Văn phòng: Phòng 207, Tầng 2, Nhà F, khu A, Trường ĐH Mỏ-Địa chất

Địa chỉ: Số 18, phố Viên, Phường Đức Thắng, Quận Bắc Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 043 7525301

Email: xdhtcs@humg.edu.vn

1. Giới thiệu chung về lịch sử phát triển

Bộ môn Xây dựng Hạ tầng Cơ sở, Khoa Xây dựng được thành lập theo quyết định số 843/QĐ-MĐC ngày 26 tháng 12 năm 2010 của Hiệu trưởng trường Đại học Mỏ-Địa chất nhằm phục vụ chuyên ngành đào tạo kỹ sư Xây dựng Hạ tầng Cơ sở. Đến ngày 29 tháng 2 năm 2012, Hiệu trưởng Trường Đại học Mỏ-Địa chất ký quyết định 159/QĐ-MĐC về việc mở chuyên ngành đào tạo Xây dựng Hạ tầng Cơ sở. Từ năm học 2012-2013, Bộ môn bắt đầu tuyển sinh khóa sinh viên đầu tiên (K57) theo học chuyên ngành. Thành quả đó là sự ghi nhận những nỗ lực to lớn của tập thể cán bộ - viên chức trong Bộ môn, sự giúp đỡ và chỉ đạo tận tình, sát sao của Ban chủ nhiệm Khoa Xây dựng cũng như Ban Giám hiệu Trường Đại học Mỏ-Địa chất.
Đến nay, sau 07 năm thành lập và phát triển, Bộ môn Xây dựng Hạ tầng Cơ sở đã có những bước phát triển mạnh mẽ và vững chắc trên tất cả các mặt từ xây dựng đội ngũ cán bộ giảng dạy, xây dựng cơ cấu học thuật, triển khai đào tạo bậc đại học chính quy, xây dựng cơ sở vật chất, quản lý sinh viên, đối ngoại và hợp tác quốc tế,… Những thành tựu đó đã tạo tiền đề vô cùng thuận lợi để Bộ môn Xây dựng Hạ tầng Cơ sở tiếp tục phát triển trong thời gian tới.

2. Cơ cấu cán bộ, viên chức trong đơn vị

Hiện nay, Bộ môn Xây dựng hạ tầng cơ sở có 10 cán bộ trong đó có 01 NGND.PGS.TS, 04 TS (trong đó có 01 TS đang làm Postdoc tại Hà Lan), 03 giảng viên đang làm NCS tại nước ngoài (Pháp, Newzealand), 02 ThS.

3. Hoạt động chính và kết quả đạt được của đơn vị

Bộ môn Xây dựng Hạ tầng Cơ sở đã và đang phụ trách Chuyên ngành Xây dựng Hạ tầng Cơ sở đào tạo tổng cộng 05 khóa sinh viên chính quy bậc đại học với hơn 200 sinh viên, trong đó khóa sinh viên đầu tiên của Bộ môn (K57) đã tốt nghiệp trong năm học 2016-2017. Các cán bộ của Bộ môn đã và đang tham gia thực hiện 02 đề tài cấp Nhà nước; 04 đề tài cấp Bộ, trong đó chủ trì 02 đề tài và tham gia 02; 03 đề tài cấp tỉnh, thành phố, 01 đề tài cấp Trường; đã in 05 sách chuyên khảo tại Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật; nhiều bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành quốc tế (07 Bài báo thuộc danh mục ISI) và trong nước cùng hàng chục bài báo trong các hội thảo quốc tế.
Trong suốt 07 năm qua, theo định hướng phát triển chuyên môn và đào tạo tiến sĩ ở nước ngoài của nhà trường, Bộ môn đã cử đi đào tạo tiến sĩ tại nước ngoài 06 cán bộ (01 Hà Lan, 01 Canada, 01 Trung Quốc, 01 New Zealand, 02 Pháp). Ban chủ nhiệm Bộ môn Xây dựng Hạ tầng Cơ sở và các cán bộ viên chức vẫn tiếp tục duy trì quan hệ hợp tác với các nhà khoa học tại các trường đại học trên thế giới (Nga, Pháp, New Zealand, Hà Lan, Canada, Trung Quốc, …) thông qua đội ngũ đông đảo các thầy cô đã và đang học cao học, làm NCS tại nước ngoài. Thường xuyên tăng cường trao đổi kinh nghiệm nghiên cứu, giảng dạy và hợp tác trên nhiều lĩnh vực, tạo cầu nối tiến tới hợp tác toàn diện bằng các đề án hợp tác song phương về nghiên cứu khoa học và đào tạo.

4. Mục tiêu và Định hướng phát triển 

  • Công tác đào tạo

Trong những năm tới, Bộ môn tiếp tục hoàn thành các giáo trình, bài giảng cấp trường và cấp nhà xuất bản để phục vụ công tác đào tạo và NCKH. Mở chuyên ngành đào tạo cao học Hạ tầng cơ sở. Xây dựng các chương trình đào tạo cho các cơ sở sản xuất. Hợp tác xây dựng, tiến đến triển khai thực hiện các chương trình đào tạo chất lượng cao, đặc biệt là mô hình đào tạo kết hợp với các trường nước ngoài. Mở chuyên ngành đào tạo cao học Hạ tầng cơ sở.

  • Công tác cán bộ

Khuyến khích cán bộ trẻ phấn đấu trong việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và ngoại ngữ, cũng như cống hiến cho công tác phong trào của Bộ môn, có hình thức khen thưởng cụ thể với những cán bộ có thành tích xuất sắc. Lên kế hoạch dự giờ dạy của cán bộ, nhất là cán bộ trẻ. Tạo điều kiện để cán bộ đi làm nghiên cứu sinh ở nước ngoài.

  • Đề tài công trình NCKH và Dự án

Tiếp tục tham gia thực hiện đề tài NCKH các cấp, các đề tài, hợp đồng phục vụ sản xuất, các khóa đào tạo ngắn hạn và dài hạn. Tìm kiếm các nguồn kinh phí đề tài NCKH phục vụ sản xuất. Khuyến khích, tạo điều kiện và cơ chế để cán bộ trẻ mạnh dạn chủ trì và tham gia đề tài các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở.

  • Quan hệ hợp tác Quốc tế, Doanh nghiệp và Đào tạo

Duy trì hợp tác với các trường Đại học nơi các giảng viên của Bộ môn được cử đi đào tạo nghiên cứu sinh như: Đại học công nghệ Troyes (Pháp), Đại học công nghệ DELFT (Hà Lan), Đại học Laval (Canada), Đại học khoa học địa chất (Trung Quốc), Đại học Grenoble (Pháp).
Để triển khai các nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học, bộ môn Xây dựng hạ tầng cơ sở tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác hiệu quả với các cơ quan trong nước (như các công ty xây dựng, Viện nghiên cứu, thiết kế, Trường Đại học…),

  • Tài liệu Sách, Giáo trình và Bài giảng 

Bổ sung, hoàn thiện giáo trình; cập nhật những nội dung kiến thức và công nghệ mới vào bài giảng, giáo trình. Viết sách, giáo trình phục vụ đào tạo cao học

  • Công tác đoàn thể

Tiếp tục động viên, khuyến khích các cán bộ trong Bộ môn tích cực đóng góp vào hoạt động đoàn thể của Khoa Xây dựng và Trường Đại học Mỏ-Địa chất.

  • Công tác và hoạt động sinh viên

Đồng hành cùng sinh viên trong các hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học, các công tác tình nguyện và các phong trào thanh niên.

5. Khen thưởng

  • Tập thể:
  • Cá nhân: