, địa chất công trình.

Công tác đào tạo:

Chương trình đào tạo theo 2 bậc: Bậc đại học với văn bằng Kỹ sư Kỹ thuật Địa chất, chuyên ngành ĐCTV – ĐCCT; Bậc sau đại học, gồm cao học và NCS với các văn bằng Thạc sĩ khoa học và Tiến sĩ Kỹ thuật Địa chất (chuyên ngành ĐCTV);

Đào tạo các Kỹ sư Kỹ thuật Địa chất chuyên ngành ĐCTV - ĐCCT có khả năng nghiên cứu, thiết kế phương án, tổ chức thi công các phương án điều tra, đánh giá, khai thác, quản lý bảo vệ tài nguyên nước dưới đất và khảo sát ĐCCT phục vụ phát triển kinh tế xã hội;

Đào tạo Thạc sĩ, Tiến sĩ chuyên ngành ĐCTV nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao trong nghiên cứu khoa học, giảng dạy, quản lý và điều hành sản xuất.

Các lĩnh vực đào tạo chuyên sâu:

Địa chất thủy văn khu vực

Thủy địa hóa và môi trường

Động lực học nước dưới đất

Cấp nước và xử lý nước cấp

ĐCTV công trình ngầm và mỏ

Quản lý và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất

ĐCTV viễn thám

ĐCTV đồng vị

ĐCTV động lực

Đánh giá điều kiện địa chất thủy văn phục vụ công tác khảo sát thiết kế, thi công và xử lý nền móng các công trình công nghiệp, dân dụng, thủy công, mỏ...

Nghiên cứu, triển khai, ứng dụng khoa học, kỹ thuật và chuyển giao công nghệ mới vào thực tế sản xuất trong lĩnh vực ĐCTV - ĐCCT nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và trình độ chuyên môn;

Hợp tác Quốc tế trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Hoạt động đào tạo

Bộ môn ĐCTV đã đào tạo được trên 3000 kỹ sư, hơn 200 thạc sĩ, hơn 30 tiến sĩ. Hàng năm đào tạo 250 sinh viên, 20 học viên cao học và hiện đang đào tạo 4 nghiên cứu sinh chuyên ngành ĐCTV.

Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ

Trong các giai đoạn phát triển kinh tế xã hội của đất nước, từ năm 1980 đến nay Bộ môn đã liên tục chủ trì 15 đề tài, dự án cấp Nhà nước, 25 đề tài khoa học trọng điểm cấp Bộ, hơn 80 đề tài cấp Bộ và hàng trăm đề tài phục vụ sản xuất.

Hoạt động đối ngoại và các hoạt động khác

Bộ môn đã và đang duy trì, phát triển quan hệ hợp tác với nhiều Trường Đại học, Viện và cơ quan ở các nước: Pháp, Mỹ, Đan Mạch, Ba Lan, Phần Lan, Thuỵ Điển, Italia,Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Đức, Hà Lan, Đài Loan, Nga, ...;

Thực hiện các dự án nghiên cứu với Pháp, Đức, Ba Lan, Thuỵ Điển, Đan Mạch, Phần Lan và Nhật Bản...;

Sinh hoạt học thuật được đẩy mạnh, tham gia các cuộc hội thảo, các chương trình đào tạo trong nước và Quốc tế, trao đổi giảng viên với Đại học Công nghệ AGH (Ba Lan);

Cùng tham gia hướng dẫn nghiên cứu sinh, thạc sĩ với các trường Đại học, Viện khoa học nước ngoài;

Hàng năm Bộ môn ĐCTV hợp tác với trường Đại học Miami - Hoa Kỳ đào tạo 20 - 25 sinh viên, học viên cao học của Hoa Kỳ và Việt Nam về Tài nguyên nước.

5. Mục tiêu và định hướng phát triển

Duy trì quy mô đào tạo mỗi năm tuyển sinh 30 sinh viên;

Tập trung đẩy mạnh và phát triển đào tạo sau đại học;

Từng bước nâng cao và hoàn thiện chương trình đào tạo tín chỉ theo hướng tiếp cận với chương trình đào tạo của các nước phát triển. Nâng cao chất lượng đầu ra đáp ứng nhu cầu cung cấp nguồn nhân lực hội nhập quốc tế và khu vực.

Mở rộng và phát triển hợp tác đào tạo sau đại học, NCKH với các nước phát triển trên thế giới và trong khu vực.

Các lĩnh vực hoạt động và nghiên cứu khoa học trong thời gian tới bao gồm:

Điều tra, đánh giá nguồn nước dưới đất phục vụ phát triển kinh tế xã hội;

Lập cân bằng, quy hoạch, khai thác, sử dụng hợp lý và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất;

Nghiên cứu, xác định các thông số ĐCTV, các thông số môi trường địa chất;

Áp dụng các phương pháp hiện đại như viễn thám, đồng vị, cổ ĐCTV để giải quyết các vấn đề về tuổi, nguồn gốc và sự hình thành thành phần hóa học nước dưới đất;

Ứng dụng công nghệ tin học giải quyết các bài toán ĐCTV, quản lý và phát triển tài nguyên nước, xây dựng cơ sở dữ liệu;

Quản lý khai thác, sử dụng tài nguyên nước, đánh giá hiện trạng và quy hoạch tổng thể vệ sinh môi trường;

Tính toán và thiết kế thoát nước mỏ và công trình ngầm, đánh giá trữ lượng nước dưới đất, đánh giá sự dịch chuyển vật chất trong nước dưới đất. Điều tra đánh giá tình trạng nhiễm bẩn và cạn kiệt nước dưới đất;

Điều tra đánh giá tài nguyên nước khoáng, nóng và nước công nghiệp;

Nghiên cứu, áp dụng các công nghệ phân tích nước, xử lý nước cho ăn uống, nước thải, nước rác;

Nghiên cứu, tính toán xây dựng các công trình bổ sung nhân tạo nước dưới đất;

Đánh giá tác động môi trường, xây dựng các quy trình, quy phạm, hướng dẫn kỹ thuật khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên môi trường nước dưới đất…;

Khảo sát địa chất công trình, địa kỹ thuật phục vụ xây dựng các công trình công nghiệp, dân dụng, khai thác mỏ...;

Nghiên cứu đánh giá sự dịch chuyển vật chất trong môi trường bão hòa nước;

Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn và nước biển dâng đến tài nguyên nước dưới đất.

6. Khen thưởng

Bộ môn đã được Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam thưởng huân chương lao động hang Ba năm 1994; nhiều lần được Thủ tướng Chính phủ; Bộ Giáo Dục và Đào Tạo tặng bằng khen, giấy khen các loại.

II. Ban lãnh đạo Bộ môn

- Trưởng Bộ môn: TS Nguyễn Bách Thảo

- Phó trưởng Bộ môn: TS Trần Quang Tuấn

III. Các thành viên Bộ môn

- Cán bộ giảng dạy:

1. TS Nguyễn Bách Thảo

2. TS Dương Thị Thanh Thủy

3. ThS Vũ Thu Hiền

4. TS Trần Vũ Long

5. ThS Vũ Văn Hưng

6. TS Trần Quang Tuấn

7. ThS Đào Đức Bằng

8. ThS Nguyễn Hữu Mạnh

 

IV. Liên kết ngoài như mạng xã hội (nếu có)

https://www.facebook.com/bomondiachatthuyvan/