Văn phòng: Phòng 402&403 nhà C12 tầng, Trường đại học Mỏ – Địa chất

Địa chỉ: Số 18, phố Viên,·phường Đức Thắng, quận Bắc Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 024 38383100

Email: diachatcongtrinh@humg.edu.vn

 

I. Thông tin chung

1. Giới thiệu

Bộ môn Địa chất công trình (ĐCCT) ra đời từ năm 1961. Nhiệm vụ của Bộ môn là quản lý, đào tạo ngành Địa kỹ thuật xây dựng và chuyên ngành Địa chất công trình – Địa kỹ thuật ở cả bậc đại học và sau đại học; thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và sản xuất; cung cấp các dịch vụ đào tạo, tư vấn nghề nghiệp và phản biện khoa học.

Cán bộ Bộ môn Địa chất công trình

2. Cơ cấu cán bộ, viên chức trong đơn vị

Bộ môn có 3 nhóm chuyên môn: "Đất đá xây dựng và kỹ thuật cải tạo"; "Địa chất công trình – Địa động lực công trình và môi trường" và "Cơ học đất đá và kỹ thuật nền móng". Cơ cấu cán bộ tính đến tháng 06 năm 2024 có 13 người, gồm 11 cán bộ giảng dạy, 01 Trợ giảng, 01 cán bộ phục vụ giảng dạy, trong đó có 2PGS.TS; 3GVC.TS; 2GV.TS; 1GVC.ThS; 1GV.ThS, 2ThS. TG, 01 ThS.CBPVGD, 01TS đang nghiên cứu sau tiến sĩ ở Canada.

3. Cơ sở vật chất và phòng thí nghiệm

Phòng thí nghiệm (PTN) Địa kỹ thuật công trình được đầu tư của Nhà nước từ 2 Dự án "Phát triển Giáo dục đại học" và " Nâng cao năng lực nghiên cứu cho Phòng thí nghiệm Địa kỹ thuật công trình" với các thiết bị hiện đại ở trong phòng và ngoài trời, thực hiện theo quyết định LAS XD 928 & ISO 9001-2008. PTN có thể phân tích nhiều chỉ tiêu đặc biệt của đất đá như thí nghiệm 3 trục đất đá; tính chất cơ học động của đất nền (độ bền & biến dạng); hóa lỏng của cát; thí nghiệm CRS; cố kết đẳng hướng & hướng tâm vv…. Các thiết bị hiện đại nói trên đã phục vụ có hiệu quả cho công tác đào tạo, NCKH và triển khai công nghệ trong lĩnh vực ĐCCT - ĐKT.

Một số hình ảnh hoạt động của Phòng Thí nghiệm Địa kỹ thuật công trình

 

4. Hoạt động chính và những kết quả đạt được

- Công tác đào tạo: Trong 55 năm xây dựng và phát triển (1961-2016), Bộ môn ĐCCT đã đào tạo được gần 5000 kỹ sư; 250 thạc sỹ; 21 tiến sỹ.  Hiện nay, mỗi năm Bộ môn đào tạo khoảng 50-100 kỹ sư, 10 thạc sỹ. Nội dung đào tạo đã chuyển dần sang hướng Địa kỹ thuật để phù hợp với nhu cầu của thực tiễn sản xuất. Bộ môn đảm nhiệm giảng dạy 16 giáo trình cho bậc đại học và 16 giáo trình cho bậc sau đại học.

Nhóm sinh viên Lớp ĐCCT K59 đạt giải nhất Eureka 2018

- Đề tài công trình NCKH và dự án: Bộ môn đã thực hiện 8 đề tài cấp Nhà nước, 22 đề tài cấp Bộ, Thành phố, trọng điểm cấp Bộ và Thành phố; đã thực hiện hàng nghìn hợp đồng triển khai công nghệ và phục vụ sản xuất; đã công bố hàng trăm bài báo và báo cáo KH trên các tạp chí, tuyển tập hội nghị khoa học trong nước và quốc tế. Việc triển khai các đề tài NCKH đã giúp cho cán bộ Bộ môn hoàn thành được 2 luận án Tiến sĩ khoa học, 12 luận án Tiến sĩ, 20 luận văn Thạc sĩ.

                                                         Bảo vệ luận án Tiến sĩ cấp trường của NCS do Bộ môn Quản lý

- Quan hệ hợp tác quốc tế, doanh nghiệp và đào tạo: Trong những năm gần đây hoạt động đối ngoại của Bộ môn đã có nhiều chuyển biến tích cực như: đã đẩy mạnh sinh hoạt học thuật, tham gia các hội thảo trong nước và quốc tế; các thành viên Bộ môn là nòng cốt của Hội ĐCCT và MT Việt Nam, đóng vai trò chủ đạo trong việc xuất bản tạp chí khoa học ĐCCT&MT (ra số đầu tiên vào 7/2004), tham gia tổ chức thành công Hội thảo quốc tế về "Nền đất yếu - Phương pháp khảo sát và xử lý" với Công ty TNHH Tư vấn Fukken Minami (Japan) và Hội nghị KH toàn quốc về ĐCCT & MT (2008), tham gia các hội thảo quốc tế HUEGEOENGINEERING 2012, HANOIGEO 2015 và VIET-POL2015. Tổ chức nhiều hội nghị quốc gia và quốc tế (HueGeo2012, HanoiGeo2015, VietGeo2016, VietGeo2018, VietGeo2019, ACEA-VietGeo2021, VietGeo2023)….Bộ môn đã có quan hệ hợp tác với nhiều Bộ, Ngành, các trường Đại học và Viện nghiên cứu. các Công ty và Tổng Công ty trong nước và liên doanh với nước ngoài….; mở rộng và tăng cường trao đổi hợp tác với các trường đại học của các nước như Nga,Trung Quốc, Mỹ, Anh, Pháp, Bỉ, Nhật Bản,  Hàn Quốc, Thái Lan, …. nhằm học tập kinh nghiệm đào tạo, NCKH và tìm kiếm khả năng hợp tác, nâng cao trình độ cho cán bộ Bộ môn.

Hợp tác tổ chức nhiều hội thảo quốc tế

- Tài liệu sách, giáo trình và bài giảng: Bộ môn đang triển khai rà soát, xây dựng kế hoạch bổ sung, chỉnh sửa sách, giáo trình cho phù hợp với ngành và chuyên ngành đào tạo trong tình hình mới.

- Công tác đoàn thể: vai trò của công tác công đoàn, đoàn thanh niên trong việc thực hiện nhiệm vụ của Bộ môn được đề cao, trong đó đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học và tham gia sản xuất, xây dựng kế hoạch học tập nâng cao trình độ nhằm nâng cao đời sống và cơ hội hoạt động nghề nghiệp cho CBNV.

- Công tác và hoạt động sinh viên: Công tác giáo viên chủ nhiệm và cố vấn học tập được chú trọng, đảm bảo tốt nhất công tác quản lý sinh viên, định hướng nghề nghiệp, cố vấn học tập và hỗ trợ các hoạt động phong trào của sinh viên.

5. Mục tiêu và định hướng phát triển

- Công tác đào tạo: Tăng cường công tác thông tin, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ làm công tác  ĐCCT-ĐKT; đổi mới phương pháp và nội dung đào tạo theo hướng hội nhập với khu vực và thế giới.

- Công tác cán bộ: Định hướng phát triển Bộ môn trong những năm sắp tới: xây dựng đội ngũ CBGD có năng lực chuyên môn cao; xây dựng và phát triển các phòng TN hiện đại hoạt động có tính chuyên nghiệp

- Đề tài, công trình nghiên cứu khoa học và dự án: tiếp tục hướng nghiên cứu ĐCCT khu vực gắn với nghiên cứu môi trường địa chất trên đất liền, trên biển và hải đảo; nghiên cứu ĐCCT biển; các vấn đề liên quan đến tai biến địa chất và biến đổi khí hậu, đất yếu và kỹ thuật xử lý đất yếu; các vấn đề ĐKT liên quan đến công trình ngầm; các thiết bị và công nghệ quan trắc; nghiên cứu tính chất cơ học động của đất…

- Quan hệ hợp tác quốc tế, doanh nghiệp và đào tạo: Tiếp tục đẩy mạnh hợp tác quốc tế về đào tạo đặc biệt là đào tạo sau đại học, định hướng hợp tác song phương trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ; Mở ra và thúc đẩy hướng hợp tác với các doanh nghiệp về đào tạo và chuyển giao công nghệ.

- Tài liệu sách, giáo trình và bài giảng: Hoàn thiện bộ giáo trình, bài giảng phục vụ đào tạo ngành Địa kỹ thuật xây dựng, chuyên ngành ĐCCT – ĐKT ở bậc đại học và cao học; Kết hợp với một số đơn vị ngoài xuất bản sách chuyên khảo thuộc lĩnh vực đào tạo.

- Công tác đoàn thể: Tiếp tục đẩy mạnh vai trò của công tác công đoàn, đoàn thanh niên theo hướng tự chủ công việc, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học và tham gia sản xuất, xây dựng kế hoạch học tập nâng cao trình độ nhằm nâng cao đời sống và cơ hội hoạt động nghề nghiệp cho CBNV.

- Công tác và hoạt động sinh viên: Phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm, vai trò của lãnh đạo bộ môn trong công tác quản lý, cố vấn học tập, . . .

6. Khen thưởng

Bộ môn đã được tặng thưởng: 1 Huân chương Lao động Hạng 3, nhiều Bằng khen của Chính phủ, Bộ GD & ĐT, nhiều giấy khen của Trường Đại học Mỏ - Địa chất. Các cá nhân đã được tặng thưởng: 2 gải thưởng Hồ Chí Minh (đồng tác giả) về hoạt động KHCN; 19 Huân, Huy chương và Kỷ niệm chương các loại; 9 Bằng khen của Chính phủ; 28 Bằng khen của Bộ GD & ĐT; nhiều giấy khen của Trường ĐH Mỏ - Địa chất; 2 cá nhân đạt danh hiệu "Người tốt, việc tốt"; 2 Nhà giáo vinh dự được nhận danh hiệu "Nhà giáo Nhân dân"; 2 Nhà giáo vinh dự được nhận danh hiệu "Nhà giáo Ưu tú".

II. Ban lãnh đạo Bộ môn

- Trưởng Bộ môn: PGS.TS Bùi Trường Sơn

- Phó trưởng Bộ môn: TS Nguyễn Văn Phóng

                           PGS.TS Nguyễn Thị Nụ

III. Các thành viên Bộ môn

- Cán bộ giảng dạy:

1. PGS.TS Bùi Trường Sơn

2. GVC.TS Nguyễn Văn Phóng

3. PGS.TS Nguyễn Thị Nụ

4. GVC.TS Nhữ Việt Hà

5. TS Phạm Thị Việt Nga

6. TS Dương Văn Bình

7. TS Bùi Văn Bình

8. TS Nguyễn Ngọc Dũng

9. GVC.TS Nguyễn Thành Dương

10. ThS Nguyễn Văn Hùng

- Cán bộ trợ giảng:

1. ThS Phạm Thị Ngọc Hà

- Cán bộ phục vụ giảng dạy:

2. ThS Phùng Hữu Hải

IV. Liên kết ngoài như mạng xã hội:

https://www.facebook.com/diakythuathumg/